Thực trạng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 70 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo

viên các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Để tìm hiểu thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi 6 (mục 1, phụ lục 1) và câu hỏi 6 (phụ lục 2), kết quả thu được tại bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

(n=355) STT Nội dung Không hiệu quả Hiệu quả thấp Tương đối hiệu quả bản hiệu quả Hoàn toàn hiệu quả Điểm TB Thứ bậc

1

Lập kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn của của nhà trường trong đó có phát triển năng lực tổ chức HĐTN

27 52 64 101 111 3,61 1

2

Lập kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn về HĐTN theo tổ/khối theo các mảng nội dung liên quan đến HĐTN

47 72 89 96 51 3,09 6

3

Lập kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn về tìm hiểu chương trình HĐTN cấp tiểu học 2018

30 50 88 102 85 3,46 3

4

Lập kế hoạch tổ chuyên môn về xây dựng kế hoạch HĐTN cho học kỳ/năm học

20 39 84 95 117 3,7 2

5

Lập kế hoạch chuyên môn về xây dựng kế hoạch của 1 HĐTN theo chủ đề (cho 3 loại hình tiết học: sinh hoạt dưới cờ/sinh hoạt lớp/ tiết HĐTN chuyên biệt);

45 66 98 105 41 3,09 7

6

Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (đối với dự một hoạt động trải nghiệm cụ thể/lớp học sinh)

33 52 82 104 84 3,43 4

7

Lập kế hoạch bồi dưỡng cho GV năng lực đánh giá sự tiến bộ học sinh theo yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực trong HĐTN

39 54 104 91 67 3,26 5

Điểm TBC 3,38

Nhận xét bảng 2.8: Kết quả đánh giá của các khách thể về thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đạt mức trung bình (với ĐTB đạt 3,38). Tuy nhiên các nội dung lập kế hoạch khác nhau thì kết quả đánh giá khác nhau:

Các nội dung lập kế hoạch được đánh giá ở mức độ cao gồm nội dung 1, 3,4,6 (điểm TBC lần lượt là 3,61; 3,46; 3,7; 3,43). Sở dĩ các nội dung này đạt mức cao là do hiệu trưởng trường tiểu học đã bám sát văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai; Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai đó là: Lập kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn của của nhà trường trong đó có phát triển năng lực tổ chức HĐTN; Lập kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn về tìm hiểu chương trình HĐTN cấp tiểu học 2018; Lập kế hoạch tổ chuyên môn về xây dựng kế hoạch HĐTN cho học kỳ/năm học; Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (đối với dự một hoạt động trải nghiệm cụ thể/lớp học sinh). Phỏng vấn CBQL trường tiểu học Nam Cường chúng tôi được chia sẻ: “Nhà trường triển khai văn bản về phát triển NL tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội ngũ giáo viên trong toàn trường, căn cứ vào đó GV chủ động lập kế hoạch phát triển năng lực chuyên môn thông qua hoạt động GV đăng ký nhu cầu; GV xây dựng các kế hoạch phát triển NL tổ chức HĐTN qua tổ chuyên môn với các nội dung theo kỳ học, năm học,...”.

Các nội dung lập kế hoạch được đánh giá ở mức độ trung bình gồm nội dung 2, 5, 7 (điểm TBC lần lượt là 3,09; 3,09; 3,26). Các nội dung này gồm: Lập kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn về HĐTN theo tổ/khối theo các mảng nội dung liên quan đến HĐTN; Lập kế hoạch chuyên môn về xây dựng kế hoạch của 1 HĐTN theo chủ đề (cho 3 loại hình tiết học: sinh hoạt dưới cờ/sinh hoạt lớp/ tiết HĐTN chuyên biệt); Lập kế hoạch bồi dưỡng cho GV năng lực đánh giá sự tiến bộ học sinh theo yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực trong HĐTN. Khi phỏng vấn CBQL trường tiểu học Duyên Hải chúng tôi được biết: “Công tác xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn chưa hoàn toàn chủ động mà còn lệ thuộc vào các đợt yêu cầu của hiệu trường; GV chưa tham gia nhiều các đợt bồi dưỡng về phát triển năng lực tổ chức HĐTN nên chưa biết cách xây dựng kế hoạch theo chủ đề, tổ, khối lớp...; kế hoạch đo lường cả GV và HS sau khi tham gia HĐTN

mang tính hình thức, chưa có chỉ tiêu đo lường chung do Phòng GD&ĐT quy định phù hợp với địa bàn thành phố”.

Nhìn chung, Hiệu trưởng các trường tiểu học thành phố Lào Cai đã thực hiện lập kế hoạch khá thường xuyên. Điểm đánh giá chung có thể khẳng định việc thực hiện công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động TN của GV các trường tiểu học thành phố Lào Cai đã theo các chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng GD&ĐT và các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai đã được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ đến đội ngũ giáo viên TH, kết quả đánh giá nhận xét các nội dung trên của CBQL và GV là đáng tin cậy. Còn bộ phận ý kiến đánh giá ở mức “không hiệu quả” và “hiệu quả thấp”, điều này đặt ra cho CBQL các trường TH thành phố trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác lập kế hoạch cho việc phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của cấp học đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 70 - 73)