Thực trạng tổ chức, chỉ đạo triển khai hoạt động phát triển năng lực tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 73 - 75)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo

2.4.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo triển khai hoạt động phát triển năng lực tổ

hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Nhằm đánh giá thực trạng tổ chức, chỉ đạo triển khai các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 (mục 2, phụ lục 1) và câu hỏi 7 (phụ lục 2), kết quả thu được ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo triển khai hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường Tiểu học

thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (n=355)

STT Nội dung Không hiệu quả Hiệu quả thấp Tương đối hiệu quả bản hiệu quả Hoàn toàn hiệu quả Điểm TB Thứ bậc 1 Tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực trạng năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên

32 44 60 91 128 3,67 1

2 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn

tổ chuyên môn về HĐTN 39 67 89 88 72 3,25 5

3 Cử giáo viên tham gia các khóa

bồi dưỡng, tập huấn về HĐTN 30 42 91 108 84 3,49 2 4 Triển khai xây dựng kế hoạch

HĐTN học kỳ/ năm học 22 48 101 104 80 3,48 3

5

Chỉ đạo triển khai các hoạt động cấp tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch HĐTN cho học kỳ/ năm học cho từng khối lớp

31 46 91 102 85 3,46 4

6

Chỉ đạo phân công giáo viên hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng và ổ chức kế hoạch HĐTN theo khối lớp

45 62 96 103 49 3,14 7

7

Chỉ đạo chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động chuyên môn để phát triển NL tổ chức HĐTN

41 61 103 94 56 3,18 6

Điểm TBC 3,38

Kết quả đánh giá của các khách thể về thực trạng tổ chức, chỉ đạo triển khai hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đạt mức trung bình (với ĐTB đạt 3,38). Tuy nhiên các nội dung tổ chức, chỉ đạo khác nhau thì kết quả đánh giá khác nhau:

Các nội dung được đánh giá ở mức độ cao gồm nội dung 1,3,4,5 (điểm TBC lần lượt là 3,67;3,49;3,48;3,46). Thực hiện phỏng vấn CBQL trường tiểu học Cam Đường ghi nhận: “Nhà trường sát sao tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực

HĐTN của GV theo kế hoạch đã đề ra theo tổ chuyên môn, GV từng lớp, GV chủ nhiệm. Tại trường đã thành lập được bộ phận phụ trách HĐTN, đã quy định chức năng, nhiệm vụ các thành viên tham gia; trong quá trình tổ chức bồi dưỡng cho GV đã ln xây dựng chính sách động viên, khuyến khích GV như khen thưởng sau quá trình nâng cao năng lực đối với GV có kết quả tốt, xây dựng chính sách đảm bảo bố trí thời gian, GV thay thế...”.

Các nội dung được đánh giá ở mức độ trung bình gồm nội dung 2,6,7 (điểm TBC lần lượt là 3,25;3,14;3,18). Tìm hiểu về điều này chúng tơi phỏng vấn ý kiến GV trường tiểu học Bắc Cường được biết: “Mặc dù hiệu trưởng thành

lập bộ phận phụ trách HĐTN nhưng các thành viên hoạt động mang tính hình thức, mạnh ai nấy làm, chưa tổ chức họp và chỉnh đốn tại các tổ chuyên môn nên chưa hiệu quả; mỗi giáo viên tham gia tự bồi dưỡng PTNL chưa có sự thay đổi về thái độ, hành vi, kiến thức do GV cịn bị chi phối các cơng việc gia đình, cá nhân. Bên canh đó các điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học, tài liệu giáo trình, kinh phí cho GV hạn chế,...”.

Như vậy, trong thời gian tới hiệu trưởng các nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, tổ chức thực hiện kế hoạch công tác phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên thường xuyên hơn nữa. Công tác chỉ đạo phát triển năng lực HĐTN của GV các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã được Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo, tuy nhiên, hoạt động này chưa tốt ở một số khâu, cơng tác chỉ đạo có lúc chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa các bộ phận đôi khi chưa linh hoạt. Với việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, điều hành như vậy cho thấy, trong thời gian tới CBQL các trường TH cần quan tâm hơn nữa tới công tác PTNL tổ chức HĐTN cho GV các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục các nhà trường nói chung và HĐTN nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 73 - 75)