Thực trạng sử dụng các phương pháp trong hoạt động bồi dưỡng năng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 50 - 51)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học

2.3.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp trong hoạt động bồi dưỡng năng

Bảng 2.7. Thực trạng sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học

T T Nội dung Mức độ thực hiện Yếu Trung bình Khá Tốt 1 Phương pháp thực hành cá nhân / theo nhóm SL 00 21 50 79 % 00 13,9 33,5 52,6

2 Phương pháp trải nghiệm thực tế/ thực tập

SL 10 22 58 60 % 7,0 14,5 38,6 39,9

3 Phương pháp dùng lời (thuyết trình/ giảng giải/ minh họa)

SL 00 00 22 128 % 00 00 14,6 85,4

4 Phương pháp thảo luận, hỏi đáp, xê- mi-na

% 00 49 54 47 SL 00 32,9 36,1 31,0

5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu SL 17 52 47 34 % 11,3 35,7 32,3 20,7

Nhìn vào bảng 2.7, chúng tôi thấy rằng hiện nay CBQL và GV các trường đang sử dụng các phương pháp với mức độ như sau: Ba phương pháp bồi dưỡng: Phương pháp dùng lời, phương pháp thực hành và phương pháp trải nghiệm thực tế là phương pháp được các trường sử dụng ở mức khá và tốt với tỷ lệ lớn hơn 75%. Vì đây là phương pháp có thể thực hiện dễ dàng; giúp GV hiểu được những nội dung được bồi dưỡng; nó phù hợp với thực tế vì người báo cáo có thể không cần sử dụng các phương tiện, trang thiết bị khi tổ chức.

Phương pháp thảo luận, hỏi đáp, xê-mi-na được sử dụng nhằm để GV đưa ra ý kiến của mình về vấn đề nào đó, để cung cấp thêm vốn kinh nghiệm và hiểu biết cho GV, thế nhưng phương pháp này chỉ được CBQL và GV đánh giá ở mức độ trung bình với tỷ lệ 32,9%.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu cũng được được thực hiện khảo sát cho kết quả với tỷ lệ ở mức trung bình và yếu là 47%. Phương pháp này theo chúng tôi, với ưu điểm giúp GV có thể sắp xếp thời gian của bản thân để bồi dưỡng nghiên cứu tài liệu và thuận lợi ở mọi địa điểm. Đây là phương pháp phù hợp với tính chất công việc của GVTH. Tuy nhiên, để thực hiện được phương pháp này, GV phải có sự

chủ động, tự giác cao cũng như khả năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch khoa học và sự nắm được hệ thống kiến thức cốt lõi, khả năng vận dụng vào thực tế công tác. Do đó, hình thức này chưa được GV chú trọng thực hiện.

Với kết quả khảo sát thu được từ phỏng vấn cho thấy CBQL và GV các trường đã sử dụng khá nhiều các phương pháp để BDNL cho GV. Các phương pháp nêu trên đều được sử dụng với mức độ từ khá tốt trở lên. Đặc biệt, phương pháp dùng lời là phương pháp được sử dụng nhiều nhất.

Theo nhận định của chúng tôi, không có phương pháp bồi dưỡng nào là hữu hiệu nhất, vạn năng nhất, tùy vào từng nội dung, mục đích bồi dưỡng mà GV sẽ vận dụng phương pháp nào hay kết hợp nhóm phương pháp nào đó để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên với đặc trưng của hoạt động BDNL nói chung, lý thuyết phải đi đôi với thực hành, GV phải vận dụng vào thực tế công tác giáo dục, giảng dạy một cách linh hoạt và hiệu quả, nhờ đó GV sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm sau quá trình thực hiện.Vì vậy, hoạt động BDNL cho GV cần phối hợp linh hoạt các nhóm phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chất lượng BDNL cho GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)