Thực trạng phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 63 - 70)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.2. Thực trạng phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường

Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

2.3.2.1. Nhận thức về những năng lực tổ chức HĐTN cần phát triển cho GV tiểu học

Để đánh giá thực trạng nội dung phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi 3, (Phụ lục 1&2) để khảo sát trên CBQL và GV. Kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Nhận thức về những năng lực tổ chức HĐTN cần phát triển cho giáo viên trường tiểu

(n=355) STT Nội dung Hoàn toàn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Điểm TB Thứ bậc 1

Năng lực hiểu chương trình HĐTN cấp tiểu học 18 37 86 101 113 3,72 1 2 Năng lực thiết kế HĐTN cho 1 chủ đề 56 73 91 107 28 2,94 6 3 NL thiết kế kế hoạch HĐTN cho một học kỳ/năm học 45 71 95 110 34 3,05 5 4 NL thiết kế công cụ đánh giá sự tiến bộ của học sinh dựa trên những yêu cầu cần đạt của chủ đề HĐTN

35 52 84 95 89 3,43 3

5

Sử dụng công cụ đánh giá để đánh giá sự tiến bộ học sinh trong HĐTN

49 76 94 76 60 3,06 4

6

Phân tích được những thơng tin đánh giá về sự tiến bộ của học sinh để có kế hoạch điều chỉnh

kế hoạch và cách thức tổ chức HĐTN

Điểm TBC 3,28

Nhận xét bảng 2.5: Kết quả đánh giá thực trạng nội dung phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đạt mức trung bình (với ĐTB đạt 3,28). Tuy nhiên các nội dung khác nhau đánh giá khác nhau:

Các nội dung được đánh giá ở mức độ cao gồm nội dung 1,4,6 (điểm TBC lần lượt là 3,72;3;43;3,50). Khi tìm hiểu về điều này chúng tơi được biết, các nội dung hiện nay mà hiệu trưởng trường tiểu học quan tâm ưu tiên là: Năng lực hiểu chương trình HĐTN cấp tiểu học; NL thiết kế cơng cụ đánh giá sự tiến bộ của học sinh dựa trên những yêu cầu cần đạt của chủ đề HĐTN và Phân tích được những thơng tin đánh giá về sự tiến bộ của học sinh để có kế hoạch điều chỉnh kế hoạch và cách thức tổ chức HĐTN. Khi phỏng vấn CBQL trường TH Kim Đồng chúng tôi ghi nhận “Nhà trường ưu tiên các nội dung trong phát triển năng lực tổ chức

HĐTN của giáo viên vì chúng tơi căn cứ trên thực trạng của đội ngũ GV từ đó có kế hoạch và phương án lựa chọn nội dung phù hợp”.

Các nội dung được đánh giá ở mức độ trung bình gồm 2, 3, 5 (điểm TBC lần lượt là 2,94; 2,05; 3,06). Các nội dung này gồm: Năng lực thiết kế HĐTN cho 1 chủ đề; NL thiết kế kế hoạch HĐTN cho một học kỳ/năm học; Sử dụng công cụ đánh giá để đánh giá sự tiến bộ học sinh trong HĐTN. Khi trao đổi với GV chúng tôi được biết năng lực thiết kế HĐTN theo chủ đề cịn khó khăn đối với một bộ phận GV trẻ tuổi đời và tuổi nghề, GV chưa có kinh nghiệm trong việc đặt tên chủ đề làm sao hấp dẫn, thu hút; một số GV chưa có năng lực do chưa được tham gia bồi dưỡng hoạt động tổ chức HĐTN; việc đánh giá HS còn diễn ra sự lúng túng, GV bộ môn, GV chủ nhiệm lớp, cán bộ phụ trách Đội còn chưa phối hợp nhuần nhuyễn nên chưa thực hiện được hoạt động đánh giá.

Như vậy, các trường TH trên địa bàn thành phố Lào Cai đã bước đầu lựa chọn được các nội dung phù hợp với địa bàn, GV, tình hình nhà trường. Tuy nhiên còn một bộ phận CBQL, GV chưa tham gia và nắm được các nội dung, điều này xuất phát cả từ lý do chủ quan và khách quan. Thời gian tới, hiệu trưởng các trường cần tăng cường các nội dung thiết thực hơn và phải bám sát tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thành phố nhằm triển khai một cách kịp thời và đồng bộ các nội dung giữa các trường. Qua phỏng vấn CBQL tại trường tiểu học Bình Minh chúng tơi ghi nhận: “Một bộ phận giáo viên trong

trường còn chưa dành thời gian nghiên cứu các văn bản của Sở, Phòng GD&ĐT về việc phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV, một bộ phận GV có tuổi nghề cịn trẻ, chưa có kinh nghiệm, cịn chưa chủ động tìm hiểu vấn đề này”. Khi phỏng vấn giáo viên trường tiểu học Bắc Cường chúng tôi được chia sẻ: “Chúng

tơi đều có nhận thức về ý nghĩa của hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV nhà trường, nhưng với GV phụ trách lớp 1,2 chúng tơi rất bận rộn do HS cịn bỡ ngỡ với trường lớp nên thực sự chưa bố trí thời gian hợp lý để tìm hiểu và tham gia…”

2.3.2.2. Nhận thức về các hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về các hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (Phụ lục 1&2) để khảo sát trên CBQL và GV tại 10 trường tiểu học của Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. kết quả thu được qua xử lý ở bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức về hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

(n=355) STT Hình thức Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hồn tồn đồng ý Điểm TB Thứ bậc

1 Cử đi tập huấn và bồi dưỡng về

Hoạt động trải nghiệm 10 32 69 86 158 3,99 1

2 Khảo sát thực trạng năng lực tổ

chức HĐTN của giáo viên 11 35 87 105 117 3,79 3

3

Xác định yêu cầu năng lực tổ chức HĐTN và nhu cầu phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên

21 43 93 109 89 3,57 10

4

Lên kế hoạch giáo viên cốt cán (đã được bồi dưỡng) hỗ trợ phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên cùng tổ/khối

23 35 68 94 135 3,8 2

5

Khuyến khích, động viên, khích lệ giáo viên học tập, tự bồi dưỡng để năng cao năng lực tổ chức HĐTN

22 41 72 89 131 3,75 5

6

Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn về tổ chức HĐTN cho học sinh

18 29 86 116 106 3,74 6

7 Tổ chức các buổi seminar chung

kế HĐTN theo chủ đề (tiết HĐTN sinh hoạt dưới cờ, tiết chuyên biệt HĐTN, tiết sinh hoạt lớp)

8

Tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên môn về xây dựng kế hoạch HĐTN cho học kỳ/năm học

19 40 89 111 96 3,63 9

9

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường về phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN

27 38 90 97 103 3,59 11

10

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường về kiểm tra đánh giá sự tiến bộ học sinh trong HĐTN

19 38 91 106 101 3,65 7

11

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học về tổ chức tiết HĐTN (cả 3 loại hình: tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt lớp, tiết HĐTN riêng biệt);

23 42 99 102 89 3,54 12

12

Xây dựng cơ chế khuyến khích, động viên giáo viên để phát triển năng lực tổ chức HĐTN

21 35 95 99 105 3,65 8

Điểm TBC 3,71

Nhận thức của CBQL và GV về những hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên trường Tiểu học đạt mức cao (Điểm TBC đạt 3,71 điểm). Trong đó CBQL, GV đánh giá cao ở một số hình thức: “Cử đi tập huấn và bồi dưỡng về Hoạt động trải nghiệm” đạt 3,99 điểm (xếp thứ 1); “Lên kế hoạch giáo viên cốt cán (đã được bồi dưỡng) hỗ trợ phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên cùng tổ/khối” đạt 3,80 (xếp thứ 2); hình thức “Khảo sát thực trạng năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên đạt 3,79 điểm (xếp thứ 3); hình thức “Tổ chức các buổi seminar chung trong tổ, nhóm chun mơn về thiết kế HĐTN theo chủ đề (tiết HĐTN sinh hoạt dưới cờ, tiết chuyên biệt HĐTN, tiết sinh hoạt lớp);” đạt 3,76 điểm (xếp thứ 4), hình thức “Khuyến khích, động viên, khích lệ giáo viên học tập, tự bồi dưỡng để năng cao năng lực tổ chức HĐTN” đạt 3,75 (xếp thứ 5), hình thức “Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn về tổ chức HĐTN cho học sinh” đạt 3,74 (xếp thứ 6). Đây là các hình thức được nhận thức cao hơn cả, nguyên nhân là do các hình thức này đều gắn với bản thân GV, tổ chun mơn… các GV có thể giao lưu, rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau rất thuận tiện. Các hình thức cịn lại có điểm đánh giá thấp hơn một chút.

Khi phỏng vấn CBQL và GV trường tiểu học Lê Ngọc Hân chúng tôi được chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của các hình thức phát triển năng

phù hợp với chính bản thân GV khi tham gia, các tổ chuyên môn trong trường. Điều này xuất phát trước tiên là nhà trường khảo sát các hình thức với GV, sau đó đưa vào danh mục đề xuất các phương án về hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN nên có sự thống nhất cao”.

Như vậy, các CBQL, GV đều có nhận thức cao về hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN, đây là điều kiện quan trọng giúp nhà trường xây dựng kế hoạch về hình thức, có phương án mời báo cáo viên và GV cốt cán tham gia. Tuy nhiên trong thời gian tới các trường cũng cần đa dạng hóa các hình thức sao cho tạo ra được sự khác biệt mỗi lần GV tham gia.

2.3.2.3. Thực trạng hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lao Cai

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về các hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 (Phụ lục 1&2) để khảo sát trên CBQL và GV tại 10 trường tiểu học của Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Kết quả thu được qua xử lý ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai (n=355)

STT Hình thức Chưa bao giờ triển khai Hiếm khi triển khai Đôi khi triển khai Thỉnh thoảng triển khai Thường xuyên triển khai Điểm TB Thứ bậc 1

Cử đi tập huấn và bồi dưỡng về Hoạt động trải nghiệm 16 39 96 88 116 3,7 1 2 Khảo sát thực trạng năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên 26 47 89 102 91 3,52 4 3

Xác định yêu cầu năng lực tổ chức HĐTN và nhu cầu phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên

28 90 107 102 28 3,03 12

4

Lên kế hoạch giáo viên cốt cán (đã được bồi dưỡng) hỗ trợ phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên cùng tổ/khối

45 60 91 102 57 3,19 8

5

Khuyến khích, động viên, khích lệ giáo viên học tập, tự bồi dưỡng để năng cao năng lực tổ chức HĐTN

STT Hình thức Chưa bao giờ triển khai Hiếm khi triển khai Đôi khi triển khai Thỉnh thoảng triển khai Thường xuyên triển khai Điểm TB Thứ bậc 6

Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn về tổ chức HĐTN cho học sinh 23 40 94 115 83 3,55 2 7 Tổ chức các buổi seminar chung trong tổ, nhóm chuyên môn về thiết kế HĐTN theo chủ đề (tiết HĐTN sinh hoạt dưới cờ, tiết chuyên biệt HĐTN, tiết sinh hoạt lớp)

51 64 94 101 45 3,07 11

8

Tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên môn về xây dựng kế hoạch HĐTN cho học kỳ/năm học

28 48 82 95 102 3,55 3

9

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường về phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN

31 48 92 100 84 3,45 5

10

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường về kiểm tra đánh giá sự tiến bộ học sinh trong HĐTN

29 44 101 108 73 3,43 7

11

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học về tổ chức tiết HĐTN (cả 3 loại hình: tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt lớp, tiết HĐTN riêng biệt);

46 59 97 101 52 3,15 9

12

Xây dựng cơ chế khuyến khích, động viên giáo viên để phát triển năng lực tổ chức HĐTN

28 49 94 102 82 3,45 6

Điểm TBC 3,35

Kết quả đánh giá thực trạng triển khai các hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đạt mức trung bình (với ĐTB đạt 3,35). Tuy nhiên các hình thức khác nhau thì kết quả đánh giá khác nhau:

Các hình thức được đánh giá ở mức độ cao gồm hình thức 1, 2, 6, 8, 9, 10, 12 (điểm TBC lần lượt là 3,7; 3,52; 3,55; 3,55; 3,45; 3,43; 3,45). Khi tìm hiểu về

điều này chúng tôi được biết: nhà trường luôn yêu cầu chất lượng GV sau khi tham gia các hoạt động phát triển NL tổ chức hoạt động TN do Phòng GD&ĐT thành phố, Sở GD&ĐT tỉnh yêu cầu tham dự theo kế hoạch đã định, do vậy trường chọn các hình thức sao cho số đơng GV có thể tham dự đầy đủ nhất, hiệu quả nhất, chính vì vậy mà ln đề cao một số hình thức như: Cử đi tập huấn và bồi dưỡng về Hoạt động trải nghiệm; Khảo sát thực trạng năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên; Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn về tổ chức HĐTN cho học sinh; Tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên môn về xây dựng kế hoạch HĐTN cho học kỳ/năm học; Tổ chức sinh hoạt chuyên mơn tại nhà trường về phương pháp, hình thức tổ chức HĐTN; Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường về kiểm tra đánh giá sự tiến bộ học sinh trong HĐTN; Xây dựng cơ chế khuyến khích, động viên giáo viên để phát triển năng lực tổ chức HĐTN). Khi tìm hiểu về điều này CBQL trường tiểu học Bình Minh chia sẻ: “Cơ cấu GV tham gia phát triển NL tổ chức hoạt động TN tại trường khá đa dạng về tuổi đời, kinh nghiệm, trình độ học vấn, kỹ năng, thái độ,... nên sự tiếp nhận nội dung, phương pháp, hình thức phát triển NL tổ chức HĐTN khác nhau, đối với HĐTN vốn kinh nghiệm càng nhiều càng tốt bới GV sẽ có kinh nghiệm trong tổ chức, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, ngược lại GV ít kinh nghiệm, khó khăn trong tổ chức HĐTN cho HS, do đó mà trường ln đa dạng một số hình thức phù hợp với đặc điểm GV”.

Các hình thức được đánh giá ở mức độ trung bình gồm hình thức 3, 4, 5, 7, 11 (điểm TBC lần lượt là 3,03; 3,19; 3,12; 3,15). Khi tìm hiểu về điều này chúng tơi ghi nhận thêm ý kiến của GV trường tiểu học Bắc Cường: “Kinh nghiệm tổ chức HĐTN rất quan trọng, nếu khơng có kinh nghiệm tổ chức GV gặp nhiều khó khăn và khơng đạt mục tiêu GD đã định; do vậy bản thân GV luôn nỗ lực học tập không ngừng nhằm giàu thêm vốn kiến thức, kỹ năng, thái độ. Một

bộ phận GV TH còn non trẻ cả tuổi đời và kinh nghiệm còn bỡ ngỡ trong tổ chức HĐTN; bên cạnh đó tổ chun mơn tại một số trường chưa sát sao tổ chức sinh hoạt theo hướng bài học (tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt lớp, tiết HĐTN riêng biệt); Tổ chức các buổi seminar chung trong tổ, nhóm chun mơn…”.

Như vậy, cả CBQL, GV đều đánh giá các hình thức phát triển NL tổ chức hoạt động TN của GV các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ở mức trung bình. Trong thời gian tới, Hiệu trưởng cần bổ sung thêm các hình thức nhằm đa dạng hóa và linh hoạt các hình thức hơn, nhà trường cần bố trí cơ sở vật chất, phịng học phục vụ hoạt động tự học cho GV, các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng bài học, buổi seminar tại trường hoặc cụm trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 63 - 70)