Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 88 - 120)

8. Bố cục của luận văn

3.5. Kết quả khảo nghiệm

3.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

STT Tên biện pháp Mức độ khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

80 20 0

2

Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

92 8 0

3

Tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh

STT Tên biện pháp Mức độ khả thi (%) Rất khả thi Khả thi Không khả thi Cà Mau. 4

Xây dựng nội dung phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

86 14 0

5

Tăng cường các điều kiện tổ chức trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

84 16 0

6

Xây dựng các tiêu chí, thang đánh giá đảm bảo độ chính xác, tinh cậy về công tác hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

86 14 0

Qua kết quả có được từ việc thăm dò ý kiến các nhà quản lý và giáo viên, tôi có thể nhận thấy các nhóm biện pháp đề xuất đều được sự đồng thuận cao.

Tính khả thi của các biện pháp được các GV tương đối thống nhất nên tỉ lệ đánh giá các ý kiến đánh giá các biện pháp rất tập trung. Các biện pháp đều được đánh giá là có mức độ khả thi cao. Để làm được rõ hơn kết quả thu được từ khảo sát GV và CBQL chúng tôi thể hiện % qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

Tóm lại, kết quả thăm dò mức độ cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau cho thấy, phần lớn GV được thăm dò đã tán thành với những biện pháp mà tác giả đã xây dựng. Trong đó, ý kiến đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và rất khả thi đạt tỉ lệ cao hơn các mức độ khác. Điều này chứng tỏ các biện pháp đã xây dựng là phù hợp, đáp ứng yêu cầu của quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh Tiểu học trên địa bàn khảo nghiệm.

Quá trình khảo nghiệm cùng những kết quả rút ra sau khảo nghiệm cho thấy: mục đích khảo nghiệm đã được hoàn thành, tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được khẳng định. Thực hiện các biện pháp đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Tiểu kết chương 3

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là một quá trình lâu dài và phức tạp. Đó là quá trình thực hiện đồng bộ giữa nâng cao nhận thức và hình thành thái độ, cảm xúc, niềm tin và thói quen hành vi theo các chuẩn mực đạo đức. Để quá trình đó mang lại hiệu quả như mong muốn cần phải thực hiện đồng bộ và gắn bó các giải pháp này với nhau, làm tiền đề cho nhau nhằm đạt được kết quả tối ưu trong hệ thống quản lý của các trường tiểu học.

Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau mà chúng tôi đề xuất đã được khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi và đều được đa số người tham gia khảo nghiệm tán thành. Việc thực hiện một số biện pháp trên một cách hệ thống và đồng bộ chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau nói riêng và các trường tiểu học trong cả nước nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Mục tiêu giáo dục đào tạo của chúng ta trong giai đoạn hiện nay là phát triển con người toàn diện trong đó “đức dục, trí dục” là hai yêu cầu cơ bản. Giáo dục đạo đức cho học sinh là việc làm có tính cấp thiết. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành GD mà là của toàn xã hội. Điều này đã được ghi trong các văn kiện của Đảng cũng như các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Đó chính là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về GD toàn diện cho HS trong giai đoạn hiện nay.

Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, chúng tôi nhận thấy: lãnh đạo nhà trường đã có sự quan tâm đến hoạt động GDĐĐ cho học sinh, thực hiện tốt một số khâu trong quá trình GDĐĐ và quản lý hoạt động này. Tuy nhiên sự quan tâm ấy còn chưa thường xuyên, chưa sâu sắc. Nội dung GDĐĐ chưa phong phú, hình thức còn chưa đa dạng. Hệ thống các biện pháp quản lý được áp dụng trong công tác này chưa toàn diện, phù hợp và năng động. Vì thế mà chất lượng công tác GDĐĐ và chất lượng đạo đức học sinh chưa cao.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng của công tác quản lý giáo dục đạo đức, tác giả đề xuất 06 biện pháp tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Ngọc Hiển.

+ Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Biện pháp 2: Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Biện pháp 3: Tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Biện pháp 4: Xây dựng nội dung phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện tổ chức trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Biện pháp 6: Xây dựng các tiêu chí, thang đánh giá đảm bảo độ chính xác, tinh cậy về công tác hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nêu trên là khá cao, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý. Các giải pháp sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và các lực lượng giáo dục xác định đúng hơn tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, thấy

được vai trò, trách nhiệm của mình đối với mục tiêu của công tác này để có sự quan tâm đúng mức trong việc giáo dục đạo đức học sinh, giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả tài lẫn đức.

Sáu biện pháp đã được chúng tôi khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi, chứng tỏ luận văn giá trị khoa học và thực tiễn, phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức các hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề về công tác giáo dục đạo đức để các trường tiểu học có kỹ năng tổ chức, đổi mới phương pháp, tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.2. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo

Cần chỉ đạo các trường tiểu học trên địa bàn thành phố cụ thể hóa kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tham mưu giúp UBND huyện Ngọc Hiển các văn bản chỉ đạo công tác phối hợp các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.3. Đối với chính quyền địa phương

Hỗ trợ nhà trường đầu tư ngân sách, đảm bảo cơ sở vật chất cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng.

2.4. Đối với các trường tiểu học

Tích cực đổi mới hình thức tổ chức để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh; kịp thời khen thưởng, động viên, nhắc nhở học sinh trong công tác giáo dục đạo đức.

Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD nhằm tạo ra môi trường GDĐĐ toàn diện cho HS tiểu học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đào Duy Anh (1932), Hán Việt từ điển, Nxb văn hóa thông tin.

[2] Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới (Dự Án phát triển Giáo viên THPT & TCCN), Nxb Văn hóa – Thông tin. Hà Nội.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

[5] Các Mác, Ăng ghen, Lê Nin(1987) Về giáo dục - Nxb Sự Thật, Hà Nội [6] Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý quá trình sư phạm trong nhà trường phổ

thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.

[7] Phạm Khắc Chương (1995), Một số vấn đề của giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[8] Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương(2005), Đạo đức học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

[9] Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[10] Đặng Vũ Hoạt (1992), Đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức cho học sinh, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 8/1992.

[11] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, (1987), Giáo dục học, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[12] Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học - tập II, NXB Giáo Dục. [13] Hà Sĩ Hồ (1985), Những bài giảng về quản lý trường học, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[14] Nguyễn Hữu Hợp (2010), Giáo trình đạo đức và phương pháp giáo dục môn đạo đức ở trường tiểu học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[15] Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội.

[16] Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[17] Trần Kiểm (2008), Khoa học quản lý giáo dục – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[18] Nguyễn Văn Lê (1988), Đạo đức và lãnh đạo - Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[20] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Quản lý giáo dục: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[21] Vũ Đình Nho (1980), Một số vấn đề lý luận và tư tưởng về giáo dục đạo đức cách mạng trong trường học, Báo Nghiên cứu giáo dục.

[22] Hoàng Phê (chủ biên) (1995), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

[23] Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ngọc Hiển (2020), Báo cáo tổng kết năm 2019 -2020.

[24] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[25] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[26] Nguyễn Ngọc Quang (1990), Dạy học – con đường hình thành nhân cách, Trường Cán bộ Quản lí Trung Ương I-1990, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[27] Trần Quang (1999), Dạy đạo đức trong trường học, Báo giáo dục thời đại số 5/1999.

[28] Nguyễn Đức Quân (2007), Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục, Hà Nội.

[29] Nguyễn Gia Quý (1996), Bản chất của hoạt động quản lý, quản lý giáo dục, thành tựu và xu hướng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[30] Hà Nhật Thăng (2002), Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh niên- học sinh- sinh viên, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/2002. [31] Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho học sinh)

Để có cơ sở khoa học đề xuất một số biện pháp quản lý tốt hơn việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây:

Câu 1: Theo em, việc GDĐĐ cho học sinh có cần thiết không? a. Rất cần thiết

b. Cần thiết

c. Không cần thiết

Câu 2: Em hãy cho biết mức độ quan trọng những phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho học sinh tiểu học?

STT Các phẩm chất Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng 1 Lòng hiếu thảo với cha

mẹ, ông bà

2 Ý thức tổ chức kỷ luật, tổ chức kỷ luật, thực hiện nội quy trường lớp 3 Lòng yêu thương quê

hương đất nước 4 Ý thức bảo vệ tài sản,

bảo vệ môi trường 5 Tinh thần đoàn kết, sẵn

sàng giúp đỡ bạn bè 6 Lòng nhân ái, khoan

dung, độ lượng

7 Tinh thần lạc quan yêu đời

Câu 3: Theo em, những hành vi sao của học sinh ở trường tiểu học đang ở mức độ nào?

STT Hành vi biểu hiện Thường xuyên Bình thường Không thường xuyên 1 Gây gổ đánh nhau 2 Bỏ giờ, trốn học 3 Không chấp hành tốt nội qui 4 Ý thức học tập kém 5 Thiếu tôn trọng thầy cô

6 Ít tham gia hoạt động nhà trường

Câu 4: Em hãy cho biết ý kiến của mình về mục tiêu giáo dục đạo đức?

STT Mục tiêu Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng 1 Giáo dục lối sống cho

học sinh

2 Giáo dục thể chất 3 Giáo dục trí tuệ 4 Giáo dục thẩm mỹ 5 Giáo dục lao động

Câu 5: Em hãy cho biết ý kiến của mình về nội dung giáo dục đạo đức?

STT Nội dung Quan trọng nhất Quan trọng Ít quan trọng 1 Giáo dục cho HS các phẩm chất đạo đức truyền thống 2 Ý thức nền nếp, kỉ luật 3 Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh 4 Giáo dục ý thức tiết

kiệm, bảo vệ của công 5 Tuyên truyền các chính

Câu 6: Em hãy cho biết ý kiến của mình về phương pháp giáo dục đạo đức?

STT Phương pháp Thường

xuyên

Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ

1 Phương pháp đàm thoại 2 Phương pháp nêu gương 3 Phương pháp đóng vai 4 Phương pháp trò chơi 5 Phương pháp dự án

Câu 7: Em hãy cho biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh trong bảng dưới đây??

Sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội Quản lý GD của gia đình

Nội dung giáo dục đạo đức Đời sống vật chất

Sự quan tâm của GVCN

Tính tích cực của học sinh trong việc tự rèn luyện Ảnh hưởng của bạn bè

Phim ảnh, báo chí

Vai trò tự quản của học sinh

PHỤ LỤC 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên)

Để có cơ sở khoa học đề xuất một số biện pháp quản lý tốt hơn việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, mong đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây.

Câu 1: Thầy (cô) hãy cho biết ý kiến của mình về mục tiêu giáo dục đạo đức? STT Mục tiêu Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng 1 Giáo dục lối sống cho

học sinh

2 Giáo dục thể chất 3 Giáo dục trí tuệ 4 Giáo dục thẩm mỹ 5 Giáo dục lao động

Câu 2: Thầy (cô) hãy cho biết ý kiến của mình về nội dung giáo dục đạo đức? STT Nội dung Quan trọng nhất Quan trọng Ít quan trọng 1 Giáo dục cho HS các phẩm chất đạo đức truyền thống 2 Ý thức nền nếp, kỉ luật 3 Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh 4 Giáo dục ý thức tiết

kiệm, bảo vệ của công 5 Tuyên truyền các chính

sách pháp luật

Câu 3: Thầy (cô) hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức?

STT Phương pháp Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Ít khi Không bao giờ

1 Sinh hoạt về nội quy, điều lệ

2 Nêu gương người tốt, việc tốt 3 Phát động thi đua

khen thưởng, kỉ luật

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 88 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)