Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 39 - 40)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Yếu tố kinh tế - xã hội

Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân tích dân cư, tổng sản phẩm xã hội, phân phối và thu nhập của dân cư, việc làm và cơ cấu việc làm, các quan hệ kinh tế chính trị.

Dân số tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển giáo dục, cụ thể liên quan đến số học sinh, đội ngũ giáo viên. Cơ cấu dân số, phân bổ dân cư, phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, trình độ dân trí ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng.

Thu nhập bình quân đầu người cao tạo điều kiện cho việc đầu tư trong giáo dục. Nền chính trị ổn định, tiến bộ xã hội, quan điểm của các nhà lãnh đạo giáo dục đúng đắn, đầu tư cho giáo dục thoả đáng…là điều kiện tốt cho giáo dục và đào tạo phát triển. Trong đó giáo dục tiểu học có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

1.5.1.2. Yếu tố văn hoá - khoa học - công nghệ

Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển của lịch sử. Đảng ta đã nhận định: Văn hoá là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do đó, nền kinh tế - xã hội nói chung, giáo dục nói riêng không thể phát triển nếu thiếu nền tảng văn hoá.

Truyền thống, phong tục tập quán của địa phương cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục, ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Người cán bộ quản lý phải am hiểu truyền thống, phong tục tập quán của địa phương mới có thể làm tốt công tác tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, công nghệ

điện tử, tự động hoá… đã tạo ra những thay đổi to lớn trong công tác giáo dục cả về nội dung, phương pháp, hình thức truyền tải tri thức. Đây là yếu tố khách quan đòi hỏi người giáo viên cần được bổ sung, bồi dưỡng thường xuyên những tri thức, kỹ năng mới góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Đồng thời sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng góp phần không nhỏ vào đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nói chung, trong đó có công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)