Quản lý các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 35 - 38)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học

1.4.3. Quản lý các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu

tiểu học

1.4.3.1. Quản lý giáo viên qua tham gia các lớp tập huấn

Nhà trường phối hợp với cơ sở đào tạo để cử GV tham gia bồi dưỡng theo khóa học hay theo từng đợt tại cơ sở đào tạo hoặc theo cụm trường ở cùng địa bàn. Hiệu trưởng có sự định hướng, tác động đúng hướng, kịp thời trong quá trình GV tham gia các lớp tập huấn BDNL để phát huy tối ưu hiệu quả bồi dưỡng. Cụ thể như cần có sự kiểm tra, đánh giá thông qua kết quả xếp loại GV tham gia của đợt tập huấn và có hình thức động viên, khen thưởng với các các cá nhân đạt thành tích cũng như có hình thức kỷ luật từ nhắc nhở, khiển trách, hạ thi đua với các cá nhân không hoàn thành đợt tham gia tập huấn.

1.4.3.2. Quản lý bồi dưỡng qua sinh hoạt tại tổ chuyên môn; tham gia thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, tham quan, học tập kinh nghiệm của trường bạn

Một trong những nhiệm vụ của Tổ chuyên môn đã được xác định trong

Điều lệ trường tiểu học là: “…Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và quản lý sử dụng thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần” [2]. Do đó hiệu trưởng cần quản lý hoạt động BDNL tại các tổ chuyên môn. Hiệu trưởng cần yêu cầu tổ trưởng

chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của tổ trong năm, đề ra các nội dung bồi dưỡng cụ thể, sát thực tế. Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, dưới nhiều hình thức để tránh tình trạng đối phó.

Ngoài ra, Hiệu trưởng cần quản lý tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng qua các chuyên đề thao giảng, tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm tại các trường bạn. Chú trọng công tác dự giờ chéo giữa các đồng nghiệp, giáo viên trong trường để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Mỗi GV đều có những sự nắm bắt, sáng tạo khi vận dụng kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được tập huấn vào công tác giảng dạy. Do đó, đây là một trong những cách thức để người GV học hỏi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ bản thân qua các buổi tham dự chuyên đề, thao giảng, tham quan trường bạn một cách hiệu quả nhất.

1.4.3.3. Quản lý việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu của GV; bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng

Việc tự học, tự bồi dưỡng đang được coi là phương châm giáo dục “Học thường xuyên, học suốt đời”, “Xây dựng xã hội học tập”, hiệu trưởng quản lý kế hoạch tự bồi dưỡng trong mỗi năm học của GVTH.

Hiệu trưởng cho GV đăng ký các chuyên đề tự bồi dưỡng thông qua tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin. Công tác bồi dưỡng này có hiệu quả hay không chủ yếu do GV quyết định. Nó phụ thuộc vào ý thức tự bồi dưởng của GV. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ, động viên kịp thời từ phía các cơ sở giáo dục.

Để quản lý tốt việc tự học, tự nghiên cứu của GV, hiệu trưởng cần tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên có các tài liệu, thông tin, phương tiện hỗ trợ cho công tác tự bồi dưỡng của từng cá nhân. Người hiệu trưởng cần thực hiện tốt việc quản lý hình thức tự bồi dưỡng này, đây là cách thức phát huy yếu tố nội lực của từng cá nhân trong đơn vị.

1.4.4. Quản lý đánh giá kết quả hoạt động bồi năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch BDNL cho GV nên tiế n hành ở tất cả các khâu: Lập kế hoạch, nội dung bồi dưỡng có tính khả thi, phù hợp thực trạng, đáp ứng nhu cầu GV không? Cách thức tổ chức tiến hành bồi dưỡng có thỏa đáng không/ Có tiến hành đánh giá năng lực GVTH hàng năm không? Sử dụng kết

quả đó để làm gì?

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

- Thu thập thông tin phản hồi. Chỉ có kiểm tra mới mới có được những thông tin phản hồi đáng tin cậy. Việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới.

- Phát hiện những yếu tố tích cực, những kinh nghiệm tốt và những lệch lạc trong hoạt động thực tiễn, đo chính xác mức độ sai lệch và xác định nguyên nhân sai lệch.

- Điều chỉnh: Phát huy thành tích, uốn nắn sửa chữa những lệch lạc, xử lý những vi phạm.

Các hình thức kiểm tra:

- Theo thời gian: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất. - Theo nội dung: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề. - Theo phương pháp: Kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp.

- Theo số lượng của đối tượng kiểm tra: Kiểm tra toàn bộ, kiểm tra có lựa chọn.

Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động BDNL, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng. Cần kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động này sau đó mới tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động BDNL trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng chất lượng và hiệu quả của hoạt động BDNL cho GV.

Kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng thông qua dự giờ các hoạt động, qua các hội thi, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm. Đây là kênh phản ánh thực tế kết quả bồi dưỡng. Thông qua kết quả này các cấp QLGD sẽ biết được GV nào đã vận dụng tốt các kiến thức được bồi dưỡng vào giảng dạy để có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời để hoạt động BDNL ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn.

Ngoài ra, CBQL cần kiểm tra, đánh giá các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động BDNL cho GV. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng có những đóng góp quan trọng vào chất lượng hoạt động này. Do đó cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất để hoạt động BDNL cho GV đạt hiệu quả và làm hài lòng những cá nhân tham gia vào hoạt động này.

Qua quản lý kết quả BDNL cho GV, Hiệu trưởng tiến hành điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng cho GV sát với thực tế nhà trường, phù hợp với sự phát triển của giáo dục địa phương và từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)