Khái quát về Chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Khái quát về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên ở

1.3.1. Khái quát về Chương trình hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

Theo chương trình giáo dục phổ thơng được Bộ GD&ĐT công bố ngày 27/7/2018: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, hoạt động này được gọi là Hoạt động trải nghiệm; ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Hoạt động trải nghiệm nhằm giúp học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống gia đình, nhà trường và xã hội; tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động; trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, lựa chọn ý tưởng hoạt động; dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kỹ năng sống cơ bản, thói quen tích cực, nề nếp học tập, hành vi ứng xử văn hố ở phổ thơng; khẳng định được giá trị riêng, phù hợp với chuẩn mực

đạo đức chung; giúp học sinh thể hiện tình u đất nước, con người, trách nhiệm cơng dân,… bằng việc làm, hành động cụ thể, thiết thực và bằng các hoạt động cống hiến xã hội, phục vụ cộng đồng.

Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động lao động; tham gia phục vụ cộng đồng phù hợp với lứa tuổi; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp, định hướng được nghề nghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp của nghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kế hoạch đường đời; có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hố và cách mạng cơng nghiệp mới.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng đến phát triển ở học sinh tiểu học những phẩm chất chung (5 phẩm chất) và những năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và những năng lực đặc thù (năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và điều chỉnh hoạt động) với 3 mạch nội dung chính (hoạt động hướng đến bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên).

Với đặc thù là hoạt động giáo dục bắt buộc, hoạt động trải nghiệm được thiết kế hướng đến mục tiêu và yêu cầu cần đạt xuyên suốt từ bậc tiểu học đến bậc trung học phổ thông, với mạch nội dung của hoạt động trải nghiệm được quy định trong chương trình xuyên suốt theo 4 mạch nội dung trong đó ở bậc tiểu học tập trung vào 3 mạch nội dung chính: hoạt động hướng đến bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên; bậc thung học cơ sở và trung học phổ thơng có thêm mạch nội dung Hoạt động hướng nghiệp. Với đặc trưng là hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thơng, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm được tiến hành đa dạng như: hình thức tổ chức hoạt động mang tính thể nghiệm tương tác, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm mang tính khám phá, hình thức tổ chức mang tính cơng hiến, hình thức mang tính nghiên cứu. Với những hình thức trên giáo viên có thể lực chọn những cách thức

tổ chức khác nhau như: sân khấu hóa, diễn đàn, giao lưu, trị chơi,... Kết quả quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm của học sinh cũng được đánh giá, chủ thể tham gia quá trình đánh giá đa dạng, cơng cụ và kênh đánh giá phong phú, đây là một điểm mới trong thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục được triển khai trong chương trình giáo dục phổ thơng 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường tiểu học thành phố (Trang 26 - 28)