9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên các
3.2.2. Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên
viên tiểu học
Để đạt được mục đích nâng cao năng lực dạy học cho GVTH việc cần làm đầu tiên trong công tác quản lý của các nhà quản lý là phải lập kế hoạch bồi dưỡng. Kế hoạch đó phải được xây dựng một cách hệ thống, hoàn thiện và trở thành chương trình hành động chung của các cấp quản lý từ Sở GD&ĐT, đến các Phòng GD&ĐT và các trường tiểu học, các cơ quan, bộ phận quản lý có liên quan...
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của việc lập kế hoạch công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH là giúp cho các nhà quản lý hoàn toàn chủ động và có bước đi phù hợp trong
công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH. Việc lập kế hoạch cũng tạo ra khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác bồi dưỡng một cách hợp lý, giúp các nhà quản lý thực hiện tốt chức năng kiểm tra.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH phải bao gồm: kế hoạch bồi dưỡng trong năm học, kế hoạch bồi dưỡng hàng tháng, hàng tuần của các cấp học, các nhà trường và bản thân giáo viên.
Phân cấp xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch cho các cấp QLGD. Trên cơ sở kế hoạch của Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT, các nhà trường và giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo nguyên tắc: kế hoạch của cấp trên làm căn cứ cho kế hoạch cấp dưới, kế hoạch cấp dưới có tác động điều chỉnh đến kế hoạch cấp trên. Kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH cần phải được triển khai ở tất cả các cấp QLGD và mạng lưới giáo viên cốt cán. Trên cơ sở nội dung kế hoạch đã được xây dựng, đội ngũ này sẽ tham gia góp ý kiến để kế hoạch triển khai đạt hiệu quả nhất. Từ việc thống nhất kế hoạch hành động, kế hoạch này sẽ được quán triệt tới từng cơ sở giáo dục, từng cá nhân có liên quan để công tác bồi dưỡng, cũng như việc tự bồi dưỡng năng lực dạy học của GVTH đạt kết quả cao. Do đó nội dung của việc lập kế hoạch bao gồm:
* Xác định các căn cứ và nhu cầu nâng cao năng lực dạy học của đội ngũ GVTH
Để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH cần xem xét quan điểm chỉ đạo của các cấp QLGD về đổi mới giáo dục, xem xét thực trạng và nhu cầu của đội ngũ GVTH xem học đang yếu ở khâu nào, cần bồi dưỡng những khả năng, năng lực gì để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
* Xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp
Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH được xác định và xây dựng trên cơ sở phân tích quan điểm chỉ đạo và nhu cầu thực tiễn của đội ngũ GVTH. Khi xây dựng nội dung cần phải dựa trên những yêu cầu trước mắt và lâu dài của mục tiêu phát triển cấp học cũng như các điều kiện thực hiện để thể chế hóa thành những nội dung cụ thể trong từng mốc thời gian nhất định. Những nội dung cần bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH gồm:
- Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch dạy học (chuẩn bị bài dạy) cho giáo viên - Bồi dưỡng năng lực thực hiện bài dạy của giáo viên
- Bồi dưỡng khả năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
* Xác định các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH
Các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH cần đa dạng và có thể tiến hành phù hợp với thực trạng đội ngũ GVTH, đó là:
- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ - Bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề - Tự bồi dưỡng của giáo viên
Tóm lại, tất cả các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH mà người quản lý lựa chọn phải đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, hướng vào việc nâng cao năng lực dạy học cho GVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
* Bước 1. Chuẩn bị xây dựng kế hoạch
Phải khảo sát thực trạng năng lực dạy học, nhu cầu cần bồi dưỡng những năng lực nào của đội ngũ GVTH,
Xem xét những điều kiện ảnh hưởng đến năng lực dạy học của giáo viên: kế hoạch bồi dưỡng GVTH của các cấp QLGD, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, tình hình cấp học, điều kiện của địa phương và các nhà trường.
* Bước 2. Dự thảo kế hoạch
- Các định hướng chỉ đạo của các cấp QLGD về đổi mới giáo dục và công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH.
- Thực trạng giáo dục tiểu học của tỉnh; thực trạng năng lực dạy học và những nhu cầu cần bồi dưỡng năng lực dạy học của GVTH tỉnh Cà Mau.
- Các biện pháp thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng.
* Bước 3. Thông qua dự thảo kế hoạch
Sau khi đã có kế hoạch bồi dưỡng cần phải thông qua kế hoạch ở những cấp có thẩm quyền. Các cấp lãnh đạo sẽ căn cứ vào yêu cầu phát triển của cấp học để phê duyệt kế hoạch, thông qua các chỉ tiêu và các biện pháp thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch được thông qua có nghĩa là đã thể chế hóa được công tác bồi dưỡng. Do đó kế hoạch này phải được phổ biến đến tất cả các bộ phận có liên quan: tổ chức cán bộ, chuyên môn, kế hoạch tài chính, khảo thí và kiểm định chất lượng, thanh tra, CBQL các trường Tiểu học, hệ thống mạng lưới giáo viên cốt cán...
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
- Người xây dựng kế hoạch phải là người am hiểu về cấp tiểu học, nắm vững nội dung, phương pháp dạy học cách thức đánh giá ở tiểu học, thực trạng GVTH, kế hoạch tổng quát của toàn ngành giáo dục, yêu cầu phát triển của cấp học, đồng thời phải có trình độ nhất định về công tác xây dựng kế hoạch GD&ĐT.
- Các bộ phận liên quan phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người lập kế hoạch. Người lập kế hoạch phải giữ được mối liên hệ chặt chẽ với mạng lưới giáo viên cốt cán, cán bộ QLGD các cấp, kịp thời nắm bắt thông tin hai chiều để xây dựng kế hoạch có tính khả thi đáp ứng mục tiêu đề ra.
3.2.3. Lựa chọn nội dung, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế, đặc trưng của địa phương
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp đặc trưng cấp học, yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới đánh giá và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của các cấp QLGD.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
* Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo lựa chọn các nội dung bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học bao gồm:
- Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch dạy học (chuẩn bị bài dạy) cho giáo viên giúp giáo viên có khả năng: xác định mục tiêu bài dạy, lập kế hoạch về nội dung dạy học, lập kế hoạch về phương pháp và đồ dùng dạy học, lập kế hoạch lựa chọn bài thực hành, luyện tập củng cố kiến thức, lập kế hoạch kiểm tra và đánh giá học sinh
- Bồi dưỡng năng lực thực hiện bài dạy của giáo viên gồm: bồi dưỡng khả năng thực hiện bài dạy trên lớp (khả năng truyền đạt hoặc tổ chức các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh, khả năng nêu tình huống có vấn đề để phát huy tính tích cực học tập cho học sinh); bồi dưỡng khả năng tổ chức hoạt động thực hành cho học sinh (tổ chức trò chơi phục vụ học tập, tổ chức thảo luận và học theo nhóm, …); bồi dưỡng khả năng kiểm soát, đánh giá hoạt động học tập của học sinh; bồi dưỡng khả năng quản lý trong lớp học của giáo viên (khả năng quan sát, khả
năng phát huy tính sáng tạo của học sinh, khả năng duy trì nội quy lớp học, …) - Bồi dưỡng khả năng đánh giá học sinh gồm: khả năng đánh giá thường xuyên việc tiếp thu bài trên lớp của học sinh; đánh giá việc thực hiện bài tập thực hành, củng cố kiến thức của học sinh; đánh giá việc hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh và khả năng ra đề kiểm tra định kỳ các môn học
- Bồi dưỡng khả năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học gồm: bồi dưỡng khả năng sử dụng thiết bị đồ dùng học tập phục vụ bài giảng trên lớp cho học sinh (bảng, phấn, bút, tranh ảnh…); bồi dưỡng khả năng sử dụng thiết bị phục vụ học ngoại khóa cho học sinh; bồi dưỡng khả năng sử dụng công nghệ thông tin phục vụ bài giảng trên lớp.
* Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH
Các cấp QLGD dựa vào mục tiêu đã định và căn cứ vào thực trạng GVTH, quyết định nội dung, chương trình bồi dưỡng để từ đó lựa chọn hình thức phù hợp cho các lớp bồi dưỡng. Các hình thức bồi dưỡng cần đa dạng và có thể tiến hành phù hợp với GVTH, đó là:
- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo chiến lược phát triển giáo dục từng thời kỳ và các yêu cầu bắt buộc của Bộ GD&ĐT, các kế hoạch chung của Sở GD&ĐT, phòng GD &ĐT.
- Bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề
Đối với cấp Sở và Phòng GD&ĐT Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề cho đội ngũ cốt cán với hình thức bồi dưỡng theo lớp học, bồi dưỡng thông qua hội thảo, tập huấn, hội thi, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, ...
Đối với cấp trường bồi dưỡng cập nhật cho giáo viên qua hình thức hội thảo, hội giảng, dạy thể nghiệm, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, qua dự giờ, nghe nói chuyện chuyên đề, tham quan thực tế, giao lưu học tập với các đơn vị bạn, thông qua dự giờ, kiểm tra đánh giá, qua hình thức bồi dưỡng từ xa trên thông tin đại chúng, qua mạng Internet…
- Tự bồi dưỡng của giáo viên
Việc tự bồi dưỡng của giáo viên là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực của chính bản thân họ, biến các yêu cầu bồi dưỡng bắt buộc thành nhu cầu tự bồi dưỡng một cách tự giác, thường xuyên và có hiệu quả. Hình thức bồi dưỡng này được thực hiện tốt hay không có ảnh hưởng quyết định đến chất
lượng của công tác bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên vai trò của người quản lý ở hình thức này rất quan trọng bởi vì người lao động thường chỉ làm việc 50% công suất nếu không được người quản lý tác động tiếp đến 50% còn lại bằng các biện pháp khác nhau.
Tóm lại, tất cả các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên mà người quản lý lựa chọn phải đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, hướng vào việc nâng cao chất lượng giáo viên đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục thời kỳ đổi mới hiệu quả và chất lượng bài dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành * Phòng GD&ĐT
Tổ chức các lớp học, hội thảo, tập huấn, hội thi, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm đối với các phương pháp, hình thức dạy học mới.
Mời chuyên gia về từng lĩnh vực nói chuyện, giảng bài theo chuyên đề. Thường xuyên cung cấp cho giáo viên những tài liệu điều chỉnh, hoặc đổi mới nội dung hoặc phương pháp dạy học theo đặc trưng của từng môn học, phần học, từng đơn vị kiến thức, dạng bài, loại bài học của học sinh ( Ví dụ : Phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học tích hợp, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, ...)
*Bồi dưỡng tại trường
Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại trường mang lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đa số giáo viên. Có thể thực hiện các hình thức:
Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn: SHCM theo nghiên cứu bài học, thảo luận theo chuyên đề, Thảo luận những vấn đề mới qua nguồn Internet, trải nghiệm qua thực tế, sắm vai đối tượng người học, ...)
Tổ chức hội giảng (như hội giảng chào mừng theo chủ điểm, hội thi chọn giáo viên giỏi cấp trường) tổ chức các cuộc thi năng lực để khích lệ giáo viên có tình yêu nghề nghiệp và say sưa bồi dưỡng tay nghề.
Đầu tư xây dựng thư viện và tổ chức hoạt động thư viện góp phần không nhỏ trong công tác bồi dưỡng. Tổ chức giới thiệu sách mới, thảo luận những vấn đề mà báo chí đặt ra, thiết thực phục vụ giảng dạy và giáo dục, khuyến khích giáo viên mượn đọc, học tập.
Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Khuyến khích động viên phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học.
Tổ chức học chuyên đề cùng với các trường trong huyện, cụm có mời các chuyên viên hoặc những đồng chí có năng lực, uy tín, được tham dự các chuyên đề báo cáo. Cũng có thể liên kết với vài trường trong vùng gần nhau tự tổ chức chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm.
* Bồi dưỡng qua tự học, tự rèn.
Xây dựng nội dụng này thành một phong trào thi đua. Giáo viên đăng ký vấn đề tự học theo định kỳ. Sau đó viết thu hoạch trình bày để giáo viên toàn trường hoặc tổ thảo luận, đánh giá, góp ý. Đối với giáo viên phải xây dựng thành ý thức thường xuyên.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng theo kế hoạch và phân công trách nhiệm đến từng đối tượng cụ thể.
Tiến hành báo cáo kết quả thực hiện về Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT, Phòng GD &ĐT tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện theo quy định hiện hành.