Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh bình dương (Trang 45 - 56)

1.2. Thực tiễn về phát triển dân số và giáo dục ở Việt Nam

1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục ở Việt Nam

a. Ở Việt Nam

- Tác động của dân số đến giáo dục

Ở nước ta, dân số dưới 15 tuổi năm 1999 chiếm 33,1%, đến năm 2009 giảm xuống còn 24,5% và năm 2016 chỉ còn 23,8%. Mức giảm này là nhờ kết quả công tác dân số và KHHGĐ, song số học sinh phổ thông hàng năm vẫn tăng cho tới năm học 2002 tổng số học sinh phổ thông cả nước đạt 17.699,6 nghìn học sinh sau đó liên tục giảm xuống (năm 2005 là 16.649,2 nghìn học sinh – giảm 1.050,4 nghìn học sinh). Đến năm năm học 2015 – 2016, tổng số học sinh phổ thông đạt 15.353,8 nghìn học sinh. Kết quả này là do tác động của Chương trình KHHGĐ được đẩy mạnh sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tư (Khóa VII) đầu năm 1993, từ năm 1994 mức sinh đã giảm mạnh. Việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số của Việt Nam đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và phấn đấu đạt phổ cập giáo dục THCS trong những năm tiếp theo.

Mặc dù tổng số học sinh có xu hướng giảm, nhưng phân bố dân cư nước ta không đồng đều theo các vùng địa lí khác nhau có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển giáo dục. Ở vùng thành thị, vùng kinh tế phát triển dân cư đông đúc, giáo dục có điều kiện phát triển hơn các vùng nông thôn, thưa dân. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa ở nước ta cùng với việc di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng nhiều đã gây nhiều áp lực đến giáo dục của các địa phương. Chẳng hạn, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, số học sinh tăng theo từng năm và để tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, số trường lớp, số lượng giáo viên cũng tăng không ngừng. Tuy nhiên, về chất lượng trường lớp học nhiều nơi vẫn trong tình trạng chưa đáp ứng được các yêu cầu về diện tích, ánh sáng, trang thiết bị. Ở Việt Nam, bình quân mỗi học sinh chỉ có 0,43m2 phòng học, trong đó THCS, THPT là 2,47m2 và tiểu học là 0,15m2 (Cổng thông tin điện tử của chính phủ, 2010). Mặc dù vậy, với mức giảm

sinh như hiện nay, áp lực về gia tăng số lượng học sinh sẽ giảm dần đi. Vì vậy, số lượng và chất lượng trường lớp sẽ dần đáp ứng yêu cầu cho học sinh.

- Tác động của giáo dục đến dân số

Ở nước ta, trong số những khác biệt về mức sinh theo các đặc trưng KT – XH của phụ nữ thì sự khác biệt lớn nhất thể hiện ở trình độ học vấn. Nói chung, những phụ nữ có trình độ trung học trở lên có số con trung bình thấp hơn so với số con trung bình của phụ nữ chưa bao giờ được tới trường là 2 con. Phần lớn số phụ nữ chưa bao giờ đến trường thường lấy chồng sớm (tuổi kết hôn trung bình chỉ có 19,9 tuổi so với 24,0 tuổi của phụ nữ có trình độ trung học trở lên) và có nhiều con hơn so với những phụ nữ lấy chồng muộn.

Bên cạnh đó, giữa trình độ học vấn và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên càng thấp. Năm 2016, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên ở nước ta cao nhất ở phụ nữ chưa từng đi học tới gần 46%, giảm xuống còn 34,5% đối với phụ nữ dưới Tiểu học, 25,2% đối với phụ nữ tốt nghiệp tiểu học và có xu hướng giảm với trình độ học vấn cao, và thấp nhất là trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ còn 5,8%.

Hình 1.2.Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên chia theo trình độ học vấn cao nhất đạt được năm 2016

“Nguồn: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016”

Vì vậy, một trong những yếu tố quan trọng nhằm làm giảm mức sinh của dân số là tăng cơ hội học tập cho phụ nữ nhằm tạo cho họ đạt được học vấn cao hơn.

Bảng 1.3. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ theo trình độ học vấn, 1/4/2016

Đơn vị: Năm

Trình độ học vấn Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ

Toàn quốc 23,0

Chưa tốt nghiệp tiểu học 19,9

Tốt nghiệp tiểu học 20,7

Tốt nghiệp THCS 21,6

Tốt nghiệp THPT 23,6

“Nguồn: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016”

Trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì độ tuổi kết hôn cũng muộn hơn. Trình độ học vấn chưa tốt nghiệp tiểu học có độ tuổi kết hôn sớm nhất 19,9 tuổi. Một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự khác biệt trong mức sinh theo trình độ học vấn của phụ nữ là mức độ chấp nhận kế hoạch hoá gia đình. Các phụ nữ có trình độ trung học trở lên sử dụng biện pháp tránh thai cao hơn 2 lần so với phụ nữ chưa bao giờ tới trường, vì vậy có mức sinh thấp hơn.

Bảng 1.4. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) theo trình độ học vấn năm 2016

Đơn vị: %

Trình độ học vấn BPTT bất kỳ

Chia ra

BPTT hiện đại BPTT truyền thống và khác

Toàn quốc 77,6 66,5 11,1

Chưa đi học 80,4 74,6 5,8

Chưa tốt nghiệp tiểu học 81,3 70,8 10,5

Tốt nghiệp tiểu học 81,0 69,2 11,7

Tốt nghiệp THCS 79,3 67,5 11,8

Tốt nghiệp THPT trở lên 72,5 61,7 10,9

Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại khá cao ở các vùng còn khó khăn về KT – XH như Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Trung du và miền núi Bắc Bộ (67,4% và 66,8%) và đối với phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn như chưa đi học (74,6%), chưa tốt nghiệp tiểu học (70,8%) và tốt nghiệp tiểu học (69,2%). Những con số này một lần nữa khẳng định trong thập kỷ vừa qua các chương trình KHHGĐ đã được nhà nước đầu tư và tập trung thực hiện có trọng điểm, đặc biệt khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các chương trình này đã góp phần làm giảm mức sinh của khu vực này, qua đó làm giảm mức sinh chung của cả nước trong hơn 10 năm qua.

b. Ở vùng Đông Nam Bộ

* Một số đặc điểm dân số chủ yếu

- Quy mô dân số lớn, ngày càng tăng và chủ yếu do nhập cư:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2016, dân số của vùng Đông Nam Bộ là 16.424,3 nghìn người, chiếm 17,7% dân số cả nước. So với các vùng kinh tế, dân số Đông Nam Bộ đứng thứ 3 sau vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2016 vùng Đông Nam Bộ vẫn dẫn đầu cả nước về tỷ lệ tăng dân số (2,07%). Nguyên nhân là do Đông Nam Bộ là vùng nhập cư lớn nhất cả nước, vượt lên trên cả vùng Tây Nguyên trong những năm trước 2009. Năm 2016, tỷ suất di cư thuần của vùng là 8,4‰ (trong đó nhập cư là 10,8‰ và xuất cư là 2,4‰).

- Mức sinh và mức chết thấp so với cả nước và các vùng kinh tế khác:

Trong khi tỷ suất nhập cư của vùng luôn ở mức cao thì tỷ suất sinh thô, tổng tỷ suất sinh lại ở mức thấp so với các vùng khác và mức trung bình của cả nước. Năm 2016, tỷ suất sinh thô của vùng là 13,5‰, tổng tỷ suất sinh là 1,46 con/phụ nữ (cùng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng có tổng tỷ suất sinh thấp hơn mức sinh thay thế). Cũng như mức sinh, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ suất chết thô thấp nhất cả nước. Năm 2016, tỷ suất chết thô của vùng là 5,0‰ trong khi cả nước là 6,8‰, và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 7,5‰. Nguyên nhân là do vùng có dân số trongđộ tuổi lao động cao do nhập cư và đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao. Năm 2016, Đông Nam Bộ cũng là vùng có tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (8,5 trẻ em tử vong dưới 1 tuổi /1000 trẻ em sinh sống) và dưới 5 tuổi thấp nhất cả nước (12,8 trẻ em tử vong dưới 5 tuổi /1000 trẻ em sinh sống). Điều này có được

là do trình độ phát triển kinh tế của vùng cao hơn các vùng khác, vì vậy, các điều kiện phúc lợi xã hội tốt hơn dẫn đến tỷ suất tử vong trẻ em thấp. Như vậy, trình độ phát triển KT – XH đặc biệt là giáo dục cũng có tác động lớn đến mức chết trong vùng nhất là mức chết trẻ em. Bởi vì khi phụ nữ có trình độ, đặc biệt là hiểu biết chăm sóc sức khỏe, đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng, vệ sinh, bệnh tật do môi trường gây ra.

- Mật độ dân số cao, dân cư phân bố không đều và tốc độ đô thị hóa nhanh:

Kết quả của điều tra dân số giữa kì năm 2016 cho thấy Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số cao thứ hai cả nước, sau vùng đồng bằng sông Hồng và gấp gần 2,5 lần mật độ dân số cả nước. Từ năm 2011 đến 2016, mật độ dân số của vùng tăng thêm tới 70 người/km2. Nguyên nhân chính là do lượng người nhập cư vào vùng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, phân bố dân cư giữa các tỉnh (thành phố) trong vùng có sự khác biệt khá lớn. Các đơn vị hành chính có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, trong đó TP. Hồ Chí Minh có mật độ dân số cao nhất (năm 2016 là 4.025,0 người/km2), gấp 28,9 lần mật độ dân số của tỉnh có dân cư phân bố thưa nhất là Bình Phước (139 người/km2).

Trong giai đoạn 2005 – 2016, Đông Nam Bộ luôn là vùng có tỷ lệ dân thành thị cao nhất và tỷ lệ gia tăng dân số thành thị cao nhất (năm 2016 là 63,0%; tăng 7,1% so với năm 2005). Điều này là do vùng này có các trung tâm đô thị lớn với nền kinh tế phát triển bậc nhất cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Biên Hòa, Tp. Vũng Tàu, Tp. Thủ Dầu Một. Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số nông thôn trong vùng đang ở mức âm (- 0,3%).

- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính có sự khác biệt lớn với cả nước và các vùng kinh tế:

Tháp dân số Đông Nam Bộ có đáy hẹp, thân mở rộng và thu hẹp ở đỉnh. Điểm đặc biệt ở tháp dân số vùng Đông Nam Bộ là nhóm tuổi từ 5 – 9 tuổi tăng hơn so với nhóm 0 – 4 tuổi và 10 – 14 tuổi. Trong khi đó độ tuổi 20 – 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao và nhóm tuổi trên 65 thu hẹp lại. Nguyên nhân là do cùng với quá trình phát triển công

nghiệp, cùng với đó là sự gia tăng số lao động và số người trong độ tuổi sinh đẻ cũng gia tăng nên trẻ em có xu hướng tăng theo, nhưng hiện nay đã có xu hướng giảm dần ở độ tuổi từ 0 – 4 tuổi.

Hình 1.3. Tháp dân số vùng Đông Nam Bộ năm 2016

“Nguồn: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016”

Về cơ cấu dân số theo giới tính, có thể thấy ở Đông Nam Bộ tỷ lệ nữ cao hơn nam giới. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Ở nhóm tuổi trẻ em (0 – 14 tuổi), nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ. Điều này biểu thị sự mất cân bằng giới tính khi sinh với sự ưa thích con trai hơn con gái ở đại bộ phận dân số nước ta, không riêng ở vùng Đông Nam Bộ. Từ độ tuổi 15 tuổi trở lên tỷ lệ nữ dần cao hơn nam và càng về độ tuổi cao, nữ càng chiếm tỷ lệ cao hơn.

* Tác động của dân số đến giáo dục

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về quy mô dân số, số học sinh phổ thông của vùng cũng tăng rất nhanh. Trong thời gian 11 năm, từ năm 2005 – 2016, số học sinh đã tăng từ 2.065.063 học sinh tăng lên 2.463.261 (tăng thêm 398.198 học sinh), trung bình mỗi năm tăng gần 40 nghìn học sinh, tương ứng số trường phổ thông xây mới trung bình mỗi năm là khoảng 40 trường, số lớp học phổ thông tăng trung bình hàng năm là 1.600 lớp và số giáo viên tăng trung bình 2.920 giáo viên/năm. Như vậy, mặc dù dân số tăng nhanh nhưng nhờ kinh tế phát triển nhanh nên vùng đã chú trọng đầu tư cho giáo dục; vì vậy, nhu cầu học tập của học sinh nhất là của con em lao động nhập cư vẫn được đáp ứng. Tuy vậy, áp lực lên hệ thống trường lớp và đội ngũ giáo

viên vẫn còn rất lớn, nhất là ở các tỉnh, thành đông dân trong vùng như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính có tác động lớn đến hệ thống giáo dục ở các cấp học. Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ dân số từ 20 – 24 tuổi chiếm tỷ lệ lớn – là bộ phận dân số chiếm tỷ lệ cao về sinh sản nên áp lực đối với giáo dục mẫu giáo, mầm non và tiểu học là rất lớn, đồng thời áp lực đối với đào tạo nghề, cao đẳng, đại học cũng không nhỏ.

* Tác động của giáo dục đến dân số

Ngược lại, giáo dục có tác động lớn đến một số đặc điểm nhân khẩu học của vùng Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ cao hơn so với các vùng khác trong cả nước đồng thời cũng là vùng có tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử vong trẻ thấp hơn so với các vùng khác. Nguyên nhân, do sự phát triển kinh tế của vùng, cùng với các điều kiện giáo dục được chú trọng mạnh mẽ đã có những tác động tích cực đến tình hình dân số của vùng. Phụ nữ vùng Đông Nam Bộ có trình độ học vấn tốt nên thường lấy chồng muộn (tuổi kết hôn trung bình lần đầu phụ nữ ở Đông Nam Bộ là 25 tuổi), sinh con muộn và sinh ít con hơn các vùng khác.

Bảng 1.5. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của phụ nữ tại các vùng trong cả nước, 1/4/2016

Vùng Tuổi kết hôn trung bình lần đầu

Trung du và miền núi phía Bắc 20,5

Đồng bằng sông Hồng 22,8

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 23,1

Tây Nguyên 22,6

Đông Nam Bộ 25,0

Đồng bằng sông Cửu Long 22,9

“Nguồn: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016”

Hiện nay, Việt Nam đang ở mức sinh thay thế với tổng tỷ suất sinh 2,13 con/phụ nữ, trong khi đó số con trung bình của phụ nữ trong vùng Đông Nam Bộ thấp hơn nhiều vùng trong cả nước (trung bình dưới 2,0 con/phụ nữ). Tuy nhiên, một

sinh rất thấp (1,45 con/phụ nữ), Bà Rịa – Vũng Tàu (1,56 con/phụ nữ). Trong khi đó những vùng có mức sinh cao như Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, điển hình là Kon Tum (2,49 con/phụ nữ), Gia Lai (2,45 con/phụ nữ), hay Lào Cai (2,26 con/phụ nữ), Bắc Cạn (2,42 con/phụ nữ) và cao nhất là Lai Châu (3,11 con/phụ nữ).

Số con/phụ nữ ngày giảm dưới mức sinh thay thế là dấu hiệu đáng lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động trong tương lai và già hóa dân số. Chính vì vậy, hiện nay một số tỉnh, thành phía Nam của vùng Đông Nam Bộ đang đẩy mạnh vận động người dân thực hiện “Mỗi gia đình nên sinh đủ hai con” thay vì “Mỗi gia đình chỉ sinh từ một đến hai con” như trước.

Như vậy, cùng với sự phát triển về kinh tế, trình độ văn hóa, dân trí của người dân được nâng cao là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tình hình sinh đẻ, tử vong của dân số vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh đó, giáo dục phát triển góp phần nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng có nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao hơn hẳn so với các vùng kinh tế khác. Năm 2016, tỷ trọng lao động đang làm việc đã qua đào tạo vùng Đông Nam Bộ chiếm 26,2%, chỉ sau vùng Đồng bằng sông Hồng (28,4%).

Tiểu kết chương 1

1. Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển KT - XH. Các đặc điểm chính về dân số là quy mô, gia tăng dân số; cơ cấu dân số; phân bố dân cư và đô thị hóa. Về phát triển giáo dục, các đặc trưng cơ bản về phát triển giáo dục là số học sinh phổ thông, tỷ lệ người lớn biết chữ, số lượng học sinh/giáo viên, trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh bình dương (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)