Chỉ đạo phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 92 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Chỉ đạo phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV thông

3.2. Biện pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo

3.2.3.Chỉ đạo phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV thông

qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học

a. Mục tiêu của biện pháp

Phát huy vai trị của tổ chun mơn trong bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực tổ chức HĐTN cho cán bộ, GV đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của lao động nghề nghiệp. Tăng cường các hoạt động trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm, đặc biệt là sự góp ý ưu điểm và tồn tại cho từng thành viên nhằm nâng cao trình độ phát triển năng lực của tập thể sư phạm, đóng góp trực tiếp cho tổ chức hiệu quả HĐTN cho HS.

Hiệu trưởng trường tiểu học cần thực hiện các nội dung sau: - Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch về HĐTN:

+ Hướng dẫn xây dựng kế hoạch HĐTN của tổ theo năm học, học kỳ và từng tháng theo kế hoạch chung của nhà trường. Tổ chức duyệt kế hoạch HĐTN và tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo định kì. Kế hoạch chun mơn của tổ phải được thơng báo cơng khai tại phịng sinh hoạt của tổ hoặc bảng tin chung của nhà trường.

+ Quy định thời gian sinh hoạt của tổ (2 lần/tháng). Nội dung sinh hoạt tổ phải hướng tới việc trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất nội dung, phương pháp cho từng HĐTN.

+ Chỉ đạo tổ quản lý tốt các buổi HĐTN do tổ chuyên môn tổ chức. Hàng tuần, hàng tháng CBQL cùng với tổ có thể kiểm tra định kì, đột xuất, có tổng kết rút kinh nghiệm, nâng cao ý thức GV trong HĐTN, CBQL thường xuyên kiểm tra kế hoạch và nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn. Tăng cường vai trò của tổ trong điều hành hoạt động chuyên môn của các tổ trong trường.

- Chỉ đạo xây dựng hoạch GV cốt cán hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch HĐTN và tổ chức HĐTN:

+ GV cốt cán báo cáo thực trạng tình hình về năng lực tổ chức HĐTN của GV trong trường.

+ GV cốt cán báo cáo công tác hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch HĐTN và tổ chức HĐTN của GV theo tình huống phát sinh và theo kỳ/năm học. + GV cốt cán lập kế hoạch phương án về nội dung, phương pháp, hình thức khi thực hiện hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch HĐTN và tổ chức HĐTN.

- Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học về tổ chức HĐTN: Tổ trưởng chuyên môn sẽ triển khai đến GV trong bộ môn, TTCM sẽ báo cáo bằng văn bản gửi Hiệu trưởng về công tác SHCM theo hướng nghiên cứu bài học về tổ chức HĐTN từ đó hiệu trưởng mới xác định được thực trạng, nhu cầu phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV.

c. Cách thức tiến hành

Đưa nội dung phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho HS vào đăng kí kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện trong năm học của cá nhân, tổ chuyên môn và nhà trường.

Ban Giám hiệu xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển kiến thức và năng lực tổ chức HĐTN gắn với từng tháng, từng kì học trong năm, thống nhất nội dung và kế hoạch tổ chức, sử dụng biện pháp cụ thể như: từng GV, CBQL tự nghiên cứu, báo cáo - trao đổi kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt, họp tổ; tổ chức Hội thảo chuyên đề; Hội nghị khoa học; Tổ chức đăng kí viết và báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân, của nhóm; khuyến khích từng cá nhân và nhóm thực hành, ứng dụng những nghiên cứu về thiết kế kế hoạch và tổ chức HĐTN tốt vào tổ chức hoạt động cho HS.

Tổ chuyên môn thu thập kết quả đạt được và chưa được về thực hiện năng lực tổ chức HĐTN. Các thành viên trong tổ tham gia ý kiến, phân tích, phát huy, phổ biến kinh nghiệm những kết quả thực hiện tốt đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục những mặt hạn chế.

Quan sát và kiểm tra năng lực tổ chức HĐTN thường xuyên, nhất là đối với GV chưa có nhiều kinh nghiệm. Tùy theo mục đích đánh giá, nhận xét về yêu cầu năng lực cần thực hiện, tổ chun mơn có thể giao cho GV chuẩn bị để tiến hành qua kiểm tra để điều chỉnh, phát triển năng lực.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu các trường TH cần ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung, phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho HS nói riêng.

Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn thông qua những hoạt động sinh hoạt giữa các GV cùng làm công tác chủ nhiệm lớp.

Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chuyên môn thông qua hoạt động sinh hoạt giữa các GV cùng làm công tác chủ nhiệm lớp để GV rèn luyện, thực

hành năng lực tổ chức HĐTN bằng những chuyên đề cụ thể phù hợp với điều kiện và thời gian; các hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm giữa các trường, cụm trường…

Các GV, tổ chun mơn và tổ chủ nhiệm tích cực, chủ động xây dựng nội dung, chương trình, yêu cầu phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV phù hợp với điều kiện thực tiễn đồng thời xây dựng môi trường sư phạm là tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 92 - 95)