Gia tăng dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh bình dương (Trang 71 - 75)

* Tỷ lệ sinh

- Tỷ suất sinh thô: Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới, những khu vực có tỷ suất sinh dưới 20‰ là thấp, từ 20 – 30‰ là trung bình và trên 30‰ là cao.

Bảng 2.10. Tỷ suất sinh thô qua các năm của tỉnh Bình Dương so với cả nước Tỷ suất sinh thô (‰) 2005 2007 2010 2013 2016 Tỷ suất sinh thô (‰) 2005 2007 2010 2013 2016

Bình Dương 17,3 19,0 20,7 22,2 18,3

Cả nước 18,6 16,9 17,1 17,0 16,0

“Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010, 2016”

Tỷ suất sinh của tỉnh Bình Dương nhìn chung cao hơn mức trung bình chung của cả nước, đặc biệt trong giai đoạn 2010 đến 2013 tổng tỷ suất sinh đạt mức trung bình của thế giới. Nguyên nhân là do số lượng dân nhập cư ở độ tuổi lao động trẻ nhiều, đến Bình Dương làm việc và sinh sống nên tỷ suất sinh thô có xu hướng tăng cùng với sự phát triển công nghiệp của tỉnh.

Bảng 2.11. Tổng tỷ suất sinh qua các năm của tỉnh Bình Dương so với cả nước Tổng tỷ suất sinh

(số con/ phụ nữ) 2005 2007 2010 2013 2016

Bình Dương 1,66 1,74 1,72 1,78 1,61

Cả nước 2,11 2,07 2,00 2,10 2,09

“Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010, 2016”

Nhìn chung, tổng tỷ suất sinh của tỉnh Bình Dương thấp hơn mức trung bình của cả nước. Nguyên nhân là do mức sống người dân có sự thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, số con/phụ nữ thấp để nuôi dạy con tốt hơn.

* Tỷ lệ tử

Tỷ suất tử thô nếu dưới 10‰ là thấp, từ 10 – 14‰ là trung bình, từ 15 – 25‰ là cao và trên 25‰ là rất cao. Căn cứ theo tiêu chí đánh giá trên thì Bình Dương có tỷ

tăng (trong giai đoạn 2007 – 2010 tỷ suất tử thô tăng từ 4,5‰ lên 5,5‰) sau đó giảm dần đến năm 2016 còn 5,2%. Nguyên nhân là do y tế phát triển cùng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn. Bên cạnh đó, dân nhập cư đa số trong độ tuổi lao động cũng góp phần làm giảm tỷ suất tử thô của Bình Dương.

Bảng 2.12. Tỷ suất tử thô qua các năm của tỉnh Bình Dương so với cả nước Tổng tỷ tử thô (‰) 2005 2007 2010 2013 2016 Tổng tỷ tử thô (‰) 2005 2007 2010 2013 2016

Bình Dương 4,4 4,5 5,5 5,6 5,2

Cả nước 5,3 5,3 6,8 7,1 6,8

“Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010, 2016”

* Gia tăng tự nhiên - Gia tăng tự nhiên

Tỷ suất gia tăng tự nhiên của Bình Dương có xu hướng giảm liên tục, đến năm 2016 giảm còn 0,85% <1%, xếp vào mức gia tăng thấp và thấp hơn so với mức trung bình chung của cả nước. Điều này cho thấy những thành tựu về y tế và giáo dục đã tác động tích cực đến công tác KHHGĐ, điều chỉnh sự gia tăng dân số.

Bảng 2.13. Tỷ suất gia tăng tự nhiên của Bình Dương và cả nước, giai đoạn 2005 – 2016

Đơn vị: %

2005 2010 2013 2016

Bình Dương 1,35 1,06 0,90 0,85

Cả nước 1,33 1,03 0,99 0,92

“Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010, 2016”

* Gia tăng cơ học

Với chính sách CNH – HĐH, trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhiều KCN được hình thành và phát triển đã thu hút hàng ngàn lao động từ các địa phương khác đến sinh sống và làm việc. Do đó, tỷ suất gia tăng cơ học của tỉnh khá cao, cao hơn gia tăng tự nhiên và góp phần lớn vào sự gia tăng dân số của tỉnh.

Hình 2.3 cho thấy trong giai đoạn 2005 – 2016, tỷ suất gia tăng cơ học của Bình Dương có biến động lớn. Năm 2005, tỷ suất gia tăng cơ học còn cao chiếm

5,62% đến năm 2010 giảm còn 4,12 % (giảm 1,5% so với năm 2005); sau đó liên tục giảm xuống đến năm 2016 đạt 2,35%, tuy nhiên vẫn còn cao hơn hẳn so với gia tăng tự nhiên (gấp 2,76 lần gia tăng dân số tự nhiên).

Hình 2.3. Tỷ suất gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên, giai đoạn 2005 – 2016 giai đoạn 2005 – 2016

“Nguồn: tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”

Nguyên nhân chính là do sự hình thành và đi vào hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh. Bước vào thế kỉ XXI, một số KCN của tỉnh được thành lập đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nên nhu cầu lao động ngoại tỉnh tăng lên nhanh chóng, khiến gia tăng cơ học tăng nhanh. Một lý do khác là giá thuê nhà của tỉnh tương đối rẻ, giá đất cũng không cao so với các khu vực lân cận, đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh, người lao động dễ dàng tìm kiếm được nhà và đất với giá tiền ưng ý. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương luôn chú trọng công tác nhà ở, thực hiện các dự án nhà ở xã hội với quy mô lớn nhất cả nước, với phương châm lấy người lao động là trọng tâm, nên xung quanh nhà ở xã hội có nhiều tiện ích, cơ sở hạ tầng hoàn thiện như gần các khu công nghiệp, trường học, chợ, trung tâm lớn chính vì thế đã tạo nên lực hút mạnh đối với dân nhập cư. Từ sau năm 2010, tỷ suất gia tăng cơ học trên địa bàn tỉnh giảm vì hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh đã dần đi vào ổn định và nguồn lao động nhập cư từ các năm trước đã đáp ứng được nhu cầu về lao động công nghiệp trong tỉnh. Thêm vào đó, hiện nay ở các tỉnh miền Trung,

phía Bắc cũng đang tập trung phát triển công nghiệp, nhiều KCN được xây dựng đã giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.

Hình 2.4. Tỷ suất gia tăng cơ học của một số tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ năm 2016 Đông Nam Bộ năm 2016

“Nguồn: Niên giám thống kê 2016”

Tỷ suất gia tăng cơ học của tỉnh Bình Dương đang giảm dần nhưng so với các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ vẫn ở vị trí cao nhất (2,35 % năm 2016), cao gấp 2,8 lần mức trung bình của vùng Đông Nam Bộ. Điều này cho thấy Bình Dương vẫn là tỉnh thu hút lao động nhập cư lớn.

Tỷ suất gia tăng cơ học cũng có sự khác biệt giữa các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính phía Nam nhìn chung có tỷ suất gia tăng cơ học cao hơn hẳn so với các đơn vị hành chính phía Bắc của tỉnh và có xu hướng giảm dần. Đến năm 2016, tỷ lệ gia tăng cơ học của tất cả các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đều giảm do thu hút đầu tư và hoạt động của các KCN đã ổn định, riêng TX. Bến Cát và TX. Tân Uyên lại tăng mạnh do tác động của việc hình thành các KCN trên địa bàn và quy hoạch thành phố mới Bình Dương liền kề.

%

Tỉnh, thành

* Gia tăng dân số

Hình 2.5. Tỷ suất gia tăng dân số tỉnh Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2005 – 2016

“Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010, 2016”

Hình 2.5 cho thấy, trong giai đoạn 2005 – 2016, Bình Dương có tỷ suất gia tăng dân số giảm dần nhưng vẫn còn cao hơn hẳn mức trung bình của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, nguyên nhân chủ yếu là gia tăng cơ học.

Tỷ suất gia tăng dân số cũng có sự chênh lệch lớn giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh. Các đơn vị hành chính có tỷ lệ gia tăng dân số cao là TX. Thuận An, TX. Dĩ An, Tp. Thủ Dầu Một, TX. Bến Cát vì có tỷ suất gia tăng cơ học cao do lực hút của sự phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, các đơn vị lân cận với TP. Hồ Chí Minh như TX. Dĩ An và TX. Thuận An có dân số tăng nhanh vì một phần là do sự giãn dân của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh bình dương (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)