9. Cấu trúc của luận văn
1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học
1.4.1. Quản lý nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên
1.4.1.1. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch dạy học cho giáo viên
Kết quả của quá trình dạy học phụ thuộc rất nhiều ở khâu lập kế hoạch dạy học của giáo viên. Quá trình lập kế hoạch dạy học thể hiện ở một số công việc cụ thể:
- Xác định mục tiêu học sinh đạt được về kiến thức, phẩm chất, năng lực, việc vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế thông qua bài học;
- Lựa chọn sắp xếp nội dung dạy học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng, đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dung dạy học. Cần xây dựng, chuẩn bị các nội dung, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn.
- Lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học phù hợp bài dạy - Lựa chọn bài thực hành, luyện tập củng cố kiến thức
- Có kế hoạch kiểm tra và đánh giá học sinh trong và sau giờ dạy
Thông qua việc kiểm tra kế hoạch dạy học của giáo viên, CBQL nhà trường, tổ chuyên môn điều chỉnh sai lệch, thiếu sót, tạo điều kiện giúp cho giáo viên lên lớp đạt hiệu quả cao hơn.
Giáo viên phải xác định việc lập kế hoạch dạy học chu đáo là nề nếp chuyên môn, là cơ sở quyết định cho thành công của giờ lên lớp.
1.4.1.2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực thực hiện bài dạy của giáo viên
Hoạt động dạy học hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệ thống bài học cụ thể thông qua sự tương tác giữa giáo viên, học sinh với sự hỗ trợ của sách giáo khoa, tài liệu học và ĐDDH. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý hoạt động thực hiện bài dạy của giáo viên, CBQL nhà trường phải có những biện pháp tác động cụ thể, linh hoạt và khoa học để nâng cao chất lượng giờ lên lớp của giáo viên thông qua các hoạt động quan sát, nhận xét về: Khả năng truyền đạt (hoặc tổ chức các hoạt động chiếm lĩnh) kiến thức cho học sinh; khả năng nêu tình huống có vấn đề để phát huy tính tích cực học tập cho học sinh; khả năng tổ chức hoạt động thực hành cho học sinh; khả năng kiểm soát, đánh giá hoạt động học tập của học sinh; khả năng quản lý trong lớp học của giáo viên.
1.4.1.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡng khả năng đánh giá kết quả học tập của học sinh
Quản lý tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, qua đó CBQL sẽ nắm được kết quả thực tế của hoạt động dạy học, chất lượng dạy học bộ môn. Nó là cơ sở để đánh giá hiệu quả của quá trình dạy học. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch cải tiến hoạt động giảng dạy của mình; CBQL có biện pháp quản lý hoạt động dạy học hữu hiệu hơn nhằm giúp học sinh đạt được mục tiêu
học tập.
Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
- Thực hiện đúng, đủ, nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá HS theo quy định của Bộ GD&ĐT; quy chế chuyên môn trong nhà trường về kiểm tra, đánh giá; đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ nhằm giúp học sinh tiến bộ trong học tập đồng thời phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; thực hiện đánh giá đảm bảo công bằng, khách quan và phản ánh chính xác kết quả học tập của từng HS, chú trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích HS thể hiện cá tính và năng lực bản thân.
- CBQL xây dựng quy trình quản lý chất lượng dạy học, kế hoạch theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định chuyên môn của từng giáo viên về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Quan tâm đến khả năng đánh giá thường xuyên việc tiếp thu bài trên lớp của học sinh; khả năng đánh giá việc thực hiện bài tập thực hành của học sinh; khả năng ra đề kiểm tra định kỳ các môn học; khả năng đánh giá việc hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh.
1.4.1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng khả năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Quản lý hoạt động bồi dưỡng khả năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho GVTH thường gặp:
- Quản lý bồi dưỡng khả năng sử dụng thiết bị đồ dùng học tập phục vụ bài giảng trên lớp cho học sinh (bảng, phấn, bút, tranh ảnh…).
- Quản lý bồi dưỡng khả năng sử dụng thiết bị phục vụ học ngoại khóa cho học sinh.
- Quản lý bồi dưỡng khả năng sử dụng công nghệ thông tin phục vụ bài giảng trên lớp.
1.4.2. Quản lý phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học
Quản lý phương pháp năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là cách thức mà người quản lý sử dụng hệ thống những cách làm để giúp GV sử dụng các phương pháp trong hoạt động BDNL đạt hiệu quả.
Hiệu trưởng cần định hướng để GV sử dụng các phương pháp tích cực trong bồi dưỡng phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức hoạt động BDNL cho
GV trong nhà trường. Việc xác định phương pháp cần được lập luận trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình bồi dưỡng, đặc biệt là mối quan hệ giữa mục đích, nội dung, phương pháp. Khi xác định phương pháp cần nắm được bình diện vĩ mô: Xác định các quan điểm, hình thức bồi dưỡng, từ đó xác định sự phối hợp các phương pháp một cách phù hợp.
Quản lý đổi mới phương pháp trong BDNL không có nghĩa là yêu cầu giáo viên phải thay thế các phương pháp bồi dưỡng truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của các phương pháp này. Mỗi phương pháp bồi dưỡng có ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng cho nên phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng. Việc kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả hoạt động BDNL cho GVTH. Mặt khác, Hiệu trưởng cần cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về đổi mới phương pháp cũng như theo dõi giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp để thực hiện BDNL đạt hiệu quả cao nhất.