Biện pháp 4: Xây dựng nội dung phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 76 - 79)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở các

3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng nội dung phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo

Mau.

3.2.4.1. Mục đích

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường như: cán bộ quản lý, giáo viên, Công đoàn, Đoàn thanh niên và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm lôi cuốn được lực lượng xã hội to lớn tham gia vào sự nghiệp giáo dục nói chung và GDĐĐ cho học sinh nói riêng. Thông qua sự phối hợp này để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao các điều kiện đảm bảo đối với hoạt động GDĐĐ cho học sinh (về cơ sở vật chất, kinh phí) từ đó tiếp tục nâng cao chất lượng GDĐĐ và hiệu quả QLGDĐĐ cho học sinh.

Tạo môi trường thuận lợi để giáo dục học sinh, tạo sự đồng bộ thống nhất trong công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh

Ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tác động đến học sinh. Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường cùng chăm lo cho công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành

(1) Tăng cường sức mạnh và khả năng tổ chức phối hợp của các bộ phận, các thành viên trong nhà trường tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS

- Ban Giám hiệu nhà trường tiểu học:

+ Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nghiên cứu, nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp của hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

+ Chủ động lập kế hoạch GDĐĐ cho học sinh và hướng dẫn cho mọi người lập kế hoạch riêng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

+ Trực tiếp tổ chức chỉ đạo hoạt động GDĐĐ, chỉ đạo các cán bộ và giáo viên chủ nhiệm làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thống nhất các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường.

- Phối hợp với công an địa phương để bàn giải pháp ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường. Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ làm công tác GDĐĐ cho học sinh phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động GDĐĐ và đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh.

- Công đoàn nhà trường phối hợp với Ban nữ công nhà trường để giáo dục nữ sinh chậm tiến.

- Đoàn trường: Phối hợp với đoàn cấp trên để triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt động xã hội, văn hóa nghệ thuật mang tính giáo dục, tổ chức các cuộc thi, hoạt động sáng tạo, sinh hoạt câu lạc bộ,…

(2) Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội khác trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Trong thực tế, ngành giáo dục không thể tách ra, đơn độc trong cuộc chiến chống suy thoái đạo đức, mà cần có một chỗ dựa vững chắc là sự đồng thuận của gia đình và tiềm năng giáo dục của toàn xã hội. Do vậy Ban Giám hiệu nhà trường cần chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với Hội cha mẹ học sinh, với các tổ chức chính quyền địa phương để bàn bạc, thống nhất phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp với tâm sinh lý và đặc điểm học sinh của từng vùng miền.

tổng hợp của mọi nguồn lực, biến quá trình giáo dục học sinh thành nhiệm vụ của toàn dân. Đây là việc thực hiện “Cộng đồng hóa trách nhiệm” đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi trong việc QLGDĐĐ cho học sinh. Các lực lượng xã hội bao gồm: các cơ quan hành pháp quản lý xã hội, các đoàn thể chính trị, các tổ chức, đơn vị kinh tế, các tổ chức, các đơn vị kinh doanh, các cơ quan chức năng xã hội khác. Nội dung của phối hợp:

- Phối hợp với tổ chức Đảng trong việc chỉ đạo toàn dân tham gia giáo dục thế hệ trẻ.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục ý thức bảo vệ xã hội, giữ gìn trật tự, an ninh.

- Phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam để làm tốt công tác khuyến học, hòa giải, giáo dục cá biệt, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong học sinh.

- Phối hợp Đoàn thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, lý tưởng, đấu tranh phòng chống các hiện tượng tiêu cực xã hội, góp phần lành mạnh hóa xã hội.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, đơn vị kinh tế trong việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và tạo điều kiện cho học sinh làm quen với thực tế.

- Phối hợp các cơ quan truyền thông, văn hóa thể thao, bệnh viện để tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

- Đại diện Hội Cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi thảo luận nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp GDĐĐ cho học sinh giữa các lực lượng GD trong và ngoài trường. Tham mưu cho các lực lượng xã hội về nội dung phối hợp.

- Xây dựng và đề xuất cơ chế làm việc, hình thức kết hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà trường phối hợp chặt chẽ với các trường tiểu học trên địa bàn trong việc GDĐĐ cho học sinh. Vì học sinh có mối quan hệ trên địa bàn, mối quan hệ liên trường và các mối quan hệ khác nên dễ tụ tập, lôi kéo theo nhóm chính thức và nhóm không chính thức để có những hành vi xấu. Chính vì vậy các nhà trường tiểu học cần phải có thông tin kịp thời về các vụ việc có liên quan để cùng phối hợp xử lý.

- Phân công cụ thể từng người, từng tổ chức đảm nhiệm phụ trách công việc; định kỳ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Nhà trường thực hiện qui trình thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, Bầu trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường phổ biến kế hoạch giáo dục đạo đức cho cha mẹ học sinh, thống nhất xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm, với ĐTN và các lực lượng xã hội khác trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh phân công thành viên nắm bắt tình hình của trường, của lớp để kịp thời kết hợp xử lý những tình huống học sinh vi phạm đạo đức. Cuối tuần, cuối tháng trao đổi, rút kinh nghiệm, đề xuất với GVCN, với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

- Tổ chức họp cha mẹ học sinh định kỳ 3lần/ 1 năm học, ngoài ra những lớp có nhiều học sinh vi phạm, lớp chậm tiến bộ…có thể họp đột xuất để bàn biện pháp giáo dục học sinh.

- Thực hiện tốt việc thông tin 2 chiều giữa GVCN và cha mẹ học sinh bằng điện thoại, bằng sổ liên lạc hàng tháng, bằng việc gặp gỡ trao đổi với cha mẹ học sinh tại trường, bằng cách xuống trực tiếp gia đình…Trong thực tiễn, nếu giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp chặt chẽ với gia đình thì hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh sẽ cao.

- Nhà trường mời đại diện cha mẹ học sinh tham gia các cuộc họp, hội thảo về giáo dục đạo đức. Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh được tham gia vào hội đồng khen thưởng, hội đồng kỷ luật học sinh.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của Đảng ủy đối với Đoàn thanh niên, sự phối kết hợp chặt chẽ với các phòng chức năng, CBQL, giáo viên cũng như tổ chức tốt mối liên hệ với các đơn vị, tổ chức khác.

Người phụ trách công việc tổ chức phối hợp phải nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có kiến thức về GDĐĐ cho học sinh và có khả năng giao tiếp tốt.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện tổ chức trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)