Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 34 - 38)

8. Bố cục của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học học

Quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh phải bắt đầu từ xác định mục tiêu hoạt động GDĐĐ, đưa mục tiêu hoạt động GDĐĐ vào trong kế hoạch chung toàn trường. Đó là những phẩm chất cần có và có thể đạt được của học sinh trong môi trường giáo dục nhà trường, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện kinh tế - xã hội địa phương. Khi xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức trước hết phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về nguồn lực con người, về những chủ trương phát triển giáo dục, nhất là những quan điểm về đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo đã được đề cập trong Nghị quyết đại hội lần thứ X và XI của Đảng. Trên cơ sở những tư tưởng, quan điểm cơ bản của Đảng, căn cứ quan trọng khác trong xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức phải là mục tiêu giáo dục quốc gia đã được xác định cho từng cấp học, bậc học, được các cơ quan quản lý giáo dục đào tạo địa phương triển khai. Khi cụ thể hóa mục tiêu giáo dục của mỗi trường cần phải tính đến các điều kiện thực hiện, những đặc điểm kinh tế xã hội địa bàn để phản ánh được nét độc đáo của địa phương, vừa thuận lợi cho tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục của nhà trường. Như vậy, quá trình giáo dục đạo đức học sinh vừa phấn đấu đạt được các tiêu chí chung

của cả nước, vừa chứa đựng những giá trị riêng, phản ánh điều kiện và đặc điểm riêng của nhà trường.

Cán bộ quản lý triển khai giáo viên toàn trường nắm về mục tiêu giáo dục đạo đức. Thực tế cho thấy, các thầy cô thường chú trọng trang bị kiến thức, quan tâm nhiều đến kết quả nắm kiến thức, kỹ năng theo chương trình đào tạo nhiều hơn. Trong khi đó, giáo dục phẩm chất, trong đó có giáo dục đạo đức phải hướng vào rèn luyện biến kiến thức, kỹ năng thành thế giới qua, niềm tin, phẩm chất nhân cách ổn định của học sinh thì chưa được chú trọng. Vì thế, vai trò của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là phải làm cho các thầy cô thực sự hiểu “dạy chữ để dạy người”, luôn có ý thức và có biện pháp tiếp tục kết quả tiếp thu kiến thức thành phẩm chất đạo đức của học sinh một cách hiệu quả. Cùng với nhận thức đúng yêu cầu giáo dục đạo đức, công tác quản lý phải bố trí lực lượng phù hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng; bảo đảm các điều kiện về môi trường tự nhiên và xã hội; bảo đảm các phương tiện, kinh phí để các hoạt động giáo dục diễn ra đúng kế hoạch đã xác định.

Lãnh đạo nhà trường quan sát, hỗ trợ GV thực hiện mục tiêu GDĐĐ. Đây là việc xác định những nhiệm vụ, những công việc cụ thể để đạt được mục tiêu. Từng công việc, nhiệm vụ giáo dục phải xác định rõ người chủ trì, lực lượng tham gia, các mốc thời gian hoàn thành, điều kiện, phương tiện bảo đảm cho các hoạt động giáo dục. Trong kế hoạch cần xác định cả những cách thức và tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục từng giai đoạn nói chung cũng như đánh giá mức độ hoàn thành từng công việc, nhiệm vụ.

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học học

- Quản lý các yếu tố đầu vào: Quản lý nội dung chương trình giáo dục; quản lý giáo viên; quản lý học sinh; quản lý cơ sở vật chất và tài chính.

- Quản lý quá trình giáo dục: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên; quản lý học tập của học sinh; quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Quản lý các yếu tố đầu ra: Quản lý các yếu tố đầu ra là nhằm đánh giá liên quan đến đo lường việc đạt được các mục tiêu đã đề ra, giải thích các dữ liệu và cung cấp thông tin cho phép quyết định điều chỉnh hoặc duy trì, nâng cao mục tiêu sản phẩm đầu ra. Cụ thể là kết quả rèn luyện đạo đức và xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường trung học cơ sở.

Quản lý các yếu tố thuộc về bối cảnh của giáo dục: Đánh giá tác động của các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của ngành liên quan đến giáo dục ở trường trung học cơ sở; đánh giá tác động của các yếu tố bối cảnh như sự phát triển

khoa học kỹ thuật hiện nay; tác động của điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

1.4.3. Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học cho học sinh ở trường tiểu học

Hiện nay có nhiều hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia thành 3 loại sau đây:

-Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học là nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.

- Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo ngoài giờ lên lớp:

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú về nội dung và hình thức tổ chức như các hoạt động tập thể, vui chơi sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ, thể dục thể thao ... Các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh trải nghiệm và hình thành các quan hệ đạo đức, rèn luyện các hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

- Thông qua hoạt động này, học sinh có điều kiện rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần trách nhiệm, có cơ hội mở rộng và hài hòa các mối quan hệ khác nhau trong xã hội.

Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự giáo dục với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội: Sự phối hợp này thể hiện chức năng xã hội hóa trong vấn đề giáo dục đạo đức và có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiệm vụ của các cán bộ quản lý và các nhà giáo dục là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời để tìm ra biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo mối đồng thuận cao giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

1.4.4. Quản lý các điều kiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học trường tiểu học

Hoạt động GDĐĐ cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, hoạt động này cũng cần đến những trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình hoạt động. Hình thức tổ chức phong phú cùng với các thiết bị hiện đại, phù hợp sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các hoạt động.

Đối với tất cả các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động GDĐĐ cần được quản lý theo danh mục và đầu tài liệu, đầu văn bản. Cán bộ quản lý và GV lấy đó làm cơ sở hướng dẫn chính tạo một khung kế hoạch thống nhất và hợp chủ đề hoạt động trong từng tháng và trong cả năm học. Những tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên sâu, các nghiên cứu về biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động

GDĐĐ được sử dụng như những tài liệu tham khảo, vận dụng cách làm, vận dụng các phương pháp và hình thức hay, phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động GDĐĐ như trang thiết bị về âm thanh, ánh sáng, mô hình, nhà thể chất, nhà đa năng, thư viện…. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động GDĐĐ, trong quá trình sử dụng cần được bảo quản và quản lý hiệu quả, tránh thất thoát và hư hỏng, giảm chất lượng, tạo hiệu ứng kém làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường nói chung, của hoạt động GDĐĐ nói riêng.

1.4.5. Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học trường tiểu học

Để học sinh phát triển toàn diện, không phải chỉ có nhà trường, gia đình mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường; gia đình; xã hội. Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp trong việc tổ chức hoạt động GDĐĐ gồm có Công Đoàn nhà trường, Đoàn thanh niên, giáo viên, Ban đại diện phụ huynh học sinh, một số tổ chức, đoàn thể ngoài xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Công an, Y tế, …Mỗi lực lượng này đều có thế mạnh riêng vì vậy việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động GDĐĐ chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trường. Vì vậy, cần có sự quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các lực lượng tham gia vào hoạt động GDĐĐ để tăng hiệu quả hoạt động GDĐĐ.

1.4.6. Quản lý kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học

Kiểm tra và điều chỉnh trong mọi hoạt động giáo dục đều là khâu chủ yếu để phát hiện kịp thời, điều chỉnh một cách hiệu quả mọi sai lệch của quá trình giáo dục đối với mục tiêu đã đề ra ban đầu. Trong giáo dục đạo đức, công tác kiểm tra đánh giá là một nhiệm vụ khó khăn của công tác quản lý vì, đánh giá thái độ, phẩm chất của một con người là một quá trình lâu dài, thông qua nhiều biểu hiện trong thực tiễn cuộc sống. Không giống như kiểm tra, đánh giá kiến thức của thầy cô, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức là đánh giá giá tiếp thông qua những biểu hiện. Do đó không thể dựa vào đánh giá chủ quan của cá nhân; không thể căn cứ vào một vài biểu hiện bên ngoài đơn giản và nhất là không được kết luận phiến diện vội vàng. Cần có chiến lược tổ chức chu đáo, có sự phân công theo dõi thường xuyên, đồng thời có sự phân tích xem xét mỗi hiện tượng, kết luận về từng con người một cách thấu đáo. Người được phân công kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học

sinh phải được lựa chọn, huấn luyện về kỹ năng, phương pháp đầy đủ. Mặt khác, cần có biện pháp xây dựng những tiêu chí đánh giá một cách khoa học, bảo đảm tính công bằng, công khai và khách quan.

Các kết quả kiểm tra đánh giá kết quả cần phải được xem xét trong điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục. Đây không chỉ là công việc của thầy cô mà quan trọng là các biện pháp triển khai của công tác quản lý. Thầy cô có thể kịp thời điều chỉnh những tác động cụ thể của từng học sinh, của một nhóm. Nhưng công tác quản lý phải quan tâm tình hình chung. Trên cơ sở những thông tin thu thập được qua kiểm tra, đánh giá tình hình, công tác quản lý cần phân tích kỹ, phát hiện những dấu hiệu chung, tìm ra nguyên nhân của tình hình để có nhận định khái quát mới có thể có quyết định quản lý phù hợp nhằm điều chỉnh, bổ sung, tăng cường về nội dung, về phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)