Thực trạng thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 51 - 54)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học

2.3.4. Thực trạng thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo

giáo viên tiểu học

Kết quả báo cáo mức độ tham gia các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên tiểu học được thể hiện như sau:

Bảng 2.8. Tổng hợp mức độ tham gia các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên tiểu học

T T Nội dung Mức độ đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1 Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn

SL 00 36 37 77 % 00 24,0 24,9 51,1

2

Bồi dưỡng qua sinh hoạt tại tổ chuyên môn; tham gia thao giảng, dự giờ, tham quan, học tập kinh nghiệm của trường bạn

SL 6 20 40 84

% 3,8 13,3 26,6 56,3

3

Bồi dưỡng thông qua việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu của GV

SL 25 26 79 20

T T Nội dung Mức độ đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 4

Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng

SL 11 34 45 60

% 7,6 22,4 30,0 40,0

Bảng 2.8 cho thấy kết quả khảo sát đánh giá mức độ phù hợp về các hình thức BDNL cho GV ta thấy hình thức bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tại tổ chuyên môn; tham gia thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, tham quan, học tập kinh nghiệm của trường bạn và hình thức bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn được nhiều CBQL và GV lựa chọn mức hoàn toàn đồng ý và đồng ý với tỷ lệ cao ( 24,9%+ 51,1%; 26,6%+ 56,3%) . Điều này chứng tỏ sinh hoạt tại tổ chuyên môn; tham gia thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, tham quan, học tập kinh nghiệm của trường bạn và bồi dưỡng qua các lớp tập huấn là hình thức cần thiết. Điều này cũng dễ hiểu vì ở trường TH, sinh hoạt chuyên môn, thao giảng chuyên đề, tham quan dự giờ luôn được tổ chức thường xuyên. Hình thức này giúp GV trẻ có nhiều cơ hội để học tập, chia sẻ kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. Hình thức này thường được các nhà quản lý chỉ đạo tổ chức thường xuyên, thành nề nếp tại các CSGD. Tuy nhiên, ở hai hình thức này cũng có nhược điểm các GV phải sắp xếp thời gian tham gia bồi dưỡng trong khi GVTH hiện nay rất áp lực về thời gian làm việc. Ngoài ra, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, thao giảng, dự giờ tổ chức không hiệu quả, mang tính hình thức, không có chất lượng thì đối tượng tham gia sẽ không học hỏi, rút kinh nghiệm sau khi tham gia dự giờ. Do đó, người CBQL phải sâu sát trong việc quản lý các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp để đảm bảo chất lượng các hoạt động trên. Trong thực tế áp lực cường độ lao động, về sĩ số HS trong lớp, việc sắp xếp thời gian thực hiện cũng là vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng hình thức bồi dưỡng trên.

Trong hệ thống các hình thức được khảo sát, bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng có tỷ lệ không đồng ý là 17,1%.Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tự bồi dưỡng và ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ là rất quan trọng, việc tiếp cận các chương trình bồi dưỡng, các nguồn thông tin một cách kịp thời, chính xác là hết sức cần thiết. Do vậy, theo đội ngũ CBQL, hình thức này cần được tập trung khai thác

triệt để hơn nữa.

Hình thức bồi dưỡng thông qua việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu của GV có tỷ lệ không đồng ý là 7,6%, và 22,4% phân vân, cho thấy việc tự học, tự bồi dưỡng chưa được giáo viên quan tâm. Thực tế vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân là vấn đề thường xuyên, liên tục chứ không phải chờ đến những qui định về nội dung bồi dưỡng. Tâm lý này của GV cũng là sự gợi ý cho các cấp quản lý có các tác động hợp lý để giúp GV nhận thức đúng việc tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân rất quan trọng. Mỗi cá nhân tự biết ưu điểm, hạn chế của bản thân để chủ động tự cập nhật, bổ sung, nâng cao kiến thức chuyên môn, năng lực của mình. Kết quả khảo sát này chính là vấn đề mà các nhà quản lý cần phải điều chỉnh để hoạt động BDNL cho GV đạt được hiệu quả tốt.

Nhìn chung các hình thức BDNL cho GV được các CBQL, GV nhà trường đánh giá cao. Các hiệu trưởng cho rằng hình thức bồi dưỡng chuyên môn hợp lý sẽ góp phần đem lại hiệu quả về chất lượng GD cho nhà trường. Dựa vào kế hoạch năm học và thực tế tại đơn vị, hiệu trưởng nhà trường sẽ thiết lập các hình thức BDNL cho GV tương ứng với kế hoạch và điều kiện, nhu cầu phát triển đội ngũ để không ảnh hưởng tới việc triển khai các mặt hoạt động giáo dục của nhà trường.

2.3.5. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học

Hoạt động BDNL cho GVTH phải được kiểm tra, đánh giá kết quả sau quá trình thực hiện. Việc đánh giá kết quả hoạt động BDNL cho GV các trường được thực hiện hàng năm theo quy định của ngành giáo dục. Sau khi khảo sát tại 8 trường, chúng tôi thu được kết quả khảo sát và được thể hiện ở bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

TT Nội dung Mức độ đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1

Đánh giá kết quả BDNL cho GV là việc làm cần thiết và được thực hiện hàng năm

SL 00 00 70 80

% 00 00 46,7 53,3

2

Hiệu trưởng có khen thưởng các GV thực hiện tốt công tác BDNL

SL 10 20 43 77

TT Nội dung Mức độ đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 3

Hiệu trưởng có biện pháp xử lý các GV không thực hiện công tác BDNL

SL 8 32 40 70

% 5,3 21,3 26,7 46,7

4

Dựa vào kết quả đánh giá BDNL cho GV, nhà trường có so sánh với mục tiêu bồi dưỡng vào cuối năm học, cuối mỗi giai đoạn

SL 10 30 58 52

% 6,7 20,0 38,6 34.7

Qua kết quả khảo sát, cho thấy: Các khảo sát về việc đánh giá kết quả BDNL cho GV nhận được mức độ lựa chọn đồng ý của nhiều CBQL và GV, đều mức hoàn toàn đồng ý và đồng ý với tỷ lệ cao ( trên 70%). Điều này cho thấy việc đánh giá kết quả BDNL là việc làm cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên.

Với các câu hỏi 2,3,4 về đánh giá kết quả BDNL cho GV vẫn còn một số ý kiến không đồng ý. Đây là vấn đề các CBQL cần quan tâm vì đánh giá kết quả BDNL cho GV là đánh giá việc thực hiện kế hoạch BDNL của GV và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả đánh giá BDNL được lưu vào hồ sơ của GV, là căn cứ để đánh giá, xếp loại GV, xét các danh hiệu thi đua và thực hiện chế độ chính sách, sử dụng giáo viên. Đồng thời, dựa vào kết quả đánh giá BDNL cho GV, nhà trường có so sánh với mục tiêu bồi dưỡng vào cuối năm học, cuối mỗi giai đoạn để có các bước điều chỉnh mục tiêu bồi dưỡng năm học tiếp theo phù hợp, đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn đổi mới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)