Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 29 - 34)

8. Bố cục của luận văn

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở trường tiểu học

1.3.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học

Mục tiêu của giáo dục đạo đức là chuyển hoá những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.

- Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức. Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về bản chất, nội dung các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức.

- Về thái độ tình cảm: Giúp học sinh có thái độ đúng đắn với các quy phạm đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúc với hiện thực xung quanh. Để các em có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức, phi đạo đức trong xã hội và có thái độ đúng đắn về hành vi đạo đức của bản thân.

- Về hành vi: Có các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, tích cực.

1.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học

Nội dung giáo dục đạo đức thông qua môn đạo đức, nếp sống thanh lịch văn minh và được tích hợp từ các môn học trong chương trình học của học sinh đảm bảo các nội dung:

-Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với xã hội như: Giáo dục lòng yêu hương đất nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc; Giáo dục niềm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; Giáo dục lòng tôn trọng, giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc, có thái độ tiến bộ đối với các giá trị truyền thống và tinh thần quốc tế vô sản; Biết ơn các vị tiền liệt có công dựng nước và giữ nước, giáo dục lòng tin yêu Đảng Cộng Sản Việt Nam và kính yêu Bác Hồ.

- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với lao động: Giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn đối với lao động, biết yêu thích lao động, chăm chỉ học tập, say mê khoa học, biết quý trọng người lao động dù lao động chân tay hay lao động trí óc.

- Giáo dục quan hệ cá nhân học sinh đối với tài sản xã hội, di sản văn hóa và thiên nhiên: Giáo dục yêu cầu bản thân các em phải có ý thức giữ gìn, tiết kiệm, bảo vệ của công, không xâm phạm tài sản chung và của cải riêng của người khác. Biết bảo vệ môi trường tự nhiên nơi cư trú, học tập và nơi công cộng.

- Giáo dục quan hệ cá nhân của học sinh đối với mọi người xung quanh: Giáo dục các em biết kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị và những người lớn tuổi; Biết kính trọng, lễ phép, lòng biết ơn đối với thầy cô giáo; Đối với em nhỏ phải có sự cảm thông, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha; Giáo dục tình bạn chân thành, tình yêu chân chính, dựa trên sự cảm thông, hết sức tôn trọng và có cùng mục đích lý tưởng chung. Có tinh thần khiêm tốn, luôn lắng nghe và biết học hỏi. Giáo dục tính thông cảm, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lợi ích và ý chí tập thể.

- Giáo dục quan hệ cá nhân đối với bản thân: Phải luôn tự nghiêm khắc đối với bản thân mình khi có sự sai phạm; bản thân có đức tính khiêm tốn, thật thà, có tính kỷ luật, có ý chí, có nghị lực, có tinh thần dũng cảm, lạc quan yêu đời…

- Giáo dục cho học sinh có tính nhân văn, biết cảm thụ với cái đẹp, biết bảo vệ hòa bình, sống thân thiện với môi trường,…

1.3.3. Phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Tiểu học

Phương pháp GDĐĐ là cách thức hoạt động chung giữa giáo viên (GV), tập thể HS và từng HS nhằm giúp HS lĩnh hội được nền văn hoá đạo đức của loài người và của dân tộc.

Các phương pháp GDĐĐ rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại như:

- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị

trước.

- Phương pháp nêu gương: Dùng những tấm gương của của cá nhân, tập thể để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó. Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm đạo đức cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung đạo đức mới.

- Phương pháp đóng vai: Là tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vật trong những tình huống đạo đức gia đình để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử.

- Phương pháp trò chơi: Tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua những trò chơi cụ thể.

- Phương pháp dự án: Là phương pháp trong đó người học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa giáo dục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh. Thực hành nhiệm vụ này người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch hành động đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

Hiện nay có nhiều hình thức GDĐĐ cho học sinh được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia làm 2 loại:

GDĐĐ thông qua các môn học nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị đạo đức cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân. Thông qua các môn học giúp cho học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan; Giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; Tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN. Làm cho học sinh chiếm lĩnh được một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, những nhận thức khoa học, học sinh tiếp thu các giá trị đạo đức, mặt khác còn góp phần sáng tạo ra các giá trị mới, hình thành ý thức đạo đức, thực hành, rèn luyện đạo đức trong đời sống hàng ngày... Từ đó học sinh biết cách ứng xử, cách quan hệ với mọi người, hình thành hành vi đạo đức đúng đắn.

GDĐĐ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Giúp củng cố, mở rộng và khơi sâu các hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức, rèn luyện kỹ xảo và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng: Hái hoa dân chủ; hội diễn văn nghệ; thi làm báo tường; thi kể chuyện; trò chơi, các buổi ngoại khóa về các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường,

góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội.

1.3.4. Sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Tiểu học

Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh, chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận và thực hiện đầy đủ nhất. Nhiều gia đình do cha mẹ nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục cho con cái, sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy, sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương không tốt của cha mẹ, người thân... đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy cần có sự giáo dục đúng mức, giáo dục toàn diện của cha mẹ đến con em mình, hình thành nề nếp đạo đức lối sống của con em mình, không ỷ lại vào nhà trường, xã hội.

Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, có tài, có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Một số cán bộ quản lý, giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Môi trường xã hội bao gồm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô được coi là nguyên nhân chung của tính quyết định xã hội, còn môi trường vi mô là những hoàn cảnh xã hội trực tiếp, mang tính đặc thù của tính quyết định xã hội. Đó có thể là hệ thống giáo dục địa phương, là nhà trường, gia đình... Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội (trong đó có gia đình, nhà trường, bạn bè...) có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất của con người không thể phát triển được.

Sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

Những tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển khoa học công nghệ, tác động của lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức. Vì vậy, việc tạo ra một môi trường đảm bảo cho nhân cách có sự phát triển hài hoà trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là điều vô cùng cần thiết.

1.3.5. Điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học

Hoạt động GDĐĐ cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, hoạt động này cũng cần đến những trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình hoạt động. Hình thức tổ chức phong phú cùng với các thiết bị hiện đại, phù hợp sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các hoạt động.

Đối với tất cả các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động GDĐĐ cần được quản lý theo danh mục và đầu tài liệu, đầu văn bản. Cán bộ quản lý và GV lấy đó làm cơ sở hướng dẫn chính tạo một khung kế hoạch thống nhất và hợp chủ đề hoạt động trong từng tháng và trong cả năm học. Những tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên sâu, các nghiên cứu về biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ được sử dụng như những tài liệu tham khảo, vận dụng cách làm, vận dụng các phương pháp và hình thức hay, phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động GDĐĐ như trang thiết bị về âm thanh, ánh sáng, mô hình học cụ, nhà thể chất, nhà đa năng, thư viện…. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động GDĐĐ, trong quá trình sử dụng cần được bảo quản và quản lý hiệu quả, tránh thất thoát và hư hỏng, giảm chất lượng, tạo hiệu ứng kém làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường nói chung, của hoạt động GDĐĐ nói riêng.

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Tiểu học

Kiểm tra là công việc rất cần thiết trong quản lý, giúp nhà quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch, đối tượng được phân công thực hiện kế hoạch, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời và có hướng bồi dưỡng sử dụng cán bộ tốt hơn.

Kiểm tra thường đi liền với đánh giá, đó là những phán đoán nhận định về kết quả của công việc dựa trên mục tiêu đề ra. Kiểm tra đánh giá là một chức năng của quản lý, nếu thiếu chức năng này người quản lý sẽ rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí hay buông lỏng quản lý.

Kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức đề cập tới phương pháp và cơ chế được sử dụng để đảm bảo rằng các hoạt động phải được tuân thủ, phù hợp nhất quán với những kế hoạch, mục tiêu giáo dục đạo đức đã được xây dựng. Kiểm tra giúp chúng ta có thông tin phản hồi, xác định được những lệch lạc nếu có để tiến hành những hành động điều chỉnh cần thiết.

Kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp các cá nhân, bộ phận rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của công tác giáo dục đạo đức của nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh cần tiến hành theo các bước sau: - Xác định tiêu chuẩn (chuẩn mực) và phương pháp đo lường thành tựu để đảm bảo so sánh chính xác và công bằng giữa thành tựu đạt được với chuẩn mực đặt ra.

- Đo lường thành tựu được tiến hành lập đi lập lại với tần suất nhất định tùy theo từng hoạt động và cấp độ quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường.

- Xác định mức độ đáp ứng của thành tựu so với tiêu chuẩn.

- Tiến hành những hoạt động uốn nắn, sửa chữa, nếu phát hiện thấy sai lệch của thành tựu so với tiêu chuẩn hoặc thay đổi những tiêu chuẩn nếu.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)