Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 67 - 68)

8. Bố cục của luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGỌC HIỂN,

TỈNH CÀ MAU

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đức

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Giáo dục đạo đức nằm trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nên việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cũng phải đặt trên nền tảng mang tính hệ thống của chương trình giáo dục phổ thông. Điều đó có nghĩa là quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học phải lưu ý mối quan hệ giữa các môn học, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành quá trình giáo dục. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học không thể tách rời quản lý các hoạt động khác trong nhà trường vì giáo dục đạo đức là một bộ phận trong giáo dục tổng thể.

Tính hệ thống đòi hỏi GDĐĐ cho học sinh trường tiểu học không chỉ đọng lại ở một khối lớp mà nó bao gồm cả các khối lớp ở trường tiểu học. Mặt khác tính hệ thống còn thể hiện ở chỗ các giải pháp được đề xuất đi từ cái chung đến cái riêng, từ cấp độ rộng đến cấp độ hẹp. Đồng thời các giải pháp đề xuất còn liên quan đến cấp quản lý khác nhau trong nội bộ nhà trường, từ Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Đảm bảo tính khoa học là phải đảm bảo logic, đồng bộ các hoạt động và biện pháp đưa ra. Điều này chứng tỏ khi đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh phải phù hợp với học sinh tiểu học. Mỗi biện pháp đề xuất ra phải phù hợp với điều kiện thực tiễn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và sự đồng thuận của cấp uỷ, chính quyền địa phương, của phụ huynh học sinh, CBQL, GV, HS nhà trường.

Khi xây dựng các biện pháp quản lý GDĐĐ học sinh phải dựa trên thực tiễn giáo dục của nhà trường, của địa phương bởi mỗi nhà trường, địa phương đều có những đặc điểm, điều kiện riêng biệt. Tính khả thi được thể hiện ở chỗ: Hệ thống

các biện pháp đưa ra phải phát huy vai trò của các chủ thể tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả nhất định.

Trong quá trình xây dựng các giải pháp QLGDĐĐ cho học sinh thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, tác động vào các khâu của quá trình rèn luyện của học sinh trình rèn luyện của học sinh

Các giải pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý GDĐĐ cho học sinh. Quá trình GDĐĐ cho học sinh chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh phải có tính thống nhất, có tính khoa học nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Ngọc Hiển Tỉnh Cà Mau (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)