Chất lượng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là năng lực sư phạm) tham gia

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 39)

8. Bố cục của luận văn

1.5.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là năng lực sư phạm) tham gia

GDĐĐ

Đội ngũ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đức HS. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên quyết định chất lượng đạo đức học sinh. Đối với công tác giáo dục đạo đức, chất lượng đội ngũ thể hiện ở phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi cán bộ giáo viên. Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, mỗi cán bộ giáo viên phải là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tạn tâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín với học sinh, được học sinh mến phục. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp hiệu quả quản lý công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức nói riêng.

Đội ngũ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đức HS. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên quyết định chất lượng đạo đức học sinh. Đối với công tác giáo dục đạo đức, chất lượng đội ngũ thể hiện ở phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi cán bộ giáo viên. Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, mỗi cán bộ giáo viên phải là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tạn tâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín với học sinh, được học sinh mến phục. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp hiệu quả quản lý công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức nói riêng. chẽ của 3 môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội. Trong mối quan hệ đó nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo.

Thông qua hội PHHS, nhà trường chủ động tuyên truyền, giúp gia đình nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của PHHS trong việc phối hợp với nhà trường, với thầy cô giáo để GDĐĐ cho HS. Đồng thời nhà trường cùng gia đình bàn bạc để thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình trong việc giáo dục HS nói chung, GDĐĐ cho HS nói riêng. Nhà trường yêu cầu PHHS phải thường xuyên liên hệ với thầy cô giáo để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình. Đồng thời PHHS thông báo với nhà trường tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở gia đình. Sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp điều chỉnh kịp thời quá trình học tập, hành vi đạo đức cho HS.

Nhà trường phải tích cực liên hệ với chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể… trên địa bàn để bàn bạc, phối hợp GDĐĐ cho HS theo nội dung yêu cầu của nhà trường. Đồng thời nhà trường liên hệ với các đoàn thể, tổ chức cho HS các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, lao động…Qua thực tiễn hoạt động đó, Việc GDĐĐ cho HS sẽ sinh động hơn, ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của HS sẽ bộc lộ một cách cụ thể. Đây là điều kiện tốt giúp nhà trường điều chỉnh phương pháp cách thức tổ chức, từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)