Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 63 - 67)

8. Bố cục của luận văn

2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

2.7.1. Điểm mạnh

Đa số học sinh tiểu học huyện Ngọc Hiển có nhận thức về chuẩn mực đạo đức chủ yếu là các chuẩn mực đạo đức truyền thống giữ vai trò nền tảng như lòng nhân ái, yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, kính thầy yêu bạn, sẵn sàng giúp đỡ người khác,…Các em đã vươn lên tự khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, có ước mơ, hoài bão cao đẹp. Nhiều học sinh đã không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực để phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

Ban Giám hiệu các trường tiểu học đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của GDĐĐ cho học sinh, đã có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học.

2.7.2. Điểm yếu

Từ kết quả điều tra bằng phiếu cũng như trao đổi trực tiếp, tổng kết thực tiễn, cho thấy những năm gần đây quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học huyện Ngọc Hiển, mặc dù các cán bộ giáo viên của các trường đều có nhận thức về tầm quan trọng của QLGDĐĐ cho học sinh nhưng thực sự chưa sâu sắc. Trên thực tế vẫn còn nhiều giáo viên khi lên lớp chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức, làm sao truyền thụ được hết nội dung trong bài học mà ít quan tâm đến

việc liên hệ thực tế, quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức. Ngoài ra việc xây dựng và triển khai kế hoạch, hoạt động giáo dục đạo đức còn mang tính thụ động, kế hoạch tổ chức GDĐĐ cho học sinh ở tầm vĩ mô, thường xuyên và liên tục mà chỉ khi nào cấp trên như Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo phát động mới thực hiện tốt.

Nhà trường còn đang tồn tại các hình thức, giải pháp GDĐĐ đơn điệu, chủ yếu là các bài giáo huấn về nội qui của nhà trường, kỷ cương nền nếp nên kết quả QLGDĐĐ đạt kết quả chưa cao. Một điều hạn chế đó là sự kết hợp của ba môi trường giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa được thực hiện tốt, mang tính đồng bộ và nhất quán chưa cao. Ngoài ra còn việc kiểm tra đánh giá quá trình rèn luyện GDĐĐ chưa thường xuyên dẫn đến việc chưa khuyến khích được mọi lực lượng xã hội tham gia QLGDĐĐ cho học sinh trường.

Tóm lại, kết quả khảo sát học sinh và các LLGD, cho thấy một số yếu tố chủ yếu tác động trực tiếp tác động đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Từ những yếu tố trên đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến giáo dục đạo đức cho học sinh và ở các mức độ ảnh hưởng khác nhau, có thể đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Nguyên nhân thứ nhất: là những nguyên nhân mang tính chủ quan như: đó là sự thiếu ý thức, thiếu tự chủ hay bị cám dỗ lôi kéo từ các phần tử không tiến bộ. Học sinh sống trong gia đình chưa được hưởng nền giáo dục tốt tạo cho họ có những thói quen không tốt, không tự giác rèn luyện bản thân.

- Nguyên nhân thứ hai: là những nguyên nhân mang tính khách quan như: Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của xã hội; sự bùng nổ của thông tin văn hóa; đời sống hiện nay còn nhiều khó khăn,…đã ảnh hưởng đến học sinh rất nhiều. Thực tế, do sự phát triển của xã hội, do quá trình mở cửa và hội nhập, nên có nhiều luồng văn hóa xâm nhập vào nước ta, với tâm lý học sinh là thích cái mới, hay học hỏi đua đòi, vì vậy một bộ phận học sinh chạy theo cái mới một cách mù quáng mà không có nhận thức và sự hướng dẫn nhận thức đúng đắn. Với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay thì những luồng văn hóa tiêu cực, không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến học sinh một cách dễ dàng. Vì vậy vấn đề đặt ra ở chỗ phải giáo dục ý thức tự giác, biết nhận thức một vấn đề một cách đúng đắn. Vì khi nhận thức đúng thì hành động mới chuẩn xác.

- Nguyên nhân thứ ba: Là những nguyên nhân thuộc về quản lý xã hội và quản lý giáo dục. Trong các trường Tiểu học hiện nay chất lượng GDĐĐ và quản lý GDĐĐ chưa cao, các bộ phận chức năng trong nhà trường hoạt động chưa đồng

đều. Bên cạnh đó các lực lượng xã hội cũng chưa dành sự quan tâm đúng mức cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bởi nếu trong môi trường xã hội và trong trường tiểu học có các giải pháp hữu hiệu thì sẽ có tác động tích cực tới tâm lý của học sinh, giúp cho họ nhận thức đúng đắn cái đúng, ngăn chặn được những tác động tiêu cực của xã hội đồng thời phát huy được những mặt tốt, tích cực trong học sinh.

Tiểu kết chương 2

Công tác GDĐĐ cho HS ở trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã đạt được những thành tích đáng kể, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ giáo viên đã luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Chỉ đạo, dẫn dắt nhà trường theo đúng quy trình quản lý: Có thành lập ban chỉ đạo, có các kế hoạch hoạt động, có tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận, từng cá nhân trong nhà trường. Chính vì vậy phần lớn là số học sinh ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học tập, trở thành con ngoan trò giỏi. Tuy nhiên vẫn còn những trường hợp học sinh chưa ngoan, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều. Nguyên nhân cơ bản là công tác quản lý GDĐĐ cho HS còn hạn chế, các biện pháp quản lý GDĐĐ chưa thiết thực và khả thi. Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tòi nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS làm giảm hẳn tình trạng học sinh yếu kém về đạo đức.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)