Biện pháp 2: Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 71 - 74)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở các

3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở

ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

3.2.2.1. Mục đích

Xác định được các mục tiêu và giải pháp cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ của toàn trường cũng như từng khối lớp theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đảm bảo vừa có tính hợp lý và vừa có tính khả thi nhằm định hướng các hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Kế hoạch GDĐĐ nhà trường giúp cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục nắm bắt được mục tiêu, nội dung, cách tổ chức thực hiện, xác định vai trò trách nhiệm từng thành viên, xác định nguồn lực và việc phân bổ nguồn lực, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Từ đó để tất cả mọi người phấn đấu thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra.

Các cấp quản lý căn cứ vào kế hoạch GDĐĐ của nhà trường để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành

Kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ thực hiện qua 4 bước sau:

- Xây dựng qui trình làm kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh. - Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo qui trình.

- Tổ chức triển khai kế hoạch đến tất cả các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức.

+ Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban đức dục. Ban đức dục có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Thành phần của Ban đức dục gồm: Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng) làm trưởng Ban, các uỷ viên là : Bí thư ĐTN; Tổ trưởng tổ chuyên môn; Một số GVCN; Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh.

Bước 1: Thành lập ban soạn thảo kế hoạch giáo dục đạo đức.

Ban soạn thảo kế hoạch giáo dục đạo đức bao gồm: Ban đức dục, đại diện Chi bộ Đảng nhà trường, đại diện BCH công đoàn nhà trường. Mời đại diện diện cấp uỷ chính quyền địa phương; đại diện một số tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện một số ban ngành của Huyện, Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường tham gia.

Trên cơ sở kế hoạch giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các trường xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm chi tiết hóa các mặt hoạt động GDĐĐ cho học sinh phù hợp với đặc điểm của từng khóa học, từng khối, từng lớp cụ thể.

Nhà trường nghiên cứu chủ trương chính sách của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh để lập kế hoạch GDĐĐ cho học sinh trong cả năm học. Nhà trường cần thành lập tổ xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; phải xây dựng được kế hoạch lâu dài nhằm định hướng cho cả một giai đoạn, đồng thời có kế hoạch cho cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, định hướng hoạt động cho toàn trường cũng như các đơn vị phối hợp. Nhà trường căn cứ kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình, cá nhân mình. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Bước 2: Thu thập các thông tin về tình hình địa phương, nhà trường, mục tiêu của từng bộ phận

Sau khi phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, các thành viên của Ban soạn thảo sẽ phân tích thông tin về tình hình địa phương, tình hình của nhà trường, những yêu cầu của ngành, của địa phương để vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.

Từ những phân tích cụ thể, Ban soạn thảo sẽ xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức, thống nhất những nội dung giáo dục cần thiết để đưa vào trong kế hoạch, cụ thể hoá những biện pháp, ấn định tường minh các điều kiện cung ứng cho công tác giáo dục đạo đức .... Sau đó Ban soạn thảo đưa ra bản dự thảo Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

Bước 3: Thảo luận kế hoạch giáo dục đạo đức, tổng hợp viết kế hoạch hoàn chỉnh

Sau khi có bản dự thảo Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức họp thảo luận kế hoạch. Thành phần của cuộc họp thảo luận bao gồm: Hội đồng sư phạm, Lãnh đạo Đảng và Chính quyền địa phương, mời

một số đại diện Ban ngành đoàn thể (Công an, Tuyên giáo, Huyện Đoàn...), mời đại diện một số tổ chức xã hội nghề nghiệp (Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức...), Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.

Việc kế hoạch hóa cho từng học kỳ, từng tháng, từng đợt thi đua là khâu vô cùng quan trọng và có tính quyết định của quá trình quản lý và kế hoạch hóa cho từng giai đoạn, quyết định thành công của công tác quản lý. Việc QLGDĐĐ cho HS phức tạp và khó khăn, vì đối tượng quản lý là con người, nên khi kế hoạch hóa việc quản lý công tác này là yêu cầu chúng ta phải tính toán và quan tâm đến nhiều yếu tố chi phối, tác động.

Bước 4: Triển khai thực hiện kế hoạch:

Sau khi đã có kế hoạch giáo dục hoàn chỉnh, Hiệu trưởng nhà trường triển khai đến các tổ chuyên môn, các đoàn thể và cán bộ giáo viên trong nhà trường. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, các tổ chức đoàn thể và giáo viên, đặc biệt là GVCN xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức theo chức năng và nhiệm vụ của mình, trình kế hoạch với BGH để phê duyệt sau đó thực hiện.

Kế hoạch giáo dục đạo đức không những chỉ được triển khai thực hiện bên trong nhà trường mà hiệu trưởng còn phải chủ động phổ biến đến cha mẹ học sinh, đế các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan để mọi người cùng nắm được kế hoạch và chủ động thực hiện những công việc đã thống nhất.

+ Tổ chức đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.

Hàng tháng hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp với Ban đức dục để đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường. Định kỳ họp 2 lần vào cuối kỳ I và cuối kỳ II để sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, các phiên họp định kỳ thành phần được mở rộng, không những chỉ có lực lượng giáo dục bên trong nhà trường mà còn mời thêm đại diện các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Các đơn vị nhà trường phải nắm chắc tình hình của đơn vị mình, nghiêm chỉnh thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

Đảm bảo tổ chức Đoàn thanh niên và tổ chức việc GDĐĐ cho học sinh một cách hợp lý, đúng đắn, có hiệu quả, có điều kiện tương ứng.

Kế hoạch có tính khả thi, tuân theo trình tự các bước tiến hành, tránh chồng chéo.

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)