Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 31 - 32)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học

1.3.5. Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên tiểu học

Lãnh đạo các trường cần kết hợp nhiều hình thức bồi dưỡng một cách linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia. Hết sức coi trọng sự nỗ lực của cá nhân, nhất là trong hoạt động tự bồi dưỡng kiến thức cho mình trên cơ sở hướng dẫn của chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Loại hình bồi dưỡng sẽ tổ chức gồm các hình thức cơ bản như sau: - Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn.

- Bồi dưỡng qua sinh hoạt tại tổ chuyên môn; tham gia thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, tham quan, học tập kinh nghiệm của trường bạn.

- Bồi dưỡng thông qua việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu của GV; bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng. Đây chính là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.

Cụ thể như sau:

- Sinh hoat chuyên môn là cách thức hiệu quả để bồi đắp kiến thức và phương pháp dạy học cho giáo viên, xây dựng tinh thần đồng đội và thói quen làm việc theo nhóm của tổ chuyên môn, cùng nhau hướng đến mục tiêu đã định.

- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy: Việc dự giờ là một khâu quan trọng của đổi mới sinh hoạt chuyên môn, là cơ sở để giáo viên có cách nhìn mới, nhận ra các vấn đề liên quan đến công việc của bản thân và của đồng nghiệp.

- Tham gia thao giảng: Trong một năm học, các nhà trường cần tổ chức các đợt thao giảng theo kế hoạch đầu năm hoặc gắn liền với những hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm. Việc tổ chức thao giảng cấp tổ chuyên môn, cấp trường, thao giảng cụm và hội giảng các cấp được tổ chức nhằm tìm tòi phát hiện kinh nghiệm sáng tạo của giáo viên. Các bài thao giảng cần được giáo viên đầu tư công sức và thời gian, tìm hiểu sâu, rộng các vấn đề liên quan đến bài dạy, dự kiến các tình huống có vấn đề cấp bách giải quyết vấn đề trong giờ dạy.

- Tự học: Trong thời đại “bùng nổ thông tin” và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, việc tự học có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực dạy học cho giảng viên. Giáo viên có thể thực hiện các hoạt động tự bồi dưỡng sau đây:

Tự chọn nội dung/chủ đề: giáo viên tự chọn nội dung chuyên đề báo cáo trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tự chọn giờ dạy minh họa để các đồng nghiệp dự giờ theo tiếp cận “ nghiên cứu bài học”, tự lựa chọn và đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học.

- Tự tìm tư liệu, sách: giáo viên tự tìm hiểu tư liệu kết hợp với việc nhà trường có thể định kỳ tổ chức giới thiệu sách, tài liệu, xây dựng tủ sách dùng chung để GV tìm kiếm thông tin phục vụ học tập nâng cao trình độ,...

- Tự viết thu hoạch: Nhà trường xây dựng mục diễn đàn trên mạng để giúp giáo viên trao đổi chuyên môn với các thành viên trong tổ chuyên môn, trong nhà trường và cả các trường bạn để học tập và chia sẻ kinh nghiệm dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường tiểu học huyện cái nước tỉnh cà mau 1 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)