Tăng cường bồi dưỡng cho CBQl, GV trường tiểu học về Chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 87 - 92)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo

3.2.1. Tăng cường bồi dưỡng cho CBQl, GV trường tiểu học về Chương trình

hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp cho CBQL trương tiểu học và GV trường tiểu học có những hiểu biết đầy đủ về Chương trình hoạt động trải nghiệm, về tổ chức HĐTN ở trường tiểu học (về mục tiêu và yêu cầu cần đạt của HĐTN được quy định trong chương trình theo thơng tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018; về nội dung HĐTN, về hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN) từ đó có những định hướng đúng trong tổ chức thực hiện và triển khai HĐTN ở nhà trường tiểu học.

b. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng trường tiểu học cần thực hiện các nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức về năng lực hiểu nội dung HĐTN: năng lực mà GV hiểu được các thơng tin chung của Chương trình HĐTN như đặc điểm ĐHTN, quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình (TT32/2018); yêu cầu cần đạt; nội dung giáo dục; phương thức tổ chức và loại hình hoạt động; đánh giá kết quả giáo dục HĐTN;

- Nâng cao nhận thức về năng lực thiết kế HĐTN cho một chủ đề: GV có năng lực trong việc thiết kế các HĐTN cho học sinh tiểu học ở từng chủ đề nhất định với các nhóm hoạt động chính: Hoạt động phát triển cá nhân; Hoạt động

lao động, Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; Hoạt động tìm hiểu phong cảnh, di tích văn hố - lịch sử của địa phương và đất nước; Hoạt động tình nguyện/nhân đạo và hoạt động giáo dục các vấn đề xã hội; Hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

- Nâng cao nhận thức về năng lực thiết kế kế hoạch HĐTN cho một học kỳ/năm học: GV có năng lực thiết kế kế hoạch HĐTN cho kỳ học hoặc năm học với chủ đề, chuyên đề khác nhau về nội dung, HĐTN có nội dung đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục.

- Nâng cao nhận thức về năng lực thiết kế công cụ đánh giá sự tiến bộ của học sinh dựa trên những yêu cầu cần đạt của chủ đề HĐTN, sử dụng công cụ đánh giá để đánh giá sự tiến bộ học sinh trong HĐTN, phân tích được những thơng tin đánh giá về sự tiến bộ của học sinh để có kế hoạch điều chỉnh kế hoạch và cách thức tổ chức HĐTN.

c. Cách thức tiến hành:

- Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, nghiên cứu, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương của Đảng về phát triển GD&ĐT; các văn bản chỉ đạo của nhà nước, ngành về việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là giáo viên TH.

- Tổ chức tuyên truyền, giúp cán bộ quản lý, GV hiểu rõ vai trò của hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV trong giai đoạn hiện nay. Làm cho mỗi cán bộ quản GV có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV, từ đó tự hồn thiện trong việc nâng cao trình độ tham vấn, trách nhiệm nghề nghiệp nhằm đáp ứng với yêu cầu mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS, yêu cầu của chương trình giáo dục hiện hành và thực tiễn đang đặt ra đối với giáo dục nước ta hiện nay.

- Tạo động lực để mỗi GV thực sự say sưa với nghề, yêu nghề, tập trung vào các hoạt động, những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết của nhà giáo đồng

thời cũng là các tố chất của nhà sư phạm; mỗi cán bộ quản lý phải nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng các kế hoạch hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các GV ở các bộ phận có thể tham gia.

- Cử giáo viên tham gia bồi dưỡng: Hiệu trưởng cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng cho GV, thường xuyên khuyến khích, động viên giáo viên tự nguyện đăng kí tham gia các khóa đào tạo, tập huấn do các ban ngành, đơn vị chuyên môn tổ chức, tự nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách báo, các tài liệu tham khảo khác nhau để từ đó nâng cao sự hiểu biết về các kĩ năng tư vấn cũng như phát triển được năng lực HĐTN cho bản thân.

- GVCC tham gia bồi dưỡng hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp: Hiệu trưởng cử GVCC tham gia các lớp bồi dưỡng do ác ban ngành, đơn vị chun mơn tổ chức sau đó sẽ tổ chức bồi dưỡng cho các GV trong trường thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ,…

- Thảo luận và sinh hoạt chun mơn tổ/khối về chương trình HĐTN: GV tham gia sinh hoạt chuyên đề cho GV theo các tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên mơn lên kế hoạch về hoạt động này, có thể mời thêm các chuyên gia đến tham dự góp ý; bên cạnh đó GV giữa các khối tổ chức seminar tìm ra các chủ đề hấp dẫn theo đặc thù địa bàn cùng nhau phối hợp tổ chức cho HS trong trường.

- Hiệu trưởng cần ra các văn bản quy định việc tìm hiểu chương trình HĐTN, đó là nhiệm vụ của GV và được xét thành nhiệm vụ năm học của GV và là 1 tiêu chí để xem xét thi đua năm học, cuối năm nhà trường nên đưa tiêu chí này vào bộ tiêu chí đánh giá chung cho GV trong tồn năm học; xây dựng cơ chế, chính sách khen thưởng cho GV tích cực, sáng tạo đồng thời đưa ra các mức kỷ luật cho GV khơng hồn thành nhiệm vụ.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần có sự chỉ đạo đồng bộ từ Chi bộ tới BGH, sự phối hợp nhịp nhàng giữa tổ chuyên mơn, các tổ chức đồn thể trong và ngồi nhà trường.

nhất với thông tin đầy đủ giúp GV hiểu được ý nghĩa của việc phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV.

- Tạo được nguồn kinh phí cho hoạt động phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV.

- Gắn yêu cầu bồi dưỡng với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của GV và có thể đưa vào thi đua.

- Nhà trường cần trang bị tài liệu hướng dẫn hoạt động nhận thức nâng cao trình độ kiến thức cho CBQL giáo dục và GV; có thời gian để thực hiện về phát triển năng lực tổ chức HĐTN cho GV.

3.2.2. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo tổ /khối để phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường tiểu học

a. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV được học tập, trợ giúp từ đồng nghiệp đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và năng lực về tổ chức HĐTN với đồng nghiệp qua đó hiểu được những năng lực tổ chức HĐTN cần có phân loại được hiểu được cách thức, quy trình thực hiện từng năng lực tổ chức HĐTN; củng cố khắc sâu kiến thức, năng lực, năng lực đã được hình thành và bồi dưỡng nâng chuẩn năng lực cho GV. Nói khác đi, sinh hoạt trong tổ chuyên môn là cơ hội, môi trường chuyên môn giúp GV hồn thiện những năng lực đã hình thành, tạo lập những năng lực mới và biết cách vận dụng năng lực vào tổ chức hiệu quả HĐTN cho HS ở trường tiểu học.

b. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng trường tiểu học cần thực hiện các nội dung sau:

- CBQL nhà trường chỉ đạo Tổ trường CM/trưởng khối xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về HĐTN: Lập kế hoạch tổ chức buổi họp chuyên môn, chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm trong phát triển năng lực tổ chức HĐTN, xác định mục đích, mục tiêu cần đạt được qua buổi họp chuyên môn, chuyên đề. Tổ chức buổi họp, phân cơng nhiệm vụ, các trường trình bày báo cáo tham luận, sáng kiến kinh nghiệm hay những vấn đế khó khăn gặp phải khi tổ

chức HĐTN. Tổ chức thảo luận đóng góp ý kiến cho các báo cáo tham luận, hoặc đưa ra biện pháp giải quyết những vấn đề khó khăn vừa nêu.

- Thơng qua kế hoạch trước tổ/khối: Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia vào kế hoạch phát triển năng lực tổ chức HĐTN và đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt nhất cho buổi họp chuyên môn, chuyên đề. Phân công, phân quyền cho TTCM, GV tham gia vào xây dựng kế hoạch. Thực hiện kiểm tra, giám sát, theo dõi tiến trình thực hiện của buổi họp chun mơn, chun đề. Từ đó tổng hợp các ý kiến hay cần tham khảo, các biện pháp hiệu quả có thể áp dụng cho trường mình. Đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm của buổi họp vấn đề làm được và chưa làm được để các buổi họp sau tiến hành tốt hơn.

- Xây dựng nội dung chuyên đề sinh hoạt tổ khối chuyên môn về HĐTN: + Chuyên đề về chương trình HĐTN;

+ Chuyên đề về thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề; + Chuyên đề về tổ chức HĐTN.

Mỗi chuyên đề này cần quan tâm đến: mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành, đánh giá kết quả.

c. Cách thức tiến hành

- Đưa vào trong KH năm học (CBQL nhà trường chỉ đạo): Tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu nhiệm vụ năm học, các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, quy chế chuyên môn, những yêu cầu về thực hiện kế hoạch năm học của hiệu trưởng, phân phối chương trình và chuẩn kiến thức cho GV khi tham gia HĐTN.

- Tổ chức nghiên cứu bài học trong khâu xây dựng kế hoạch HĐTN và tổ chức HĐTN: hướng dẫn cho GV cần xác định trọng tâm của từng chương, từng bài, đặc biệt cần chú ý các phương tiện dạy học: tranh ảnh, mơ hình để chuẩn tổ chức HĐTN. Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình, những thay đổi về nội dung, PPDH, những sửa đổi trong chương trình theo hướng dẫn của Bộ

Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch HĐTN của GV phải được góp ý và thống nhất chung của tổ đối với từng khối lớp và phải được ký duyệt.

- Tổ chuyên môn thu thập kết quả đạt được và chưa được về thực hiện SHCM năng lực tổ chức HĐTN. Các thành viên trong tổ tham gia ý kiến, phân tích, phát huy, phổ biến kinh nghiệm những kết quả thực hiện tốt đồng thời tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục những mặt hạn chế.

- Tổ chuyên môn quan sát và kiểm tra năng lực tổ chức HĐTN thường xuyên, nhất là đối với GV chưa có nhiều kinh nghiệm. Tùy theo mục đích đánh giá, nhận xét về yêu cầu năng lực cần thực hiện, tổ chun mơn có thể giao cho GV chuẩn bị để tiến hành qua kiểm tra để điều chỉnh, phát triển năng lực.

d. Điều kiện thực hiện

GV thấy được ý nghĩa, vai trò của năng lực tổ chức HĐTN, GV cần hiểu rõ những biểu hiện của năng lực tổ chức HĐTN, tạo cơ hội để GV trải nghiệm, thơng qua các tình huống để thực hành cho đến khi thành thạo. Cần có những điều kiện cần thiết cho việc triển khai ứng dụng các năng lực tổ chức HĐTN, nội dung và tài liệu bồi dưỡng; đặc biệt quan tâm yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ việc thực hiện năng lực, tâm thế, nhu cầu học tập của GV và thời gian dành cho khóa bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)