Giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 25 - 26)

8. Bố cục của luận văn

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.4. Giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếp nhận tích cực của người được giáo dục, đó là sự chuyển hoá những nhu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên trong của cá nhân. Giáo dục đạo đức được thực hiện trong gia đình, nhà trường và trong môi trường xã hội, với những hình thức đa dạng và những phương pháp phong phú, trong đó giáo dục trong nhà trường có một vị trí đặc biệt quan trọng.

Bản chất giáo dục đạo đức là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáo dục và yếu tố tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trong cuộc sống, trong hoạt động, thông qua giao lưu nhân cách con người mới được hình thành và phát triển.

Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục” [12].

Nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc tiếp cận khái niệm giáo dục đạo đức trong mối quan hệ thống nhất giữa nhận thức - tình cảm - thái độ - hành vi cho rằng: “giáo dục đạo đức là một quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với hình thành thái độ, xúc cảm, tỉnh cảm, niềm tin hành vi và thói quen đạo đức” [9].

Giáo dục đạo đức trong trường phổ thông là một bộ phận của của quá trình giáo dục tổng thể có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục khác như giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động và giáo dục hướng nghiệp nhằm hình thành cho học sinh niểm tin, thói quen, hành vi, chuẩn mực về đạo đức.

và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và xây dựng thể hiện được những thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội. Song giáo dục trong nhà trường giữ vai trò chủ đạo định hướng. “giáo dục đạo đức cho học sinh là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa”.

Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa. giáo dục đạo đức chính là nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm cho học sinh có tinh thần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thật sự say mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật.

Giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng có tính nền tảng của giáo dục, có nhiệm vụ rèn luyện lý tưởng, ý thức, thói quen và hình thành ở người học các phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái, yêu tổ quốc, yêu lao động, tính trung thực, khiêm tốn, tự trọng, dũng cảm,…GDĐĐ gắn chặt với giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục pháp luật, giáo dục trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động hướng nghiệp.

Ngoài việc nâng cao nhận thức các giá trị đạo đức, giáo dục đạo đức còn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, xây dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, hình thành quan niệm sống tích cực cho mỗi đối tượng giáo dục. Hơn nữa, giáo dục đạo đức cũng góp phần khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chống lại các hiện tượng phi đạo đức, vô văn hóa tạo ra cơ chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức, phản văn hóa trong mỗi một con người. Giáo dục đạo đức còn có tác dụng trong việc truyền lại cho thế hệ sau những giá trị đạo đức truyền thống mà từ đời này qua đời khác chúng ta đã dày công xây dựng và giữ gìn. Thông qua hoạt động giáo dục sẽ giúp cho họ nhận thức đầy đủ giá trị của truyền thống đạo đức dân tộc, ý nghĩa to lớn của chúng trong đời sống hiện thực, lòng nhân ái và tính nhân văn sâu sắc đã được lưu giữ, bảo tồn và lắng đọng trong cốt cách con người và nền văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)