Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc của luận văn

2.6.Đánh giá chung

2.6.1. Ưu điểm

- Công tác phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên đã được Ban giám hiệu, các lực lượng trong trường chú trọng, quan tâm và coi đây là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên của đơn vị.

- CBQL, GV nhà trường đều xác định được phát triển năng lực tổ chức HĐTN là một bộ phận quan trọng trong quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV. Sự nhận thức này là cơ sở cho việc đẩy mạnh các hình thức phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên khác nhau, góp phần khích lệ giáo viên nỗ lực thi đua tự bồi dưỡng phát triển năng lực.

- CBQL, GV đã có nhận thức về những năng lực tổ chức HĐTN cần phát triển cho giáo viên các trường Tiểu học như: Năng lực hiểu chương trình HĐTN cấp tiểu học; NL thiết kế công cụ đánh giá sự tiến bộ của học sinh dựa trên những yêu cầu cần đạt của chủ đề HĐTN; Phân tích được những thơng tin đánh giá về sự tiến bộ của học sinh để có kế hoạch điều chỉnh kế hoạch và cách thức tổ chức HĐTN.

- CBQL, GV đã có năng lực hiểu các nội dung, hình thức phát triển chương trình hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở các trường Tiểu học.

- Công tác lập kế hoạch phát triển năng lực tổ chức HĐTN đã làm tốt được một số hoạt động lập kế hoạch phát triển năng lực tổ chức HĐTN, kế hoạch tìm hiểu chương trình HĐTN; kế hoạch xây dựng kế hoạch HĐTN cho học kỳ/năm học; kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN Hiệu trưởng đã làm tốt các hoạt động: Tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực trạng năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên; Cử giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn về HĐTN; Triển khai xây dựng kế hoạch HĐTN học kỳ/ năm học; Chỉ đạo triển khai các hoạt động cấp tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch HĐTN cho học kỳ/ năm học cho từng khối lớp.

- Công tác kiểm tra, đánh giá công tác phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV ở các trường tiểu học đã làm tốt các hoạt động: Xây dựng tiêu chí năng lực tổ chức HĐTN; Xây dựng tiêu chí cụ thể cho từng năng lực thành; Xây dựng được biện pháp cải thiện hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên; Đánh giá được tính hiệu quả của các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn về phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên.

2.6.2. Hạn chế

- CBQL, GV còn hạn chế về năng lực thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm; năng lực tổ chức HĐTN và năng lực đánh giá kết quả tổ chức HĐTN của giáo viên ở các trường Tiểu học.

- CBQL, GV còn chưa nhận thức về những năng lực tổ chức HĐTN cần phát triển cho giáo viên các trường Tiểu học như: Năng lực thiết kế HĐTN cho 1 chủ đề; NL thiết kế kế hoạch HĐTN cho một học kỳ/năm học; Sử dụng công cụ đánh giá để đánh giá sự tiến bộ học sinh trong HĐTN.

- CBQL, GV còn chưa linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức phát triển chương trình hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở các trường Tiểu học như: Xác định yêu cầu năng lực tổ chức HĐTN và nhu cầu phát triển năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên; kế hoạch GV cốt cán; tự bồi dưỡng; tổ chức seminar, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Lập kế hoạch còn hạn chế ở các hoạt động: Lập kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn về HĐTN theo tổ/khối; kế hoạch về xây dựng kế hoạch của 1 HĐTN theo chủ đề (cho 3 loại hình tiết học: sinh hoạt dưới cờ/sinh hoạt lớp/ tiết HĐTN chuyên biệt); kế hoạch bồi dưỡng cho GV năng lực đánh giá sự tiến bộ học sinh theo yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực trong HĐTN.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN còn hạn chế ở các hoạt động: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ chuyên môn; phân công giáo viên hỗ trợ đồng nghiệp về xây dựng và tổ chức kế hoạch HĐTN theo khối lớp; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động chuyên môn để phát triển NL tổ chức HĐTN.

- Công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN còn hạn chế ở các hoạt động: xây dựng tiêu chí về sinh hoạt tổ chuyên môn; giám sát và đánh giá được các hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV dựa trên các tiêu chí đã xây dựng; chưa đánh giá được mức độ cải thiện năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên, chưa chỉ ra những năng lực thành phần còn hạn chế của GV trong trường.

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Về phía Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người thực hiện các chức năng quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá. Tuy nhiên, cơng tác kiểm sốt, giám sát, kiểm tra của Hiệu trưởng về đánh giá hoạt động phát triển năng lực tổ chức các HĐTN cho GV các trường tiểu học đơi khi cịn buông lỏng và chưa chặt chẽ nên chất lượng chưa đảm bảo. Khâu kiểm tra, đôn đốc công tác phát triển năng lực tổ chức HĐTN đơi khi cịn hình thức.

- Về phía giáo viên: Ở một bộ phận giáo viên, tính tích cực chủ động trong quá trình tham gia phát triển năng lực tổ chức các HĐTN chưa cao; một số giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng của hoạt động phát triển năng lực tổ chức các HĐTN.

- Trang thiết bị phục vụ cho công tác phát triển năng lực tổ chức các HĐTN còn chưa đồng bộ, cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn, tài liệu, giáo trình, sách tham khảo về phát triển năng lực tổ chức các HĐTN ít về về số lượng, chưa phong phú về chủng loại.

Kết luận chương 2

Hầu hết CBQL và GV đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên; ý nghĩa của kĩ năng tổ chức đối với việc đảm bảo chất lượng của tổ chức HĐTN cho HS, do vậy, CBGV đã quan tâm xây dựng và tổ chức một số dạng HĐTN cho HS, đã có một số hoạt động được tổ chức song mức độ đạt được ở GV chưa đồng đều, tỷ lệ đạt mức thuần thục còn hạn chế ở hầu hết các kĩ năng.

Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã quan tâm phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên song hàng năm cịn thiếu tính phân hố, chưa tính đến nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân, thiếu tính chủ động về thời gian, nội dung và tài liệu, chưa xây dựng hoặc chưa chỉ đạo được việc lập kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá cịn bng lỏng các hoạt động nên chưa có chất lượng, các trường tiếp tục nâng cao hơn nữa cơng tác này.

Trong q trình thực hiện phát triển năng lực tổ chức các HĐTN cho GV các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai còn chịu tác động các yếu tố, trong đó CBQL và GV đều rất đề cao các yếu tố chủ quan, yếu tố “con người” có ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV.

Chương 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 80 - 84)