Quản lý kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 37 - 38)

8. Bố cục của luận văn

1.4.6. Quản lý kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục

trường tiểu học

Để học sinh phát triển toàn diện, không phải chỉ có nhà trường, gia đình mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường; gia đình; xã hội. Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp trong việc tổ chức hoạt động GDĐĐ gồm có Công Đoàn nhà trường, Đoàn thanh niên, giáo viên, Ban đại diện phụ huynh học sinh, một số tổ chức, đoàn thể ngoài xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Công an, Y tế, …Mỗi lực lượng này đều có thế mạnh riêng vì vậy việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động GDĐĐ chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trường. Vì vậy, cần có sự quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các lực lượng tham gia vào hoạt động GDĐĐ để tăng hiệu quả hoạt động GDĐĐ.

1.4.6. Quản lý kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học

Kiểm tra và điều chỉnh trong mọi hoạt động giáo dục đều là khâu chủ yếu để phát hiện kịp thời, điều chỉnh một cách hiệu quả mọi sai lệch của quá trình giáo dục đối với mục tiêu đã đề ra ban đầu. Trong giáo dục đạo đức, công tác kiểm tra đánh giá là một nhiệm vụ khó khăn của công tác quản lý vì, đánh giá thái độ, phẩm chất của một con người là một quá trình lâu dài, thông qua nhiều biểu hiện trong thực tiễn cuộc sống. Không giống như kiểm tra, đánh giá kiến thức của thầy cô, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức là đánh giá giá tiếp thông qua những biểu hiện. Do đó không thể dựa vào đánh giá chủ quan của cá nhân; không thể căn cứ vào một vài biểu hiện bên ngoài đơn giản và nhất là không được kết luận phiến diện vội vàng. Cần có chiến lược tổ chức chu đáo, có sự phân công theo dõi thường xuyên, đồng thời có sự phân tích xem xét mỗi hiện tượng, kết luận về từng con người một cách thấu đáo. Người được phân công kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học

sinh phải được lựa chọn, huấn luyện về kỹ năng, phương pháp đầy đủ. Mặt khác, cần có biện pháp xây dựng những tiêu chí đánh giá một cách khoa học, bảo đảm tính công bằng, công khai và khách quan.

Các kết quả kiểm tra đánh giá kết quả cần phải được xem xét trong điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục. Đây không chỉ là công việc của thầy cô mà quan trọng là các biện pháp triển khai của công tác quản lý. Thầy cô có thể kịp thời điều chỉnh những tác động cụ thể của từng học sinh, của một nhóm. Nhưng công tác quản lý phải quan tâm tình hình chung. Trên cơ sở những thông tin thu thập được qua kiểm tra, đánh giá tình hình, công tác quản lý cần phân tích kỹ, phát hiện những dấu hiệu chung, tìm ra nguyên nhân của tình hình để có nhận định khái quát mới có thể có quyết định quản lý phù hợp nhằm điều chỉnh, bổ sung, tăng cường về nội dung, về phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)