9. Cấu trúc của luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên các
3.2.5. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động bồi dưỡng và tự
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Năng lực dạy học của mỗi GV được học tập trong trường Sư phạm chưa đủ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của đổi mới giáo dục trong giai đoạn xã hội đang phát triển nhanh. Việc nâng cao năng lực dạy học cho GVTH phụ thuộc rất nhiều về ý thức tự học, tự bồi dưỡng của GV. Do đó, quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTH không chỉ quan tâm đến việc tạo điều kiện cho GV thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng mà còn chăm lo đến quyền lợi, đến đời sống vật chất và tinh thần của họ. Biện pháp giải quyết hài hoà hai mặt đó không chỉ động viên, khích lệ giáo viên tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng, mà còn tạo động lực để GV nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trong việc tự bồi dưỡng thông qua các giờ dạy và học hỏi bạn bè, động nghiệp, qua mạng internet, ... Vì thế, việc xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học sẽ động viên, khích lệ, tạo động lực để đội ngũ giáo viên thường xuyên nâng cao năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay đồng thời làm cho giáo viên yên tâm công tác, cống hiến hết khả năng cho sự nghiệp giáo dục. Đó là việc làm có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển giáo dục.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách, chế độ đãi ngộ hiện hành của Nhà nước đối với người lao động về lương, phụ cấp, về các chế độ đãi ngộ khác theo đặc thù nghề nghiệp dạy học.
Thực hiện công bằng, công khai, dân chủ trong việc đánh giá, xếp loại GVTH. Trên cơ sở đó đánh giá GV trong công tác thi đua khen thưởng, công nhận các danh hiệu nghề nghiệp, cũng như thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng tham quan học tập, nghỉ ngơi…đối với tất cả các đối tượng. Không nên quá chú ý đến nhóm đối tượng xuất sắc trong đội ngũ, mà phải có sự khuyến khích đồng đều, nếu không sẽ dẫn đến sự phân hoá và đó là sự xuất hiện của sức ì, chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
Làm tốt công tác tham mưu để các cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích giáo viên có thành tích trong hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp được công nhận qua các danh hiệu hoặc đem lại những thành tích trong từng mặt hoạt động như: GV dạy giỏi các cấp, GV có thành tích bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, Hội giảng, Hội thảo, các cuộc thi,...
Có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên có đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng rộng rãi trong ngành.
Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho GV là một vấn đề quan trọng trong chính sách QLGD nói chung và quản lý bồi dưỡng GV nói riêng. Mỗi GV là một thành viên của tập thể nhà trường nhưng điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu của bản thân khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Do đó, ngoài việc chăm lo thực hiện chế độ, chính sách động viên và đãi ngộ theo các văn bản quy định của Nhà nước của ngành, cần phải chú ý đến từng con người, xem xét yếu tố cá nhân với tư cách là một thành viên trong tổ chức. Người làm công tác QLGD cần tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, tình cảm, động cơ công tác, nhu cầu làm việc và hưởng thụ, hoàn cảnh gia đình của họ để có cách thức tác động cụ thể và hiệu quả. Cần tôn trọng nhân cách mỗi GV đồng thời hướng họ vào mục tiêu chung của tập thể để họ đồng cảm, tôn trọng đồng nghiệp và chia sẻ hoàn cảnh, nguyện vọng của các GV khác trong nhà trường.
3.2.5.3. Cách thức tiến hành
Nhà trường tham mưu, phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành GD&ĐT với các ban ngành hữu quan như Nội vụ, Kế hoạch - Tài chính, Y tế, Văn hoá - Thông tin, …triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, chính
sách hiện hành đối với nhà giáo, tham mưu với các cấp lãnh đạo để có chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ giáo viên.
Tham mưu phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn của Nhà nước về chính sách, chế độ đối với nhà giáo. Chú ý đến việc thực hiện ở tất cả các trường để đảm bảo công bằng xã hội trên bình diện chung cả về quyền và nghĩa vụ của mỗi giáo viên.
Cán bộ quản lý cấp trường cần hiểu rõ hoàn cảnh cụ thể của từng GV, nắm bắt kịp thời tư tưởng, tình cảm từng người để có những tác động phù hợp với từng tình huống cụ thể, khen thưởng đúng đắn, kịp thời, công bằng nhằm hình thành động cơ, tạo nỗ lực mới cho mỗi GV không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp nói chung, năng lực dạy học nói riêng.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
HĐND, UBND các cấp có những quyết sách về tài chính cho các hoạt động bồi dưỡng GV, cụ thể hoá chế độ đãi ngộ đối với giáo viên.
UBND huyện chỉ đạo phòng Tài chính thực hiện kế hoạch phân bổ kinh phí đầy đủ, kịp thời để hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học nói riêng cũng như các hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên nói chung diễn ra bình thường, đảm bảo kế hoạch phát triển GD&ĐT, đồng thời động viên thiết thực giáo viên.
CBQL trường tích cực tham mưu với cơ quan QLGD các cấp về chế độ chính sách cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho GV, đồng thời phải quan tâm đến việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước đối với giáo viên một cách công bằng, thiết thực và khai thác các nguồn lực tài chính khác để động viên đội ngũ giáo viên.
Mỗi GV tự giác phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình sẽ góp phần làm cho tổ chức hoàn thành nhiệm vụ chung và khi tổ chức nhà trường vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác thì sẽ có tác động tích cực trở lại đối với mỗi GV. Mục tiêu của công tác này là đảm bảo sự hài hoà giữa việc động viên về tinh thần và chăm lo thiết thực về vật chất cho giáo viên.
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học