2.1. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dân số và phát triển giáo
2.1.3. Các nhân tố kinh tế xã hội
Đây là nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển dân số và phát triển giáo dục được thể hiện như sau:
* Quy mô kinh tế và tăng trưởng kinh tế
Từ năm 2007 nền kinh tế nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 2007. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Bình Dương (ngành dịch vụ của tỉnh có xu hướng giảm mạnh từ 25,8%
xuống còn 15,0% trong giai đoạn 2010 – 2016). Mặc dù vậy trong giai đoạn 2005 – 2016 nền kinh tế của tỉnh đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, tỉnh luôn ở trong nhóm dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là một thành tựu quan trọng của nền kinh tế trong giai đoạn CNH – HĐH.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân/năm
Đơn vị: %
Năm Tổng số
Chia ra khu vực Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp và
xây dựng Dịch vụ
2005 15,4 0,4 17,6 16,8
2010 14,5 2,2 10,2 25,8
2014 13,0 2,0 8,9 19,2
2016 8,5 3,5 9,2 15,0
“Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
Trong cơ cấu GRDP của tỉnh Bình Dương, chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm ngành công nghiệp – xây dựng (năm 2016 chiếm 63,05%), tiếp theo là dịch vụ và nhóm ngành nông – lâm – thủy sản có tỷ trọng thấp nhất. Trong đó, riêng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng vượt bậc (60,46 % năm 2016).
Bảng 2.2. GRDP theo giá hiện hành (tỷ đồng) và cơ cấu (%)
Năm Tổng số Chia ra khu vực Thuế sản phẩm Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 2005 15.916 8,00 63,80 28,20 - 2010 48.761 4,44 63,00 32,56 - 2014 196.840 4,89 62,32 23,19 9,60 2016 218.676 4,25 63,05 23,50 9,20
“Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
* Cơ cấu kinh tế
dịch vụ – nông nghiệp” trong đó công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, nông nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể. Năm 2016 khu vực I chiếm 4,25%, khu vực II chiếm 63,05%, khu vực III chiếm 23,5% (trong đó thuế sản phẩm là 9,2%).
Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu GRDP phân theo thành phần kinh tế cũng có sự phân hóa và chuyển dịch. Sự chuyển dịch cho thấy tỉnh Bình Dương đang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, phát huy thế mạnh của tất cả các thành phần kinh tế. Trong đó thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất (trong đó thành phần kinh tế tư nhân đóng góp hơn 70% và thành phần kinh tế này chiếm hơn 30% GDRP của tỉnh).
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Phát triển và phân bố kinh tế trong thời gian qua có sự phân hóa và thay đổi do chịu ảnh hưởng lớn của ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất thấp là các huyện phía Bắc như Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên. Các đơn vị hành chính có tỷ trọng đóng góp cao hơn (trung bình từ 5 – 15%) là Tp. Thủ Dầu Một, TX. Bến Cát và TX. Tân Uyên. Hai thị xã Thuận An và Dĩ An có tỷ trọng đóng góp cao nhất (mỗi đơn vị hành chính chiếm hơn 25%). Nguyên nhân là do sự phát triển công nghiệp với sự tập trung số lượng lớn các KCN ở các khu vực phía Nam, liền kề với Tp. Hồ Chí Minh.
* Dân cư
Do có lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên, các chính sách phát triển KT – XH, Bình Dương thu hút ngày càng nhiều các dự án trong và ngoài nước vào tỉnh với sự hình thành nhiều KCN, cụm công nghiệp. Cùng với đó là thu hút lao động nhập cư vào tỉnh. Hiện nay, tỉnh có tỷ lệ gia tăng cơ học cao nhất cả nước, khiến cho quy mô dân số đông và ngày càng tăng nhanh. Với quy mô dân số đông, đang trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” nên đã cung cấp nguồn lao động dồi dào phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, quy mô dân số đông và tăng nhanh (chủ yếu do nhập cư) đã gây ra không ít khó khăn cho vấn đề xã hội, đặc biệt là giáo dục.
* Trình độ phát triển kinh tế
Từ năm 2005 đến nay, hoạt động kinh tế của tỉnh đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng GRDP luôn cao, trong đó ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá ổn định, quy mô GRDP của tỉnh không
ngừng tăng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng, phát huy hiệu quả đầu tư. Trong đó, duy trì tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng ở mức trên 60%, nông – lâm – thủy sản giảm tương ứng từ 8,0 % xuống 4,25%.
Sự phát triển nhanh chóng về quy mô, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có tác động mạnh mẽ đến các đặc điểm dân số (quy mô, phân bố, cơ cấu dân số…) của tỉnh và là nguyên nhân quan trọng thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư.
* Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Bình Dương có các loại hình giao thông như: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không (Bình Dương cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 30 km, nên khá thuận tiện cho giao lưu trong nước và quốc tế).
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã phát triển khá đồng bộ và hiện đại, tạo nhiều thuận lợi trong việc phục vụ giao thương hàng hóa, phát triển KT – XH cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại hàng ngày của dân cư. Đây là một trong những nhân tố chính giúp tỉnh thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn. Bên cạnh đó, hệ thống điện, cung cấp nước sạch và thoát nước, hệ thống thông tin truyền thông được chú trọng và ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng của người dân.
Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ngày càng được đầu tư hơn, đặc biệt nhất là ngành công nghiệp. Trong thời gian qua, để phát triển công nghiệp, tỉnh đã tập trung hình thành các khu, cụm công nghiệp. Đến 2016, toàn tỉnh đã có 28 KCN và 8 cụm công nghiệp tập trung với tổng diện tích hơn 10.000 ha được phân bố ở hầu khắp các huyện, thị, thành phố. Việc quy hoạch các KCN và đầu tư cơ sở hạ tầng trong các KCN là nhân tố quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, thu hút lao động nhập cư vào đây làm việc.
* Khoa học và công nghệ
Bình Dương có nhiều tiến bộ trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ và đổi mới thiết bị còn chưa thực sự đáp ứng so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, nhất là trong ngành
công nghiệp và dịch vụ.
Trong công nghiệp, các nhà máy liên doanh hợp tác đầu tư và một số tư nhân mới xây dựng đã trang bị kỹ thuật tương đối hiện đại. Còn lại phần lớn có máy móc, thiết bị lạc hậu, chậm đổi mới, công nghệ chủ yếu là sao chép các công nghệ và kỹ thuật của các nước liên doanh, hợp tác nên sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh còn yếu, thiếu thị trường.
* Vốn đầu tư
- Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh
Quy mô vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng nhanh, trong giai đoạn 2005 – 2016, quy mô vốn đầu tư đã tăng hơn 4 lần với tốc độ tăng ngày càng nhanh. Về cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế, nhìn chung nguồn vốn tập trung vào đầu tư phát triển ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ với tỷ trọng ngày càng tăng, trong đó chiếm chủ yếu là đầu tư cho công nghiệp (78,5% năm 2016).
Bảng 2.3. Vốn đầu tư trên địa bàn, giai đoạn 2005 – 2016
Chỉ tiêu 2005 2010 2013 2016
Tổng số (tỷ đồng) (giá hiện hành)
Phân theo nhóm ngành kinh tế (%)
+ Nông – lâm – thủy sản + Công nghiệp – xây dựng + Dịch vụ
Phân theo thành phần kinh tế (%)
+ Nhà nước
+ Ngoài Nhà nước + Đầu tư nước ngoài
15.521 100,0 3,2 59,0 37,8 100,0 11,7 30,8 57,5 28.131 100,0 3,0 59,7 37,3 100,0 21,7 28,3 50,0 52.397 100,0 2,5 59,8 37,7 100,0 16,9 36,8 46,3 72.829 100,0 2,4 78,5 19,1 100,0 20,0 31,3 48,7
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
- Thu hút vốn đầu tư (FDI)
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, nhờ có chính sách “trải thảm đỏ” mời các nhà đầu tư, Bình Dương đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khá lớn và là một trong những tỉnh, thành thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất cả nước. Tính đến năm 2016, tỉnh đã thu hút 2.626 dự án FDI đến từ 32 quốc gia và
vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký 23,3 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến. Ngoài ra, Bình Dương thu hút được nhiều vốn đầu tư trong nước, phần lớn là từ Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Việc thu hút vốn đầu tư nhất là vốn FDI là một trong những nhân tố có tác động lớn đối với phát triển KT – XH và tác động lớn đến các đặc điểm dân số và giáo dục của tỉnh trong thời gian qua.
* Thị trường
Thị trường của tỉnh Bình Dương ngày càng mở rộng, cả trong và ngoài nước. Hiện nay, hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh không chỉ được đáp ứng cho thị trường trong vùng Đông Nam Bộ mà còn tiêu thụ trên toàn quốc. Thị trường quốc tế cũng ngày càng được mở rộng, trong đó bạn hàng chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU. Nhân tố thị trường giúp nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
* Đường lối chính sách
Trong những năm qua, Bình Dương đã đi đầu với chính sách “trải thảm đỏ”
thu hút đầu tư. Tỉnh đã tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn, kỹ thuật, khoa học công nghệ cao, các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tạo lập môi trường sản xuất công nghiệp hiện đại, tạo ra được nhiều giá trị gia tăng phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển, tái đầu tư. Đồng thời, quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu sản xuất, thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh cũng như nhu cầu học tập của người dân các tỉnh trong Vùng. Bên cạnh đó, tỉnh còn chú trọng công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; nhiều chính sách ưu tiên đầu tư, phát triển, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng cũng là bước đi đúng đắn giúp tỉnh càng thành công hơn trong thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư.
Với tiềm năng và môi trường đầu tư thuận lợi, chủ trương, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, linh hoạt và hấp dẫn, cùng với cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại và đồng bộ, trong những năm qua, Bình Dương đã và đang trở thành một địa chỉ đáng tin cậy, một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
2.2. Thực trạng phát triển dân số tỉnh Bình Dương 2.2.1. Dân số và tình hình phát triển dân số
Quy mô dân số của Bình Dương năm 2016 là 1.995,8 nghìn người. Từ năm 2005 đến 2016 dân số của tỉnh tăng lên khoảng 1,9 lần. Trong giai đoạn 2000 – 2005, tỷ lệ gia tăng dân số vào khoảng 5,1%, trong giai đoạn từ 2005 – 2016, tỷ lệ này là 5,6% đặc biệt năm 2007 tỷ lệ tăng dân số đạt 8,58% (do sự gia tăng quy mô lớn dân nhập cư).
Bảng 2.4. Quy mô dân số của các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ, giai đoạn 2005 – 2016 Đơn vị: nghìn người Năm Dân số Bình Dương Đồng Nai Tp. Hồ Chí Minh Bà Rịa - Vũng Tàu Tây Ninh Bình Phước 2005 Dân số 1.030,7 2.194,5 5.911,6 913,8 1.038,4 797,4 % so với toàn vùng 8,7 18,5 49,7 7,7 8,7 6,7 2010 Dân số 1.590,8 2.571,5 7.346,6 1.011,3 1.074,3 885,8 % so với toàn vùng 11,0 17,6 50,7 7,0 7,5 6,2 2016 Dân số 1.995,8 2.963,8 8.297,5 1.092,0 1.118,8 956,4 % so với toàn vùng 12,2 18,0 50,5 6,7 6,8 5,8
“Nguồn: Niên giám thống kê, 2005, 2010, 2016”
Trong giai đoạn 2005 – 2016, cùng với Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương có tỷ trọng dân số trong vùng Đông Nam Bộ tăng lên và tăng nhanh hơn so với Tp. Hồ Chí Minh, trong khi các tỉnh thành còn lại tỷ trọng thay đổi không đáng kể hoặc đang giảm đi. Năm 2016, tỉnh chiếm 12,2 % dân số vùng Đông Nam Bộ, quy mô dân số thấp hơn Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh nhưng cao hơn các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước.
Bảng 2.5. Diện tích và dân số các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2005 – 2016)
ĐVHC 2005 2010 2016 Diện tích (Km2) Dân số (Người) Diện tích (Km2) Dân số (Người) Diện tích (Km2) Dân số (Người) Tp. Thủ Dầu Một 87,88 171.331 87,88 241.276 118,91 297.587 TX. Thuận An 60,30 178.059 84,26 410.818 83,71 470.169 TX. Dĩ An 84,26 224.470 60,10 320.446 60,05 390.859 TX. Bến Cát 588,37 135.084 584,37 223.919 234,35 340,02 231.291 88.934 H. Bàu Bàng TX. Tân Uyên 613,44 153.518 613,44 228.926 191,76 400,30 237.626 63.389 H. Bắc Tân Uyên H. Phú Giáo 541,45 70.031 543,78 84.764 544,44 95.021 H. Dầu Tiếng 719,84 98.229 721,39 101.781 721,10 120.941
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2005, 2010, 2016”
Quy mô dân số trong tỉnh phân hóa theo đơn vị hành chính. Năm 2016, số dân lớn, chiếm tỷ trọng cao trong toàn tỉnh thuộc các đơn vị hành chính phía Nam: Tp. Thủ Dầu Một, TX. Thuận An và TX. Dĩ An, lần lượt chiếm 14,9%, 23,6% và 19,6% dân số toàn tỉnh. Ba địa phương này này chỉ chiếm 9,7% diện tích toàn tỉnh nhưng tập trung gần 60% dân số. Hai thị xã phía Bắc của tỉnh là Bến Cát và Tân Uyên chiếm 15,8% diện tích tự nhiên và 23,5% dân số, các huyện còn lại (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên) chiếm 74,5% diện tích tự nhiên nhưng chỉ chiếm 18,5% dân số của tỉnh.
Khu vực phía Nam tỉnh có quy mô dân số đông do hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra mạnh mẽ, vị trí địa lí và giao thông vận tải thuận lợi. Trong thời gian gần đây, do mở rộng sản xuất công nghiệp về phía Bắc với sự ra đời của các KCN ở hai huyện Bến Cát và Tân Uyên nên hai đơn vị hành chính này quy mô dân số tăng nhanh. Đó là một trong những cơ sở để thành lập hai thị xã trên địa bàn.