Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 27 - 30)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học

1.3.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học

Năng lực dạy học cho giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng được tiếp cận theo nhiều hướng. Đề tài luận văn tiếp cận theo quan điểm của Đinh Quang Báo khi bàn về định hướng công tác bồi dưỡng GV và tiếp cận từ nhu cầu thực tiễn của giáo dục tiểu học [6].

1.3.3.1. Năng lực lập kế hoạch

Năng lực lập kế hoạch gồm các thao tác: chọn lựa tài liệu tham khảo để chuẩn bị cho hoạt động giảng dạy, xác định mục tiêu bài giảng (xuất phát từ mục tiêu môn học, mục tiêu chương trình bậc học…); các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng dạy học; chọn các phương pháp, hình thức giảng dạy và kĩ thuật giảng dạy cũng như thiết bị tương ứng; dự kiến các khả năng xảy ra và các phương án xử lí. Tất cả các kĩ năng cụ thể này phải được chuẩn bị đầy đủ và được viết ra dưới dạng bản kế hoạch (kế hoạch giảng dạy cụ thể).

1.3.3.2. Năng lực thực hiện bài dạy của giáo viên

Năng lực thực hiện bài dạy của giáo viên được thể hiện trong việc thực hiện các bước lên lớp gồm:

- Ổn định lớp ( tạo hứng thú học tập cho học sinh),

- Kiểm tra bài cũ (tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm),

- Tổ chức các hoạt động học cho học sinh (phân tích, khám phá, tìm tòi, phát triển kiến thức),

- Tổ chức cho học sinh thực hành, luyện tập kĩ năng, ghi nhớ kiến thức, - Kiểm tra và khuyến khích học sinh thực hiện các hoạt động ứng dụng, liên hệ với thực tiễn cuộc sống…

1.3.3.3. Năng lực đánh giá

Năng lực đánh giá giúp cho giáo viên nắm được trình độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh để xác nhận kết quả của một hoạt động để bổ sung điều chỉnh trong dạy học. Để tạo được uy tín trước học sinh, người giáo viên phải có quan điểm đánh giá khách quan, chính xác và công bằng. Thái độ và hành vi trung thực, khách quan của nhà giáo dục một mặt đảm bảo các yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục mặt khác tạo ra sức cảm hóa lớn đối với người học kể cả đánh giá thành công hay hạn chế của học sinh. Khả năng đánh giá đúng của giáo viên đối với người học sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả tự học và kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh và bản thân giáo viên.

Đánh giá học sinh tiểu học là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Đánh giá học sinh tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay phải đảm bảo:

- Mục đích đánh giá:

+ Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

+ Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

+ Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

+ Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

- Nguyên tắc đánh giá

+ Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

+ Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

+ Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

+ Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

1.3.3.4. Năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Đây là năng lực không thể thiếu được của giáo viên ở bất cứ cấp học nào trong giai đoạn hiện nay. Thiết bị và phương tiện vừa là yếu tố điều kiện tốt để phục vụ cho giảng dạy và học tập, đồng thời cũng là yếu tố kích thích tư duy sáng

tạo – nghiên cứu cho giáo viên và học sinh. Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin đúng lúc, đúng thời điểm sẽ mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy, giúp học sinh được trải nghiệm, tự mình khám phá kiến thức mới dưới sự tổ chức hướng dẫn hoạt động của giáo viên. Trong điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn thì vấn đề không phải là trang bị các thiết bị đắt tiền mà điều quan trọng hơn là phải dạy cho người học có ý tưởng mới, phải có sự sáng tạo “suy nghĩ mới trên các vật liệu đã cũ” và biết khám phá thế giới tri thức mở.

1.3.3.5. Ngoài các năng lực chủ yếu trên, trong xã hội hiện đại cần bổ sung những năng lực mới hoặc phải nhấn mạnh các yếu tố như:

Năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực hoạt động xã hội trong và ngoài trường; năng lực tổ chức các hoạt động dạy học ngoài không gian lớp học (dạy ở vườn trường, thư viện, dạy tại các khu di tích lịch sử, các công trình công cộng, …); năng lực quan hệ cộng đồng, năng lực quản lí, năng lực hoạt động với tư cách là một chuyên gia giáo dục, năng lực phát triển môi trường xung quanh...

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)