Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 34 - 35)

8. Bố cục của luận văn

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học

- Xác định tiêu chuẩn (chuẩn mực) và phương pháp đo lường thành tựu để đảm bảo so sánh chính xác và công bằng giữa thành tựu đạt được với chuẩn mực đặt ra.

- Đo lường thành tựu được tiến hành lập đi lập lại với tần suất nhất định tùy theo từng hoạt động và cấp độ quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường.

- Xác định mức độ đáp ứng của thành tựu so với tiêu chuẩn.

- Tiến hành những hoạt động uốn nắn, sửa chữa, nếu phát hiện thấy sai lệch của thành tựu so với tiêu chuẩn hoặc thay đổi những tiêu chuẩn nếu.

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học học

Quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh phải bắt đầu từ xác định mục tiêu hoạt động GDĐĐ, đưa mục tiêu hoạt động GDĐĐ vào trong kế hoạch chung toàn trường. Đó là những phẩm chất cần có và có thể đạt được của học sinh trong môi trường giáo dục nhà trường, phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện kinh tế - xã hội địa phương. Khi xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức trước hết phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về nguồn lực con người, về những chủ trương phát triển giáo dục, nhất là những quan điểm về đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo đã được đề cập trong Nghị quyết đại hội lần thứ X và XI của Đảng. Trên cơ sở những tư tưởng, quan điểm cơ bản của Đảng, căn cứ quan trọng khác trong xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức phải là mục tiêu giáo dục quốc gia đã được xác định cho từng cấp học, bậc học, được các cơ quan quản lý giáo dục đào tạo địa phương triển khai. Khi cụ thể hóa mục tiêu giáo dục của mỗi trường cần phải tính đến các điều kiện thực hiện, những đặc điểm kinh tế xã hội địa bàn để phản ánh được nét độc đáo của địa phương, vừa thuận lợi cho tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục của nhà trường. Như vậy, quá trình giáo dục đạo đức học sinh vừa phấn đấu đạt được các tiêu chí chung

của cả nước, vừa chứa đựng những giá trị riêng, phản ánh điều kiện và đặc điểm riêng của nhà trường.

Cán bộ quản lý triển khai giáo viên toàn trường nắm về mục tiêu giáo dục đạo đức. Thực tế cho thấy, các thầy cô thường chú trọng trang bị kiến thức, quan tâm nhiều đến kết quả nắm kiến thức, kỹ năng theo chương trình đào tạo nhiều hơn. Trong khi đó, giáo dục phẩm chất, trong đó có giáo dục đạo đức phải hướng vào rèn luyện biến kiến thức, kỹ năng thành thế giới qua, niềm tin, phẩm chất nhân cách ổn

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)