9. Cấu trúc của luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồ
tỉnh Cà Mau
Do chưa có điều kiện thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành làm phiếu hỏi trưng cầu ý kiến của 150 cán bộ quản lý và giáo viên để đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GVTH trong nhà trường đã nêu ra trong luận văn. Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá được phản ánh trong bảng sau đây:
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Các giải pháp số lượng/ % Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH
SL 115 35 0 113 37 0
% 76.67 23.33 0 75.33 24.67 0
2. Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH
SL 106 44 0 103 47 0
% 70.67 29.33 0 68.67 31.33 0
3.Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế, đặc trưng của tỉnh.
SL 125 25 0 122 28 0
% 83.33 16.67 0 81.33 18.67 0
4. Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán
SL 116 34 0 128 22 0 % 77.33 22.67 0 85.33 14.67 0
Các giải pháp số lượng/ % Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi sách khuyến khích hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
% 78.67 21.33 0 76.00 24.00 0
6.Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH
SL 119 31 0 112 38 0
% 79.33 20.67 0 74.67 25.33 0
Từ kết quả kiểm chứng cho thấy các biện pháp đề xuất trong đề tài nhìn chung đều mang tính cần thiết và tính khả thi đối với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH hiện nay. Trong đó tính cần thiết đạt ở mức cao cho các biện pháp. Tính khả thi đạt ở mức cao ở biện pháp 4, đối với các biện pháp còn lại đều có triển vọng tốt. Như vậy, các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên được nêu trong đề tài này được đa số cán bộ quản lý và giáo viên của trường cho là rất cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện được. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của nhà trường tiểu học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH và thực trạng năng lực dạy học của GVTH, hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, căn cứ định hướng phát triển GD&ĐT của tỉnh, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH nhằm nâng cao năng lực dạy học cho GVTH huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về bồi dưỡng năng lực
dạy học cho GVTH là biện pháp tư tưởng tác động đến chủ thể quản lý, để chủ thể
bị quản lý tự giác biến thành chủ thể quản lý, biến kế hoạch thành hành động thực tiễn, thành chương trình hành động thực tiễn để hoạt động bồi dưỡng GV đạt được mục tiêu.
Biện pháp 2: Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học
cho giáo viên TH là chủ thể quản lý định hướng cho hoạt động quản lý và vận hành
nó đạt mục tiêu. Biện pháp này giúp cho các nhà quản lý hoàn toàn chủ động và có bước đi phù hợp trong công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH.
Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng
lực dạy học cho giáo viên tiểu học phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế, đặc
trưng của địa phương. Đây là một biện pháp quan trọng đòi hỏi người quản lý phải
nắm vững đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội địa phương để lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả.
Biện pháp 4: Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán. Biện pháp này sẽ góp
phần tạo ra một đội ngũ giáo viên đầu đàn, vừa có trình độ cao về chuyên môn, vững vàng về năng lực dạy học và luôn đi đầu trong hoạt động dạy học của giáo viên, vừa là những tấm gương, vừa là động lực, vừa là mục tiêu để động viên, khuyến khích, thúc đẩy các giáo viên khác tích cực phấn đấu học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục.
Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng. Là biện pháp tạo mọi điều kiện làm cho giáo viên tích cực
học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trau dồi kỹ năng góp phần cống hiến cho chiến lược phát triển giáo dục.
Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại hoạt động bồi
dưỡng năng lực dạy học của giáo viên. Thực chất là đánh giá năng lực dạy học của
GVTH ở các mặt: lập kế hoạch bài dạy, thực hiện bài dạy, đánh giá học sinh, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đánh giá, tự
đánh giá và xếp loại giáo viên góp phần tích cực trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện đồng bộ 6 biện pháp được trình bày tại chương 3 các trường tiểu học của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau sẽ có được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu của cấp học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Năng lực dạy học của giáo viên tiểu học quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì vậy, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học là yêu cầu hết sức cần thiết nhằm nâng cao trình độ, năng lực dạy học cho GVTH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
1. Luận văn đã hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản: về năng lực, bồi dưỡng, hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học, quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học. Trên cơ sở đó, xác định nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH, quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.
2. Trên cơ sở phân tích số liệu, tư liệu thống kê và qua khảo sát thực tế nhằm đánh giá thực trạng tình hình quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Đề tài đã phác họa bức tranh về đội ngũ giáo viên và công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau những năm vừa qua.
3. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, đề tài đã đề ra một số biện pháp:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH.
- Đổi mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH. - Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế, đặc trưng của địa phương.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH.
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của GVTH.
Từ kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến của CBQLGD, GV cho thấy các biện pháp đề xuất để quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau có tính cần thiết và tính khả thi cao. Nếu được vận
dụng và tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao năng lực dạy học cho GVTH và nâng cao hiệu quả công tác quản lý các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Qua kết quả nghiên cứu tại 3 chương, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, giả thuyết đã được chứng minh. Kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng phù hợp với giả thuyết. Trong thực tế của quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH là một vấn đề lớn, cần nhiều biện pháp cụ thể hơn nữa, Các biện pháp nêu tại chương 3 chưa thể giải quyết hết được tất cả những vấn đề đặt ra (đặc biệt là những vấn đề mang tính chất hoàn cảnh lịch sử cụ thể). Những vấn đề chưa được giải quyết đặt ra các hướng nghiên cứu tiếp theo về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD&ĐT Cà Mau
- Xây dựng các chế tài để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với việc triển khai bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện việc đánh giá xếp loại năng lực dạy học cho GVTH cũng như việc sử dụng kết quả đánh giá xếp loại giáo viên có tác dụng thúc đẩy, kích thích nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn thể đội ngũ.
- Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để kịp thời động viên, khích lệ giáo viên trong việc nỗ lực phấn đấu đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đồng bộ, cụ thể công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau
Đầu tư ngân sách cho việc trang bị, bổ sung cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết để tạo điều kiện tốt nhất cho các trường TH, tăng thêm kinh phí đào tạo bồi dưỡng cho các trường.
- Có chế độ đãi ngộ, khuyến khích CBQL, GV học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau
- Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch hoạt động BDNL cho GV theo các giai đoạn (dài hạn, trung hạn và ngắn hạn) đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của bậc học, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.
- Tổ chức hội thảo, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm quản lý, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức cho CBQL, GV học tập kinh nghiệm ở các đơn vị tiên tiến, điển hỉnh.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết nghiêm túc, thường xuyên, đánh giá đúng thực chất kết quả các hoạt động BDNL cho GV như các phong trào, hoạt động khác; có chế độ khen thưởng đối với những trường tổ chức có hiệu quả hoạt động BDNL cho GV.
2.4. Đối với cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổng thể về hoạt động BDNL cho GV theo các giai đoạn (dài hạn, trung hạn và ngắn hạn) trình phòng GD &ĐT phê duyệt; hàng năm có sự rà soát, bổ sung, điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp thực tế.
- Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thời gian cho hoạt động BDNL cho GV. Thực hiện công tác xã hội hóa GD, tăng cường sự tham gia của các lực lượng xã hội trong phát triển giáo dục.
- Xây dựng tiêu chí, cơ chế kiểm tra đánh giá, khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 32/2018 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 ban hành Điều lệ trường tiểu học.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư Số: 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 ban hànhquy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
[4] Bộ giáo dục và Đào tạo, Thông tư 17/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
[5] Bộ GD &ĐT,Tài liệu bồi dưỡng CBQL cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, HN 2019.
[6] Đinh Quang Báo (2008), Vai trò định hướng công tác bồi dưỡng GV, kỷ yếu hội thảo khoa học, Sở GD &đT Hà Nội.
[7] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. (2019). Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025. Ban hành kèm theo Quyết định số 33/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08 tháng 01 năm 2019.
[8] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. (2012). Đại cương về khoa học quản lý. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
[9] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ: “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”.
[10]Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của BCHTWW Đảng khóa VIII.
[11]Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế số 29/2013/NQ-TW.
[12]Đảng Cộng sản Việt Nam -Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. [13]Nguyễn Tiến Đạt (2006), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào
theo ISO& TQM, NXBGDHN.
[15]Nguyễn Hữu Độ (2011), “Kinh nghiệm của một số quốc gia trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp giáo viên”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 74, tr.63,64.
[16]Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Hà Nội, NXB Giáo dục.
[17]Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[18]Bùi Minh Hiền (2006), Quản lí giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, HN. [19]Hồ Chí Minh. (1990), Vấn đề giáo dục. NXB Giáo dục.
[20]Nguyễn Thị Xuân Hương (2012), Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục.
[21]Nguyễn Hữu Lê Huyên (2011). Thực trạng công tác quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục.
[22]Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lí giáo dục - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[23]Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (2012), Đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[24]Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Sỹ Thư, Nguyễn Trọng Hậu. (2012). Quản lý giáo dục- một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia.
[25]Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lí, NXB Đại học Sư phạm,Hà Nội. [26]Hoàng Phê (2013), Từ điển tiếng Việt. Trung tâm từ điển học.
[27] Bùi Văn Quân (2007), Quản lí giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[28]Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2019), Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[29]Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Hà Nội: NXB Từ điển Bách điển. [30] Trung tâm từ điển học (2010), Từ điển Việt Nam, NXB Đà Nẵng.
[31] Phạm Quang Tùng (2015) Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ