Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 54 - 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Kết quả khảo sát

2.3.1. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các

trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về năng lực tổ chức HĐTN của GV các trường tiểu học thành phố Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 Phục lục 1 và phục lục 2 để khảo sát trên CBQL và GV tại 10 trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Kết quả qua xử lý thể hiện ở bảng 2.3:

Bảng 2.3. Nhận thức về năng lực tổ chức HĐTN của GV trường tiểu học (n= 355) STT Nội dung Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Điểm TB I Hiểu nội dung chương trình HĐTN

1 Hiểu nội dung chương trình Hoạt động

trải nghiệm cấp tiểu học 2018 6 23 75 85 166 4,08 2

Xác định được mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình HĐTN cấp tiểu học

12 29 68 99 147 3,96

3

Phân tích được mạch nội dung và yêu cầu cần đạt trong chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

11 41 83 92 128 3,8

II Năng lực thiết kế kế hoạch Hoạt động trải nghiệm

1 Xây dựng được kế hoạch chủ đề

HĐTN cho 1 học kỳ/năm học 21 37 77 87 133 3,77

2 Xây dựng được kế hoạch hoạt động

trải nghiệm cho 1 chủ đề 24 29 67 82 153 3,88

3

Xây dựng được hệ thống các chủ đề HĐTN cho tiết HĐTN chuyên biệt và tiết sinh hoạt tập thể

28 49 83 107 88 3,5

4

Thiết kế được kế hoạch HĐTN theo chủ đề phù hợp với đặc điểm học sinh và tình hình nhà trường

26 42 93 99 95 3,55

5 Xác định được mục tiêu của chủ đề

HĐTN 22 43 91 113 86 3,56 6 Xác định được những phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động thành phần phù hợp và logic với mục tiêu chủ đề 27 50 75 102 101 3,56 7

Lựa chọn được chuỗi các hoạt động thành phần phù hợp với mục tiêu chủ đề

STT Nội dung Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Điểm TB

8 Dự kiến được phương án đánh giá

hoạt động 32 40 93 111 79 3,46

III Năng lực tổ chức Hoạt động trải

nghiệm

1

Tổ chức chuỗi hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch hướng học sinh đạt mục tiêu chủ đề hoạt động trải nghiệm

27 47 103 100 78 3,44

2 Sử dụng phù hợp phương pháp,

hình thức tổ chức 27 47 96 111 74 3,45

3 GV quan sát được hoạt động học

sinh trực tiếp/ gián tiếp 22 46 102 99 86 3,51

4 Học sinh hào hứng, hứng thú khi

tham gia hoạt động trải nghiệm 19 42 93 112 89 3,59 5 Mọi em học sinh được tương tác,

được hoạt động 29 51 86 96 93 3,49

IV Đánh giá kết quả tổ chức Hoạt động trải nghiệm

1

Xây dựng được các tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo các yêu cầu và phẩm chất cần đạt;

20 49 83 100 103 3,61

2

Xây dựng được các kênh đánh giá học sinh như: bảng kiểm, phiếu quan sát, phiếu tự đánh giá,.. để đánh giá theo các yêu cầu cần đạt

26 36 74 97 122 3,71

3

Xây dựng được bộ công cụ đánh giá (đánh giá sự tiến bộ trong quá trình học sinh tham gia chủ đề và sau khi kết thúc chủ đề của HĐTN)

24 45 90 110 86 3,53

4

Xây dựng được những tiêu chí đánh giá gợi ý để cha mẹ học sinh/ học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí đã xây dựng

38 67 94 111 45 3,16

5

Sử dụng bộ công cụ đánh giá đánh giá được sự tiến bộ, những biểu hiện năng lực của học sinh trong quá trình tham gia HĐTN

STT Nội dung Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Hồn tồn đồng ý Điểm TB

6 Phân tích được kết quả đánh giá, kết

quả về sự phát triển học sinh 25 49 88 101 92 3,52

Điểm trung bình chung 3,65

Kết quả đánh giá của các khách thể (CBQL, GV) về nhận thức về năng lực tổ chức HĐTN của GV các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ở mức cao (với ĐTB đạt 3,65). Tuy nhiên các nhóm nhận thức ở các nội dung khác nhau là khác nhau, cụ thể:

Đa số CBQL, GV đã có mức độ nhận thức cao về việc hiểu nội dung chương trình HĐTN, trong đó cao nhất là nội dung nhận thức “Hiểu nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học 2018” đạt 4,08 điểm. Sở dĩ kết quả này đạt cao là khi thực hiện phỏng vấn giáo viên tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho biết: “Hiệu trưởng đã thường xuyên cập nhật, tuyên truyền và phổ biến các

văn bản về hướng dẫn phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong các cuộc họp, cuộc thi đua tổng kết học kỳ và hàng năm nên chúng tơi đã hiểu nội dung chương trình HĐTN cho HS”

Các CBQL, GV đã có nhận thức cao về năng lực thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học. Khi phỏng vấn CBQL tại trường tiểu học Lê Văn Tám chúng tôi được biết: “Nhà trường xác định năng lực thiết kế kế

hoạch chương trình HĐTN thơng qua việc GV phải biết đặt tên hoạt động, xác định được nội dung, quy trình các bước và loại hình trải nghiệm sao cho phù hợp với khối lớp, đặc điểm HS tại địa bàn”.Nhìn chung, cả CBQL, GV đều có

mức nhận thức cao về năng lực thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm.

Nhận thức của CBQL, GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học thành phố Lào Cai ở mức cao. Khi phỏng vấn GV tại trường tiểu học Kim Đồng chúng tôi ghi nhận: “GV nhà trường chỉ đạo GV thực hiện

ở bậc tiểu học nên bắt buộc GV phải xác định phương pháp, hình thức phù hợp; bên cạnh đó lơi cuốn các em tham gia một cách hào hứng”.

Nhận thức của CBQL, GV về kết quả đánh giá hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học thành phố Lào Cai ở mức cao. Tuy nhiên có nội dung được đánh giá ở mức trung bình là “Xây dựng được những tiêu chí đánh giá gợi ý để cha mẹ học sinh/ học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí đã xây dựng” đạt 3,16 điểm. Khi phỏng vấn CBQL tại trường tiểu học chất lượng cao Nguyễn Du chúng tôi được biết: “Đối với nhà trường luôn thực hiện theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT thành phố về hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học, nhà trường xác định cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với phụ huynh học sinh đó là sự đồng thuận của phía gia đình với các hoạt động của nhà trường; bên cạnh đó các GV chủ động thực hiện phối hợp với các bộ phận trong trường như Đội, cơng đồn,... để chương trình HĐTN diễn ra nhiều khía cạnh, đan xen các nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thu hút HS tham gia, tuy nhiên GV chưa xây dựng căn cứ để có thể để cha mẹ học sinh/ học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí đã xây dựng”.

Như vậy, nhận thức của CBQL, GV về năng lực tổ chức HĐTN được thể hiện ở 4 khía cạnh: hiểu nội dung chương trình HĐTN; năng lực thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm; năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; nhận thức về kết quả đánh giá HĐTN được đánh giá ở mức cao. Đây là căn cứ quan trọng giúp hiệu trưởng các trường triển khai và xây dựng các hoạt động phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai diễn ra theo mục tiêu, chất lượng GD. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận ý kiến đánh giá ở mức hồn tồn khơng đồng ý, không đồng ý, phân vân, lý do tại một số trường tiểu học GV có tuổi đời và tuổi nghề cịn trẻ, chưa nhận thức một cách đầy đủ nhất về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.

2.3.1.2. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Để tìm hiểu thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 phụ lục 1 và câu hỏi 2 tại phụ lục 2 để khảo sát trên CBQL và GV tại 10 trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, kết quả qua xử lý thể hiện ở bảng 2.4:

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về năng lực tổ chức chương trình HĐTN của giáo viên trường tiểu học

(n=355)

STT Nội dung 1 2 3 4 5 Điểm TB I Hiểu nội dung chương trình HĐTN

1 Hiểu nội dung chương trình Hoạt

động trải nghiệm cấp tiểu học 2018 36 58 65 84 112 3,5

2

Xác định được mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình HĐTN cấp tiểu học

27 54 66 93 115 3,61

3

Phân tích được mạch nội dung và yêu cầu cần đạt trong chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

40 51 79 88 97 3,43

II Năng lực thiết kế kế hoạch Hoạt động trải nghiệm

1 Xây dựng được kế hoạch chủ đề HĐTN

cho 1 học kỳ/năm học 42 45 82 97 89 3,41

2 Xây dựng được kế hoạch hoạt động

trải nghiệm cho 1 chủ đề 45 52 68 88 102 3,42

3

Xây dựng được hệ thống các chủ đề HĐTN cho tiết HĐTN chuyên biệt và tiết sinh hoạt tập thể

55 68 95 103 34 2,98

4

Thiết kế được kế hoạch HĐTN theo chủ đề phù hợp với đặc điểm học sinh và tình hình nhà trường

50 78 106 106 15 2,88

5 Xác định được mục tiêu của chủ đề

HĐTN 23 59 83 112 78 3,46

6 Xác định được những phương pháp và

STT Nội dung 1 2 3 4 5 Điểm TB

phần phù hợp và logic với mục tiêu chủ đề

7 Lựa chọn được chuỗi các hoạt động

thành phần phù hợp với mục tiêu chủ đề 39 54 88 97 77 3,34

8 Dự kiến được phương án đánh giá

hoạt động 34 45 88 111 77 3,43

III Năng lực tổ chức Hoạt động trải nghiệm

1

Tổ chức chuỗi hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch hướng học sinh đạt mục tiêu chủ đề hoạt động trải nghiệm

34 50 101 98 72 3,35

2 Sử dụng phù hợp phương pháp, hình

thức tổ chức 29 46 94 111 75 3,44

3 GV quan sát được hoạt động học sinh

trực tiếp/ gián tiếp 24 41 99 103 88 3,54

4 Học sinh hào hứng, hứng thú khi

tham gia hoạt động trải nghiệm 19 42 93 112 89 3,59

5 Mọi em học sinh được tương tác,

được hoạt động 34 49 93 103 76 3,39

IV Đánh giá kết quả tổ chức Hoạt động trải nghiệm

1

Xây dựng được các tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo các yêu cầu và phẩm chất cần đạt;

38 44 89 103 81 3,41

2

Xây dựng được các kênh đánh giá học sinh như: bảng kiểm, phiếu quan sát, phiếu tự đánh giá,.. để đánh giá theo các yêu cầu cần đạt

43 58 66 87 101 3,41

3

Xây dựng được bộ công cụ đánh giá (đánh giá sự tiến bộ trong quá trình học sinh tham gia chủ đề và sau khi kết thúc chủ đề của HĐTN)

46 47 76 102 84 3,37

4

Xây dựng được những tiêu chí đánh giá gợi ý để cha mẹ học sinh/ học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí đã xây dựng

37 57 94 107 60 3,27

5 Sử dụng bộ công cụ đánh giá đánh

STT Nội dung 1 2 3 4 5 Điểm TB

năng lực của học sinh trong quá trình tham gia HĐTN

6 Phân tích được kết quả đánh giá, kết

quả về sự phát triển học sinh 34 56 72 96 97 3,47

Điểm trung bình chung 3,39

Ghi chú mức độ:

1: Khơng có biểu hiện của năng lực 3. Có biểu hiện năng lực ở mức trung bình 2. Có biểu hiện năng lực ở mức thấp 4. Có biểu hiện năng lực ở mức khá

5. Có biểu hiện năng lực ở mức tốt

Kết quả đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ở mức trung bình (với ĐTB đạt 3,39). Tuy nhiên các nhóm nhận thức ở các nội dung khác nhau là khác nhau, cụ thể:

Đa số CBQL, GV ở các trường tiểu học đã có năng lực hiểu nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm. Khi phỏng vấn sâu GV về điều này chúng tôi được biết “Chúng tơi nhận thức được vai trị của HĐTN, vai trò của phát triển năng lực tổ chức HĐTN của GV đối với HS trong trường do Hiệu trưởng thường cụ thể hóa văn bản của Sở và Phịng GD&ĐT để có thể hiểu và thực hiện tại trường”.

Một bộ phận rất ít CBQL, GV ở các trường tiểu học đã có năng lực thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm, có 5/8 nội dung đánh giá ở mức cao, khi phỏng vấn GV tại trường TH Lê Văn Tám chúng tôi ghi nhận: “GV chúng tôi bước đầu

đã có năng lực về xây dựng được kế hoạch chủ đề HĐTN cho một kỳ học trong năm học; xây dựng được kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho 1 chủ đề; xác định được mục tiêu của chủ đề HĐTN”. Nguyên nhân là do trong quá trình triển khai

GV chưa làm tốt công tác xây dựng được hệ thống các chủ đề HĐTN cho tiết HĐTN chuyên biệt và tiết sinh hoạt tập thể, việc hiểu đặc điểm HS theo đặc điểm khu vực sinh sống từng địa bàn chưa cao, bên cạnh đó, tình hình về cơ sở vật chất, nguồn lực một số trường TH cịn khó khăn…

Một bộ phận CBQL, GV ở các trường tiểu học đã có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, thể hiện tốt ở các nội dung: “Học sinh hào hứng, hứng thú khi tham gia hoạt động trải nghiệm”; nội dung “GV quan sát được hoạt động học sinh trực tiếp/ gián tiếp”; nội dung “Sử dụng phù hợp phương pháp, hình thức tổ chức”. Các nội dung thực hiện cịn ở mức trung bình gồm nội dung: “Tổ chức chuỗi hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch hướng học sinh đạt mục tiêu chủ đề hoạt động trải nghiệm” và “Mọi em học sinh được tương tác, được hoạt động”. Như vậy, thực trạng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của CBQL, GV tại các trường tiểu học thành phố Lào Cai đã làm tốt ở một số nội dung, điều này có ý nghĩa quan trọng giúp nhà trường thực hiện các mục tiêu GD.

Các CBQL, GV ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai đã thể hiện được năng lực đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm. Đa số các nội dung được đánh giá ở mức độ cao. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, các trường đã đánh giá 3/6 nội dung thực hiện mức cao, còn 3/6 nội dung thực hiện ở mức trung bình. Khi tìm hiểu nguyên nhân, CBQL trường tiểu học Kịm Đồng cho biết: “Do nhà trường chưa xây dựng được những tiêu chí đánh giá gợi ý để cha

mẹ học sinh/ học sinh tự đánh giá theo các tiêu chí đã xây dựng, do đặc điểm HS các trường trên địa bàn nằm ở cả các xã xa trung tâm thành phố, việc xây dựng và áp dụng tiêu chí tự đánh giá từ phía gia đình và bản thân các em cịn chưa đồng đều”.

Như vậy, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai còn hạn chế ở các nội dung là: năng lực thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm; năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; năng lực đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm. Trong thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 54 - 63)