Thực trạng đạo đức của học sinh trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 44 - 47)

8. Bố cục của luận văn

2.3. Thực trạng đạo đức của học sinh trường tiểu học

2.3.1. Thực trạng nhận thức về các chuẩn mực đạo đức của học sinh ở trường tiểu học trường tiểu học

Nhận thức và thái độ đạo đức có ảnh hưởng quyết định đến hành vi đạo đức. Để hiểu được suy nghĩ của các em về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của học sinh khối lớp 4 và 5 của các trường tiểu học và đã có kết quả thông qua bảng

Bảng 2.1. Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của GDĐĐ

TT Vai trò đạo đức trong học sinh Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Rất cần thiết 87 87

2 Cần thiết 7 7

3 Không cần thiết 6 6

Thông qua bảng thống kê 2.1 cho thấy, phần lớn các em học sinh đều có nhu cầu được GDĐĐ trong nhà trường. Cụ thể, 87 học sinh trong số 100 học sinh được hỏi cho rằng GDĐĐ là điều rất cần thiết trong trường học, chiếm tỷ lệ 87%. Điều đó chứng tỏ rằng các em mong muốn được GDĐĐ để hoàn thiện nhân cách của mình. Do vậy chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm đến GDĐĐ cho học sinh trường Tiểu học một cách thiết thực và phù hợp với lứa tuổi. Trong số 6% còn lại là những học sinh coi nhẹ vấn đề GDĐĐ.

Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho học sinh Tiểu học

STT Các phẩm chất Tỉ lệ (%)

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng

1 Lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà

78 22 0

2 Ý thức tổ chức kỷ luật, tổ chức kỷ luật, thực hiện nội quy trường lớp

68 20 12

3 Lòng yêu thương quê hương đất nước

82 18 0

4 Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường

75 14 11

5 Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè

69 20 11

6 Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng

70 20 10

7 Tinh thần lạc quan yêu đời

Trong các phẩm chất đạo đức đã nêu, phần lớn các em đều cho rằng rất quan trọng, như vậy các em học sinh có nhu cầu lớn trong quá trình GDĐĐ ở nhà trường. Trong đó những đức tính yêu quê hương đất nước có 82% đánh giá rất quan trọng và 18% đánh giá quan trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ có 78% đánh giá rất quan trọng và 22% đánh giá quan trọng, hai phẩm chất đạo đức này được các em quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên những phẩm chất như tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, tinh thần lạc quan yêu đời thì học sinh ít quan tâm. Từ kết quả của khảo sát trên cho thấy nhà trường đã chú trọng đến việc giáo dục cho học sinh những phẩm chất cần thiết cho một công dân, nhưng chưa toàn diện, đặc biệt là những phẩm chất có liên quan đến thái độ của mình đối với cuộc sống, đối với xã hội, đối với con người, đối với công việc tập thể.

Chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL và GV về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho học sinh thông qua trao đổi trực tiếp thì 100% CBQL và GV cho rằng các phẩm chất đạo đức cần thiết và phù hợp giáo dục cho học sinh Tiểu học.

2.3.2. Thực trạng hành vi đạo đức của học sinh ở trường tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng hành vi đạo đức của học sinh ở trường tiểu học, tác giả tiến hành khảo sát lấy ý kiến HS ở các trườngtiểu học trong huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau kết quả khảo sát được tổng hợp bên dưới:

Bảng 2.3. Ý kiến đánh giá về hành vi đạo đức của học sinh

STT Hành vi biểu hiện Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên 1 Gây gổ đánh nhau 48 12 40 2 Bỏ giờ, trốn học 10 80 10 3 Không chấp hành tốt nội qui 24 20 56 4 Ý thức học tập kém 18 22 60 5 Thiếu tôn trọng thầy cô 19 30 51

6 Ít tham gia hoạt

Kết quả khảo sát cũng cho còn một số hành vi xấu mà học sinh vẫn còn mắc phải. Nhưng những hành vi biểu hiện không tốt của học sinh trường hiện nay rất phức tạp. Cho nên, ngoài việc khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi, còn phải tiến hành phỏng vấn sâu, trò chuyện trực tiếp với các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Tuy có nhận định về mức độ vi phạm có khác nhau nhưng về cơ bản đều thống nhất rằng: học sinh hiện nay có những biểu hiện không tốt như: gây gổ đánh nhau thường xuyên chiếm 48%, không tôn trọng thầy cô, ít tham gia các hoạt động nhà trường thường xuyên chiếm 25%,... Đây là những biểu hiện không tốt đáng lo ngại của một bộ phận học sinh. Chính vì vậy, nhà trường cần quan tâm, phát hiện và uốn nắn kịp thời cả về nhận thức lẫn hành động của các em học sinh.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)