Sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sin hở trường Tiểu

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 32 - 33)

8. Bố cục của luận văn

1.3.4. Sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sin hở trường Tiểu

Tiểu học

Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh, chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận và thực hiện đầy đủ nhất. Nhiều gia đình do cha mẹ nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục cho con cái, sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy, sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương không tốt của cha mẹ, người thân... đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy cần có sự giáo dục đúng mức, giáo dục toàn diện của cha mẹ đến con em mình, hình thành nề nếp đạo đức lối sống của con em mình, không ỷ lại vào nhà trường, xã hội.

Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, có tài, có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Một số cán bộ quản lý, giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Môi trường xã hội bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô được coi là nguyên nhân chung của tính quyết định xã hội, còn môi trường vi mô là những hoàn cảnh xã hội trực tiếp, mang tính đặc thù của tính quyết định xã hội. Đó có thể là hệ thống giáo dục địa phương, là nhà trường, gia đình... Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội (trong đó có gia đình, nhà trường, bạn bè...) có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất của con người không thể phát triển được.

Sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

Những tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển khoa học công nghệ, tác động của lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức. Vì vậy, việc tạo ra một môi trường đảm bảo cho nhân cách có sự phát triển hài hoà trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là điều vô cùng cần thiết.

1.3.5. Điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)