8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tổ chức hoạt động trả
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
* Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường
Năng lực của CBQL nhà trường ảnh hưởng lớn đến phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho đội ngũ giáo viên TH. Điều này thể hiện ở chỗ nếu CBQL có năng lực thì từ khâu lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sẽ đạt hiệu quả. CBQL có năng lực thì việc đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên và thực trạng năng lực lực tổ chức HĐTN của giáo viên sẽ đảm bảo sát thực, có độ chính xác cao; tìm ra được những hạn chế, yếu kém trong đội ngũ giáo viên và năng lực lực tổ chức HĐTN của giáo viên, đồng thời lí giải được những ngun nhân của nó một cách khoa học, logic. Qua đó CBQL có thể đưa ra những giải pháp sát thực, có tính cần thiết và khả thi cao để phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên ở đơn vị mình.
* Năng lực của đội ngũ giáo viên làm tổ trưởng chuyên môn
Trong hoạt động chun mơn của trường Tiểu học thì tổ chun mơn là tổ chức quan trọng nhất, đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết qủa giảng dạy - học tập, đổi mới phương pháp dạy học,... một cách sát thực nhất. Tổ chun mơn cịn là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ trưởng phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc
phục những điểm yếu kém về phương pháp giảng dạy - học tập. Tổ trưởng là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Như vậy, tổ trưởng chuyên mơn có năng lực hồn thiện là lợi thế và ảnh hưởng tích cực đến phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường Tiểu học. Ngược lại, nếu tổ trưởng CM không sát sao, năng lực quản lý tổ yếu làm cho hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV bị ảnh hưởng tiêu cực, công tác phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV không hiệu quả.
* Năng lực của giảo viên cốt cán
Chức năng cơ bản của giáo viên cốt cán là thực hiện nhiệm vụ được quy định đối với từng chức danh giáo viên. Đồng thời, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp cho các đồng nghiệp môn học, hoạt động giáo dục, tổ bộ môn và cộng đồng nghề nghiệp nhà trường. Thông qua các hoạt động này, giáo viên cốt cán cịn có thể tham gia các tổ chức bồi dưỡng giáo viên ở địa phương (phòng giáo dục, sở giáo dục, cum trường) và tổ chức cấp trung ương. giáo viên cốt cán cần có những tố chất và đáp ứng các yêu cầu nhất định. theo đó, về tố chất, giáo viên cốt cán phải là giáo viên cần đạt mức xuất sắc chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Đồng thời, có năng lực nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục; năng lực phát triển nghề nghiệp và nòng cốt xây dựng cộng đồng phát triển nghề nghiệp trong mỗi nhà trường. Giáo viên cốt cán cũng là người có khả năng phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục nhà trường trong cơ chế phân cấp quản lý chương trình giáo dục theo định hướng “quản lý dựa vào nhà trường”. Cùng với đó là khả năng làm nịng cốt và liên kết trách nhiệm với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong đào tạo, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp; trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng. Yêu cầu đối với giáo viên cốt cán, GS Đinh Quang Báo nhấn mạnh: Giáo viên cốt cán phải là chuyên gia mơn học có kiến thức rộng, nền tảng để có thể thường xun thích ứng, cập nhật tri thức khoa học công nghệ hiện đại và chia
sẻ những tri thức này cho đồng nghiệp. Do vậy nhà trường chuẩn bị quy mô GV cốt cán, GV cốt cán có năng lực hồn thiện là lợi thế và ảnh hưởng tích cực đến phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường tiểu học.
* Cách thức triển khai công việc của cán bộ quản lý cấp trường, tổ chuyên môn về chuẩn bị năng lực thực hiện chương trình GDPT cấp tiểu học 2018
Một vấn đề cũng có ảnh hưởng lớn đến năng lực tổ chức trải nghiệm của giáo viên là cách thức triển khai công việc của cán bộ quản lý cấp trường, tổ chuyên mơn về chuẩn bị năng lực thực hiện chương trình GDPT cấp tiểu học 2018. Nếu chương trình GDPT mới quy định các HĐTN của HS tiểu học có các điểm phù hợp sẽ làm cho việc phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV diễn ra thuận lợi, nếu còn nhiều điểm chưa thực sự phù hợp để áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học tại mỗi trường nó sẽ làm giảm hiệu quả chất lượng năng lực của GV. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học ở các trường thường kín về thời lượng, muốn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho số lượng lớn học sinh thì rất khó sắp xếp quỹ thời gian hợp lí. Mặt khác số mơn học trong chương trình khá nhiều, nội dung chương trình nặng muốn tổ chức hoạt động này khơng thể tổ chức ở tất cả các tiết học, môn học. Giáo viên muốn tổ chức trải nghiệm sáng tạo sẽ rất khó khăn để sắp xếp thời gian, lựa chọn hoạt động trải nghiệm phù hợp để thu hút lượng học sinh tham gia đông nhất, điều này địi hỏi người giáo viên phải có năng lực và cái nhìn tồn diện.
* Năng lực của đội ngũ giáo viên tiểu học
Năng lực của đội ngũ GV tiểu học là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng hoạt động giáo dục bởi vì giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, dẫn dắt người học tiếp cận các tri thức, kiến thức theo mục đích của chương trình học. Do đó giáo viên phải được trang bị chuẩn về chuyên môn, năng lực, kỹ năng. Giáo viên không chỉ tốt về năng lực chun mơn mà cịn tốt về năng lực xã hội, năng lực quản lý… Khi giáo viên chuẩn về có trình độ và năng lực tốt thì sẽ tạo
sự tự tin trong quá trình truyền thụ, tránh được sự phụ thuộc vào giáo án, chủ động dẫn dắt người học tiếp cận kiến thức theo mục đích của mình.
Ngồi việc trang bị kiến thức chuyên môn, giáo viên cần phải có kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức thực tiễn. Giàu kiến thức thực tiễn giúp giáo viên làm sinh động bài giảng, gắn kết giữa nội dung bài giảng với thực tiễn thông qua những minh hoạ, ví dụ từ thực tiễn; từ đó người học dễ tiếp thu bài, dễ nhớ bài và điều quan trọng là người học thấy nội dung bài giảng gắn liền với cuộc sống chứ khơng phải xa rời, khó hiểu.
Một u cầu khơng thể thiếu, đó là giáo viên cịn phải có năng lực sư phạm. Năng lực sư phạm là một yếu tố góp phần quan trọng cho tổ chức hoạt động giáo dục thành công hay thất bại. Năng lực sư phạm giúp giáo viên có phương pháp truyền thụ tốt, linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp, phương tiện giảng dạy, nắm bắt được tâm lý người học một cách nhanh chóng từ đó thu hút được người học một cách có hiệu quả.
Năng lực chun mơn vững kết hợp với năng lực sư phạm giúp giáo viên chủ động trong quá trình truyền tải và nắm bắt thơng tin từ người học, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý việc phối hợp các phương pháp lực tổ chức HĐTN.
* Số lượng GV của trường được cử đi tập huấn về HĐTN theo chương trình GDPT cấp tiểu học 2018
Quy mô số lượng GV, cơ cấu GV của trường được cử đi tập huấn về HĐTN theo chương trình GDPT cấp tiểu học 2018 ảnh hưởng đến phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường Tiểu học. Nhà trường bố trí các lực lượng GV, cơ cấu GV (tuổi, giới tính, trình độ chun mơn,...) đảm bảo sẽ tiếp thu được chương trình GDPT cấp tiểu học 2018 về kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên.
* Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn thiếu về số lượng
Sự phát triển chất lượng giáo dục nhà trường phụ thuộc vào sự phát triển về số lượng, chất lượng đội ngũ GV. Nếu các trường thiếu số lượng tham gia
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường Tiểu học. Các trường chủ động xây dựng, ban hành chuẩn nghề nghiệp theo tinh thần tiếp cận năng lực; Đề án nâng cao năng lực giảng viên. Các trường tiểu học ở khu vực, vùng sâu, vùng xa thường thiếu số lượng so với các trường miền xuôi nên việc tham gia phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường Tiểu học chưa đồng đều, đầy đủ nên ảnh hưởng nhất định.
* Thiếu văn bản hướng dẫn, chỉ đạo từ đơn vị quản lý cấp trên
Ngành giáo dục xây dựng chính sách phát triển các cấp quản lý, các giáo viên và đặc biệt các em học sinh trong trau dồi kiến thức, kỹ năng,… Đối với trường tiểu học, hoạt động trải nghiệm cần đạt yêu cầu: Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống của địa phương, đất nước; Bước đầu nhận ra được ý nghĩa và giá trị của bản thân và những người thân; quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân và người thân; có cư xử đúng mực với bản thân và mọi người; Thể hiện trách nhiệm trong học tập và rèn luyện của bản thân, trách nhiệm với người thân và cuộc sống sinh hoạt gia đình, tuân thủ các quy định nơi công cộng; Trung thực với bản thân và người khác; Chăm chỉ, tự giác trong học tập, lao động và rèn luyện.Đây là những căn cứ bản lề giúp quá trình học tập trải nghiệm thành cơng, góp phần nâng cao phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, tuy nhiên các chính sách này được Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT tiếp nhận ở mức độ kịp thời và triển khai có phù hợp với đặc điểm GV, đặc điểm HS, điều kiện CSVC nhà trường...ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến nâng cao phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên.
* Sự quan tâm của cơ quan quản lý cấp trên (phòng/sở)
Các cấp quản lý của ngành giáo dục bao gồm Sở GD&ĐT (cấp tỉnh), Phòng GD&ĐT (cấp huyện/thành phố) ảnh hưởng đến phát triển tổ chức HĐTN cho GV tiểu học. Các cấp quản lý là cơ quan ban hành các chính sách, đường lối, chủ trương có tác động đến bản thân GV. Chính sách và cơ chế quản lý cũng ảnh hưởng lớn tới công tác phát triển đội ngũ GV, đặc biệt là phát triển GV tiểu học về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Nếu các cấp quản lý quan tâm đến
phát triển tổ chức HĐTN cho GV tiểu học thì chất lượng giáo dục nâng lên và ngược lại nếu các cấp quản lý không sát sao, quan tâm chỉ đạo sẽ không thể thực hiện công tác phát triển tổ chức HĐTN cho GV tiểu học.
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện làm việc của nhà trường
Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học có tác động nhất định đến q trình phát triển năng lực tổ chức HĐTN vì vậy cán bộ quản lý phải quan tâm đến việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện cho đơn vị mình quản lý.
Cơ sở vật chất tốt tạo môi trường thoải mái cho cả người dạy và người học. Phương tiện dạy học đầy đủ, chất lượng đặc biệt là phương tiện hiện đại giúp giáo viên tăng thêm sự hấp dẫn của bài học, lôi cuốn học sinh qua những hình ảnh, phim minh họa hoặc những sơ đồ hoá kiến thức nội dung bài giảng giúp học sinh dễ nhớ bài, nhớ lâu hơn. Để phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên, hiệu trưởng nhà trường cần xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục, trên cơ sở hiệu trưởng phải nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. Hiệu trưởng cần xây dựng chương trình, kế hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực cần hỗ trợ trong quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN.
Kết luận chương 1
Năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên tiểu học gồm những năng lực: hiểu chương trình HĐTN cấp tiểu học; lực thiết kế HĐTN cho 1 chủ đề; thiết kế kế hoạch HĐTN cho một học kỳ/năm học; thiết kế công cụ đánh giá sự tiến bộ của
học sinh dựa trên những yêu cầu cần đạt của chủ đề HĐTN. Phát triển NL tổ chức HĐTN của GV có thể được tiến hành thơng qua những hình thức: Tham gia tập huấn, bồi dưỡng; Tham gia sinh hoạt chuyên môn theo tổ khối; Tham gia các buổi thảo luận, seminar về HĐTN và tự học tự bồi dưỡng. Phát triển NL tổ chức HĐTN cho đội ngũ GV trong nhà trường tiểu học với chủ thể phát triển năng lực là cán bộ quản lý nhà trường bao gồm các nội dung: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá về phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV tiểu học.
Quá trình phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường; Năng lực của đội ngũ giáo viên làm tổ trưởng chuyên môn; Năng lực của giảo viên cốt cán; Cách thức triển khai công việc của cán bộ quản lý cấp trường, tổ chuyên mơn về chuẩn bị năng lực thực hiện chương trình GDPT cấp tiểu học 2018; Năng lực của đội ngũ giáo viên tiểu học; Số lượng GV của trường được cử đi tập huấn về HĐTN theo chương trình GDPT cấp tiểu học 2018; Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn thiếu về số lượng; Thiếu văn bản hướng dẫn, chỉ đạo từ đơn vị quản lý cấp trên; Sự quan tâm của cơ quan quản lý cấp trên (phòng/sở); Cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện làm việc của nhà trường.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI