Yêu cầu đối với năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 28 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Khái quát về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở

1.3.2. Yêu cầu đối với năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên

trường tiểu học

Để tổ chức được hoạt động trải nghiệm đỏi hỏi giáo viên tiểu học phải đáp ứng được những yêu cầu về: hiểu chương trình hoạt động trải nghiệm (được quy định trong chương trình theo thơng tư 32/2018 của Bộ GD&ĐT), thiết kế được kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, tổ chức được hoạt động trải nghiệm và đánh giá được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm theo mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chủ đề đặt ra.

* Hiểu nội dung chương trình HĐTN

GV tiểu học phải có kiến thức về nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học 2018 như: Xác định được mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình HĐTN cấp tiểu học; Nắm được mạch nội dung và yêu cầu cần đạt theo từng mạch nội dung được quy định trong chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học.

* Năng lực thiết kế kế hoạch Hoạt động trải nghiệm

Giáo viên tiểu học phải biết thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm, cụ thể: Xây dựng được kế hoạch chủ đề HĐTN cho 1 học kỳ/năm học và kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho 1 chủ đề; Thiết kế được kế hoạch HĐTN theo chủ đề phù hợp với đặc điểm học sinh và tình hình nhà trường. Trong xây dựng 1 kế hoạch HĐTN cho 1 chủ đề, GV tiểu học cần phải: Xác định được mục tiêu của chủ đề HĐTN; Xác định được nội dung hoạt động chủ đề; Xác định và lựa chọn được hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động phù hợp mục tiêu, nội dung của chủ đề; Dự kiến được phương án đánh giá của hoạt động.

* Năng lực tổ chức Hoạt động trải nghiệm

Q trình tổ chức hoạt động trải nghiệm địi hỏi giáo viên cần phải tổ chức chuỗi hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch để hướng học sinh đạt mục tiêu chủ đề hoạt động trải nghiệm; Sử dụng phù hợp phương pháp, hình thức tổ chức đảm bảo GV quan sát được hoạt động học sinh trực tiếp/ gián tiếp; Học sinh hào hứng, hứng thú trong quá trình tham gia hoạt động, học sinh được trải nghiệm, tương tác trong quá trình tham gia.

* Đánh giá kết quả tổ chức Hoạt động trải nghiệm

Tổ chức hoạt động trải nghiệm đòi hỏi giáo viên phải đánh giá được kết quả của quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trên học sinh. Để đánh giá đòi hỏi giáo viên phải: Xây dựng được các tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo các yêu cầu và phẩm chất cần đạt; Xây dựng được các kênh đánh giá học sinh như: bảng kiểm, phiếu quan sát, phiếu tự đánh giá,.. để đánh giá theo các yêu cầu cần đạt; Xây dựng được bộ công cụ đánh giá (đánh giá sự tiến bộ trong quá trình học sinh tham gia chủ đề và sau khi kết thúc chủ đề của HĐTN); Xây dựng được những tiêu chí đánh giá gợi ý để cha mẹ học sinh/ học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí đã xây dựng; Sử dụng bộ công cụ đánh giá đánh giá được sự tiến bộ, những biểu hiện năng lực của học sinh trong quá trình tham gia HĐTN; Phân tích được kết quả đánh giá, kết quả về sự phát triển học sinh.

1.3.3. Những năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cần phát triển cho giáo viên ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Năng lực hiểu chương trình HĐTN cấp tiểu học: GV có năng lực hiểu chương trình HĐTN của HS cấp tiểu học như mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, các lực lượng tham gia, đánh giá kết quả HĐTN cho HS cấp tiểu học. Nội dung hoạt động trải nghiệm của học sinh trung học tiểu học đảm bảo tính thiết thực - bổ ích, tính thực tiễn - khả thi, có tính ứng dụng - thực hành cao, gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng. Nội dung được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, mang tính logic khoa học và tính giáo dục. Song, nội dung lựa chọn phải có ưu thế để đạt được mục tiêu năng lực đề ra

Năng lực thiết kế HĐTN cho 1 chủ đề: GV có năng lực trong việc thiết kế các HĐTN cho học sinh tiểu học ở từng chủ đề nhất định. Nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp. Nội dung này được triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính:

+ Hoạt động phát triển cá nhân: Hoạt động tìm hiểu/khám phá bản thân; Hoạt động rèn luyện nền nếp, thói quen; tính tn thủ, trách nhiệm, ý chí vượt khó; Hoạt động phát triển các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội

+ Hoạt động lao động: hoạt động lao động ở nhà, hoạt động lao động ở trường, hoạt động lao động tại địa phương.

+ Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng: Hoạt động giáo dục truyền thống, tư tưởng, đạo đức; Hoạt động giáo dục văn hoá, hữu nghị và hợp tác; Hoạt động tìm hiểu phong cảnh, di tích văn hố - lịch sử của địa phương và đất nước; Hoạt động tình nguyện/nhân đạo và hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội.

+ Hoạt động giáo dục hướng nghiệp: Hoạt động tìm hiểu một số phẩm chất và năng lực của nghề/nhóm nghề gần gũi.

NL thiết kế kế hoạch HĐTN cho một học kỳ/năm học: GV có năng lực thiết kế kế hoạch HĐTN cho kỳ học hoặc năm học với chủ đề, chuyên đề khác nhau về nội dung, HĐTN có nội dung đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục văn hóa, nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an tồn giao thơng, phịng chống tai nạn thương tích, giáo dục mơi trường, giáo dục phịng chống các tệ nạn xã hội;hình thức (câu lạc bộ, tổ chức trị chơi;

diễn đàn, giao lưu; Sân khấu tương tác; Tham quan, dã ngoại; Hội thi/cuộc thi; Hoạt động nhân đạo...). HĐTN có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như:

năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn, cán bộ Đồn, Hội, Đội, Ban Giám hiệu nhà trường, phụ huynh HS, chính quyền địa phương, các nhà HĐ xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương; toàn bộ hoạt động này diễn ra trong kỳ hoặc năm học và hiệu trưởng là người thông qua kế hoạch này của GV, tổ chuyên môn.

NL thiết kế công cụ đánh giá sự tiến bộ của học sinh dựa trên những yêu cầu cần đạt của chủ đề HĐTN: Giáo viên có năng lực thiết kế cơng cụ đánh giá sự tiến bộ của học sinh dựa trên những yêu cầu cần đạt của chủ đề HĐTN. Các công cụ đánh giá gồm: (1) Đánh giá đồng đẳng: Đánh giá đồng đẳng là hoạt động đánh giá giữa các học sinh nhằm cung cấp thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ nhau. Đánh giá đồng đẳng tạo cơ hội cho học sinh phát triển tinh thần hợp tác, tư duy phản biện và khả năng thuyết phục người khác. Từ đánh giá đồng đẳng, giáo viên cũng thu nhận được thông tin về quan niệm giá trị, nhu cầu rèn luyện và cách thức rèn luyện mong muốn của học sinh; (2) Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng (thôn bản, tổ dân phố, nơi học sinh tham gia các hoạt động,...) về ý thức, thái độ của học sinh trong cuộc sống hằng ngày và trong việc tham gia các hoạt động trải nghiệm. Khi lấy ý kiến đánh giá của phụ huynh học sinh và cộng đồng, cần tập trung vào mục tiêu giáo dục, làm rõ những gì học sinh đã thực hiện tốt, những gì cần cải thiện và phản hồi, gợi ý cho học sinh về hướng tiếp tục rèn luyện để đáp ứng mục tiêu giáo dục; (3) Đánh giá của giáo viên: Đánh giá của giáo viên là sự thu thập, xử lí các thơng tin về q trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động (qua bài kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu,...) và về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng, cũng như trong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày. Giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với các giáo viên khác có liên quan đến học sinh để thống nhất đánh giá về học sinh.

Sử dụng công cụ đánh giá để đánh giá sự tiến bộ học sinh trong HĐTN: GV thể hiện năng lực sử dụng công cụ đánh giá để đánh giá sự tiến bộ học sinh trong HĐTN. Các nội dung đánh giá gồm: Đánh giá mức độ nhận thức về các vấn đề đã được đề cập trong các chủ đề hoạt động; Đánh giá về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực,... của học sinh khi tham gia hoạt động; Đánh giá về các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động; Đánh giá về đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể; Đánh giá về số giờ tham gia các hoạt động...

Phân tích được những thơng tin đánh giá về sự tiến bộ của học sinh để có kế hoạch điều chỉnh kế hoạch và cách thức tổ chức HĐTN. Hoạt động trải nghiệm là đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đặt ra cho mỗi giai đoạn học tập, nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, khuyến khích và định hướng cho học sinh tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện. Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 28 - 32)