Đông Nam Bộ năm 2016
“Nguồn: Niên giám thống kê 2016”
Tỷ suất gia tăng cơ học của tỉnh Bình Dương đang giảm dần nhưng so với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ vẫn ở vị trí cao nhất (2,35 % năm 2016), cao gấp 2,8 lần mức trung bình của vùng Đông Nam Bộ. Điều này cho thấy Bình Dương vẫn là tỉnh thu hút lao động nhập cư lớn.
Tỷ suất gia tăng cơ học cũng có sự khác biệt giữa các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính phía Nam nhìn chung có tỷ suất gia tăng cơ học cao hơn hẳn so với các đơn vị hành chính phía Bắc của tỉnh và có xu hướng giảm dần. Đến năm 2016, tỷ lệ gia tăng cơ học của tất cả các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đều giảm do thu hút đầu tư và hoạt động của các KCN đã ổn định, riêng TX. Bến Cát và TX. Tân Uyên lại tăng mạnh do tác động của việc hình thành các KCN trên địa bàn và quy hoạch thành phố mới Bình Dương liền kề.
%
Tỉnh, thành
* Gia tăng dân số
Hình 2.5. Tỷ suất gia tăng dân số tỉnh Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2005 – 2016
“Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010, 2016”
Hình 2.5 cho thấy, trong giai đoạn 2005 – 2016, Bình Dương có tỷ suất gia tăng dân số giảm dần nhưng vẫn còn cao hơn hẳn mức trung bình của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, nguyên nhân chủ yếu là gia tăng cơ học.
Tỷ suất gia tăng dân số cũng có sự chênh lệch lớn giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh. Các đơn vị hành chính có tỷ lệ gia tăng dân số cao là TX. Thuận An, TX. Dĩ An, Tp. Thủ Dầu Một, TX. Bến Cát vì có tỷ suất gia tăng cơ học cao do lực hút của sự phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, các đơn vị lân cận với TP. Hồ Chí Minh như TX. Dĩ An và TX. Thuận An có dân số tăng nhanh vì một phần là do sự giãn dân của thành phố.
2.2.4. Phân bố dân cư và đô thị hóa
- Phân bố dân cư
Phân bố dân cư ở Bình Dương không đồng đều và có sự chênh lệch giữa các đơn vị hành chính.
Bảng 2.14. Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2005 – 2016 Đơn vị: người/km2 ĐHVC 2005 2010 2013 2016 Toàn tỉnh 382 601 669 741 Tp. Thủ Dầu Một 1.950 2.746 2.272 2.503 TX. Thuận An 2.664 4.876 5.235 5.617 TX. Dĩ An 2.953 5.332 6.220 6.509 Huyện Bàu Bàng 230 383 442 262 TX. Bến Cát 987
Huyện Bắc Tân Uyên
250 373 409 158
TX. Tân Uyên 1.239
Huyện Dầu Tiếng 136 152 162 168
Huyện Phú Giáo 129 156 169 175
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
TX. Dĩ An, TX. Thuận An, Tp. Thủ Dầu Một có quy mô và mật độ dân số lớn. Trong giai đoạn 2005 – 2016, TX. Dĩ An có mật độ dân số cao nhất tỉnh (năm 2016 là 6.509 người/km2, gấp 8,8 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh), tiếp theo là TX. Thuận An, Tp. Thủ Dầu Một. Các đơn vị hành chính có mật độ dân số thấp, dân cư phân bố thưa thớt là các H. Phú Giáo, H. Dầu Tiếng, H. Bàu Bàng và H. Bắc Tân Uyên.
- Đô thị hóa
Dân số thành thị tỉnh Bình Dương năm 2016 là 1.527,1 nghìn người, chiếm 76,51% dân số toàn tỉnh, gấp hơn 2 lần tỷ lệ dân thành thị cả nước (34,5%), cao hơn tỷ lệ dân thành thị của vùng Đông Nam Bộ (63,0%). So với các tỉnh thành trong vùng Đông Nam Bộ, tỷ lệ dân thành thị của tỉnh chỉ thấp hơn Tp. Hồ Chí Minh (81,2%)
Bảng 2.15. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của cả nước, vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ năm 2016
Đơn vị : % Cả nước Vùng Đông Nam Bộ Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa – Vũng Tàu Tp. Hồ Chí Minh Thành thị 34,5 63,0 23,96 22,3 76,5 35,0 51,4 81,2 Nông thôn 65,5 37,0 76,04 77,7 23,5 65,0 48,6 18,8
“Nguồn: Niên giám thống kê 2016”
Trong thời gian từ 2005 – 2010, dân số của tỉnh tập trung chủ yếu ở nông thôn và có sự biến động không đáng kể, chứng tỏ sự di cư ít xảy ra. Đến năm 2010, tỷ trọng dân thành thị tăng lên đạt 31,7%. Từ 2011, dân số thành thị của tỉnh tăng nhanh cả về quy mô và tỷ trọng, hơn hẳn dân số nông thôn (chiếm 64,1% năm 2011 và 76,5% năm 2016). Nguyên nhân là do sự thay đổi đơn vị hành chính, nâng cấp TX. Thủ Dầu Một lên thành phố và nâng cấp một số huyện, thị xã.
Hình 2.6. Biểu đồ cơ cấu dân số thành thị và nông thôn, giai đoạn 2005 – 2016 (%)
“Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
Năm %
Theo các đơn vị hành chính, tỷ lệ đô thị hóa cao nhất là Tp. Thủ Dầu Một (100%), TX. Dĩ An (100%), sau đó là TX. Thuận An (98,1%), TX. Bến Cát (78,2%), TX. Tân Uyên (67,1%); các H. Phú Giáo, H. Dầu Tiếng, H. Bàu Bàng, H. Bắc Tân Uyên, dân số sống chủ yếu ở nông thôn.
Tóm lại, dân số tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2005 – 2016 có một số đặc
điểm nổi bật: quy mô lớn và ngày càng tăng chủ yếu do nhập cư lớn cùng với sự phát triển công nghiệp, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng rất cao trong khi tỷ trọng người trên tuổi lao động rất thấp (4,93 %), phân bố dân cư không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, tỷ trọng dân thành thị tăng nhanh và đến năm 2016 đạt 76,5%.
2.2.5. Đánh giá thực trạng phát triển dân số tỉnh Bình Dương
- Qua những kết quả phân tích cho thấy mức sinh của tỉnh Bình Dương trong những năm qua tiếp tục suy giảm làm cho gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dưới 1% (0,85% năm 2016). Tuy nhiên, quy mô dân số tỉnh sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới do những chính sách thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và xây dựng các KCN đã thu hút hàng trăm ngàn lao động từ các tỉnh khác đến Bình Dương làm việc. Chính vì vậy, những năm tới nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh là làm cho vấn đề tăng trưởng dân số không gây sức ép đến vấn đề KT – XH đặc biệt là giáo dục.
- Cấu trúc tuổi của dân số có nhiều thay đổi theo hướng tiến bộ, giảm tỷ lệ phụ thuộc trẻ em nhanh chóng với nhiều thuận lợi trong nguồn lao động và giảm gánh nặng phụ thuộc trong dân số, tuy nhiên cũng gây nhiều khó khăn trong nâng cao trình độ đội ngũ lao động. Như vậy giữa dân số và giáo dục cần có chiến lược phát triển cân đối phù hợp nhằm tăng hiệu quả đầu tư cho vấn đề an sinh xã hội, đầu tư phi lợi nhuận trong dân số và giáo dục.
- Cơ cấu dân số theo giới tính trên địa bàn tỉnh Bình Dương tương đối đồng đều, tỷ lệ nam giới chiếm 48,3% tổng dân số, với tỷ số giới tính 93,88 nam/100 nữ. Cơ cấu dân số theo độ tuổi vẫn đang trong giai đoạn cơ cấu trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 75,27%, từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 5%. Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao về đời sống kinh tế, thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tuổi thọ trung bình của người dân là 75,4 tuổi. Công tác nâng cao sức khỏe, giảm bệnh tật và tử
vong ở trẻ em ngày càng được quan tâm. Tỉnh Bình Dương đã đạt mức sinh thay thế năm 2003 và duy trì ổn định.
- Hiện tượng già hóa dân số xảy ra nhanh (chỉ số già hóa đạt 32,5%) sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là giải quyết phúc lợi cho người già và chế độ lương lưu.
- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng kinh tế sẽ gây nhiều khó khăn trong việc sử dụng lao động phục vụ cho các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, gây sức ép đến sự phát triển KT – XH nhất là ở những đơn vị hành chính phía Nam.
2.3. Thực trạng phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương 2.3.1. Quy mô 2.3.1. Quy mô
Với quan điểm giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển KT – XH, tỉnh Bình Dương đã chú trọng đầu tư, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục. Do đó, số trường, lớp, học sinh và giáo viên ở các cấp học có xu hướng gia tăng không ngừng, chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt, hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giáo dục cũng nhiều đổi mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
Bảng 2.16. Bảng thống kê số trường, lớp, giáo viên và học sinh phổ thông tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2005 - 2016
Năm
Tiêu chí 2005 2010 2013 2016
Số trường (trường) 205 223 238 258
Tăng trưởng hằng năm (%) 100 108,8 116,1 125,9
Số lớp (lớp) 4.463 4.856 5.812 7.257
Tăng trưởng hằng năm (%) 100 108,8 130,2 162,6
Số giáo viên (người) 6.852 8.059 9.937 12.048
Tăng trưởng hằng năm (%) 100 117,6 145,0 175,8
Số học sinh (người) 153.421 167.357 211.081 270.508
Tăng trưởng hằng năm (%) 100 109,1 137,6 176,3
Giữa sự gia tăng dân số và sự gia tăng số lượng học sinh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong những năm qua, dân số tỉnh Bình Dương không ngừng tăng lên (năm 2016 tăng trưởng dân số là 125,9% so với năm 2005), nguyên nhân của yếu là gia tăng cơ học, điều này tạo ra một kết quả tất yếu về sự gia tăng số lớp, số giáo viên và số học sinh (chỉ số tăng tương ứng là 162,6%, 175,8% và 176,3%).
Từ năm 2005 đến 2016, tổng số học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tăng rất nhanh, từ 153.421 học sinh lên 270.508 học sinh. Tính trung bình