Vai trò của cán bộ quản lý trường tiểu học đối với việc phát triển năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường

1.4.1. Vai trò của cán bộ quản lý trường tiểu học đối với việc phát triển năng

lực tổ chức HĐTN cho giáo viên trong trường

Người hiệu trưởng được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục bổ nhiệm, miễn nhiệm; có quyền và nghĩa vụ thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật của nhà nước. Hiệu trường có vai trị quan trọng, quyết định chất lượng quản lý hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV trong trường. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước nhà nước, nhân dân và cấp trên trực tiếp về các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Trong quản lý hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV, Hiệu trưởng là người thay mặt nhà nước điều hành toàn bộ bộ máy và thực hiện đồng bộ tất cả các nội dung định hướng phát triển GD&ĐT nhà trường trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung. Mọi năng lực, phẩm chất của hiệu trưởng đều ảnh hưởng và có ý nghĩa mang tính quyết định đến q trình quản lý, với sự phát triển của nhà trường, đến GV và đặc biệt là đóng góp vào q trình phát triển giáo dục HS bậc tiểu học.

Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm về chất lượng thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường nói chung, chất lượng và hiệu quả tổ chức HĐTN nói riêng. Trong điều kiện thực hiện chương trình mới, việc chuẩn bị cho độ ngũ GV về năng lực tổ chức HĐTN là cần thiết, Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm về công tác và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho hoạt động giáo dục, dạy học diễn ra như tài chính, phương tiện, cơ sở vật chất... Trong điều kiện hiện nay, việc thực hiện phát triển năng lực chuyên môn cho GV của nhà trường giữa vai trị nịng cốt để có thể thực hiện thành cơng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các hoạt động chuyên môn của nhà trường, công tác chuyên môn và cách thức tổ chức có ý nghĩa quyết định. Do đó đối với việc bồi dưỡng để GV có năng lực tổ chức HĐTN cần có chỉ đạo từ Hiệu trưởng đến tổ trưởng chuyên môn, đến các hoạt động của tổ/ khối cũng như tạo điều kiện để GV có được mơi trường trao đổi và rèn chuyên môn.

Trong công tác lập kế hoạch, người hiệu trưởng là người phê duyệt kế hoạch phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV theo chủ đề, theo tháng, kỳ, năm học; trong công tác tổ chức, thường xuyên sâu sát, kịp thời tổ chức hoạt động về nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá tầm quan trọng từ đó nâng cao nhận thức cho GV, cử GV tham gia bồi dưỡng,...; trong công tác chỉ đạo, kịp thời thực hiện chỉ đạo các bộ tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV, phối hợp các lực lượng nhằm đạt kết quả, hiệu quả cao; Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV nhằm điều chỉnh các kế hoạch sao cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 33 - 35)