Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 70 - 71)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính mục tiêu: Tất cả các biện pháp đều phải được thực hiện theo mục tiêu chung nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Đảm bảo tính mục tiêu khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, nhà nghiên cứu phải cho thấy những điểm mới, biện pháp mới trên cơ sở đều hướng đến mục tiêu đã định. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH mới đề xuất phải phù hợp với thực tiễn của địa phương, của nhà trường và của phòng GD&ĐT huyện Cái Nước. Thực hiện tốt nguyên tắc này giúp cho nhà quản lý có được cách nhìn nhận biện chứng trên cơ sở quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng GVTH, tránh được tình trạng duy ý chí.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp nối cái đã làm, cái đang tiến hành và tương lai; chính là giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Trong bối cảnh hiện nay, có những biện pháp cần được hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra, có những biện pháp không còn phù hợp cần thay thế bằng các biện pháp mới đảm bảo cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH đạt hiệu quả cao.

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, có mối quan hệ với nhau, bổ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống đồng bộ. Tính hệ thống cho thấy nội dung của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH có mối quan hệ biện chứng tác, động qua lại lẫn nhau. Mỗi biện pháp có vai trò riêng, nhưng có thể là cơ sở, là tiền đề hay là điều kiện để thúc đẩy, hỗ trợ cho các biện pháp còn lại. Các biện pháp này phối hợp thành một hệ thống, liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm đạt mục đích cuối cùng

là nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

3.1.4. Bảo đảm tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với thực tiễn, trên cơ sở thăm dò ý kiến của CBQL và GVTH về nguyện vọng đối với các nội dung cần bồi dưỡng và nhận được ý kiến nhất trí cao. Thực tế, mỗi trường TH trên địa bàn huyện lại có đặc điểm khác nhau về cơ cấu, trình độ, năng lực của GV, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Vì vậy, các biện pháp đề xuất trong luận văn phải đảm bảo tính thực tiễn,vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm hoạt động của mỗi trường.

3.1.5. Bảo đảm tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với các quy định về chức năng, nhiệm vụ của trường tiểu học. Ngoài ra, khi đề xuất các biện pháp, cần phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện biện pháp như: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian và các điều kiện khác của từng trường cụ thể.

Các biện pháp quản lý hoạt động BDNL cho GVTH phải xuất phát từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động BDNL cho GV (những ưu điểm, hạn chế), do đó, các biện pháp quản lý hoạt động BDNL cho GV được đề xuất có tính khả thi:

- Phải có sự đồng thuận cao từ cấp quản lý đến giáo viên.

- Đáp ứng nhu cầu của thực tiễn giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và yêu cầu phát triển của bậc học mầm non.

- Đáp ứng với khả năng và điều kiện của các trường tiể học, của địa phương, của mọi GV; phù hợp và đáp ứng được mục tiêu hoạt động BDNL là nâng cao chất lượng đội ngũ, yêu cầu phát triển giáo dục trên địa bàn huyện.

- Đem lại hiệu quả và thiết thực với giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)