a. Mức sinh và mức tử
Ảnh hưởng của giáo dục thông qua trình độ học vấn có ảnh hưởng đến mức sinh của tỉnh Bình Dương. Cụ thể như sau:
- Trình độ học vấn cao làm phụ nữ có xu hướng kết hôn muộn hơn so với người có trình độ học vấn thấp, số con/ phụ nữ cũng thấp hơn. Năm 2016, tỉnh Bình Dương có tuổi kết hôn trung bình lần đầu đạt 25,2 tuổi, trong đó tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ là 24,1 tuổi; tuy nhiên độ tuổi kết hôn có xu hướng tăng nhưng chỉ ở bộ phận lao động có trình độ học vấn cao.
Bảng 2.32. Mối quan hệ giữa trình độ giáo dục của dân số với mức sinh và mức
tử vong trẻ em của các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ, năm 2016
Tỉnh, thành phố
Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên chưa
từng đi học và chưa tốt nghiệp Tiểu học (%) Tỷ lệ dân số tốt nghiệp THPT (%) Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (Tuổi) Tổng tỷ suất sinh (số con/phụ nữ) Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (%o) Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (%o) Bình Dương 13,9 94,41 25,2 1,61 8,8 13,3 Tp. Hồ Chí Minh 7,8 95,34 27,3 1,24 7,6 11,5 Bà Rịa – Vũng Tàu 13,9 96,73 27,0 1,52 8,0 12,1 Đồng Nai 12,6 95,34 26,9 1,67 7,5 11,3 Bình Phước 17,1 92,14 25,2 1,92 13,8 20,6 Tây Ninh 26,7 92,72 25,6 1,76 11,6 17,3
Bảng 2.32 cho thấy tổng tỷ suất sinh và tỷ lệ tử vong trẻ em tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dân số tốt nghiệp THPT và tỷ lệ thuận với tỷ lệ dân số chưa từng đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học. Trong số các tỉnh thành của vùng Đông Nam Bộ, Bình Dương cùng với Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu là những tỉnh thành có mức sinh và mức tử vong trẻ em thấp hơn so với Bình Phước và Tây Ninh đồng thời cũng là những tỉnh thành có trình độ giáo dục của dân số cao hơn. Đây cũng là những tỉnh thành có nền KT - XH phát triển hơn.
Như vậy, cùng với trình độ phát triển KT – XH, giáo dục có ảnh hưởng nhất định đến mức sinh và mức chết của dân số, Bình Dương cũng không nằm ngoại lệ.
Phụ nữ có trình độ học vấn cao thường có nhiều cơ hội việc làm hơn vì thế xu hướng sinh ít con để ưu tiên cho công việc mà không vướng bận việc gia đình. Bên cạnh đó, khả năng sống của con cái phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn do có kiến thức về chăm sóc sức khỏe tốt hơn và phụ nữ cũng có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, giúp kiểm soát tốt hơn số con mong muốn và giảm thiểu những lần sinh con ngoài ý muốn.
Như vậy, giáo dục giúp nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết về sinh đẻ, chăm sóc con cái vì vậy giáo dục được xem là chìa khóa vàng trong việc giảm mức sinh và mức tử.
b. Hôn nhân
Trình độ học vấn có ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi kết hôn của phụ nữ, mặt khác tuổi kết hôn lại liên quan đến mức sinh của các bà mẹ. Trực tiếp rút gắn thời gian người phụ nữ có khả năng sinh đẻ. Để đạt được học vấn cao đòi hỏi người phụ nữ phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, họ thường kết hôn ở độ tuổi khá cao nên thời gian sinh đẻ bị rút ngắn lại, ảnh hưởng đáng kể đến việc giảm mức sinh.
Ví dụ nếu như lấy giới hạn sinh đẻ là 15 – 49 thì những người phụ nữ kết hôn ở tuổi 20 sẽ có khoảng tuổi sinh con là 29 năm, còn những người kết hôn ở tuổi 25 thì sẽ có khoảng thời gian đẻ sinh con là 24 năm và có ít thời gian hôn nhân hơn là 5 năm so với phụ nữ kết hôn ở tuổi 20. Một cách rõ hơn ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa tuổi kết hôn và số con mong muốn; trên thực tế, tuổi kết hôn càng cao thì tương ứng với số con mong muốn càng giảm từ 4 con ở tuổi 18, 2 con ở tuổi 24 và
đến tuổi 34 số con mong muốn có xu hướng giảm xuống 1 hoặc 0.
Qua bảng 2.32, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của Bình Dương năm 2016 là 25,2 tuổi, đối với nữ là 24,1 và nam là 26,4; tuổi kết hôn của nam luôn cao hơn nữ và thời gian sinh đẻ của phụ nữ đã rút ngắn lại còn 24 năm do tuổi kết hôn trung bình tăng lên cùng với sự nâng cao trình độ học vấn. Mặc dù tuổi kết hôn trung bình lần đầu của tỉnh Bình Dương thấp hơn so với tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai những số con trung bình của phụ nữ vẫn thấp hơn 1,61con/phụ nữ. Điều này chứng tỏ phụ nữ của tỉnh đã tham gia nhiều vào các hoạt động sản xuất, công tác xã hội, biết sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn.
Ngoài ra gián tiếp làm giảm mức sinh thông qua thái độ đối với hôn nhân và gia đình, khuyến khích người phụ nữ sinh muộn và hạn chế sinh sớm ngay sau thời điểm kết hôn. Trình độ học vấn càng cao sẽ làm thay đổi thái độ của người phụ nữ đối với hôn nhân và gia đình. Họ thường chủ động hơn và không phụ thuộc vào sự sắp đặt của cha mẹ, hình thành nên một lối suy nghĩ tiến bộ trong việc chăm sóc và giáo dục con cái.
c. Ảnh hưởng của giáo dục đến di cư
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương các trung tâm công nghiệp, đô thị hay thành phố lớn thường là những nơi có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trẻ vùng nông thôn vì có nhiều cơ hội việc làm, học tập, tiện nghi sinh hoạt và những triển vọng sống tốt hơn…từ đó hình thành nên luồng chuyển cư từ nông thôn – thành thị (di dân nội tỉnh). Tiêu biểu là TP. Thủ Dầu Một, TX. Thuận An, TX. Dĩ An trở thành nơi thu hút đông đảo dân cư.
Bảng 2.33. Di dân nội tỉnh giữa các đơn vị hành chính ở tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2005 – 2013)
Đơn vị hành chính Nhập cư Xuất cư Cán cân
TP. Thủ Dầu Một 6.948 2.796 4.152 H.Dầu Tiếng 701 2.567 -1.866 H.Bến Cát 2.662 3.704 -1.042 H.Phú Giáo 586 1.937 -1.352 H.Tân Uyên 2.686 2.948 -262 Tx.Dĩ An 2.439 2.159 280 Tx.Thuận An 4.819 4.547 272
Giai đoạn 2005 – 2013 các huyện, thị có số người xuất cư nhiều là Tp. Thủ Dầu Một, cán cân dương 4.152 người. Nguyên nhân là do lực hút của sự phát triển kinh tế cùng các cơ sở giáo dục - đào tạo phát triển thu hút học sinh, sinh viên đến học tập. TX. Thuận An nhập cư nội tỉnh đứng thứ hai (4.547 người), tuy nhiên đây cũng là thị xã có số người nhập cao hơn nên có cán cân dương (272 người). Tiếp theo là huyện Bến Cát và Tân Uyên, cả 2 giai đoạn đều có số người xuất cư cao hơn nhập cư (3.704 người), huyện Tân Uyên (2.948 người), nguyên nhân do giai đoạn 2005 – 2013 các KCN ở hai huyện đang trong quá trình xây dựng và mới đi vào hoạt động nên số lượng người nhập cư đến chưa ổn định.
Các huyện, thị có số người xuất cư cao hơn so với nhập cư nên có cán cân di dân âm, cao nhất trong tỉnh là: Huyện Dầu Tiếng (-1.866), Phú Giáo (-1.352), đây là hai huyện hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, có ít nhà máy, xí nghiệp.
Bên cạnh đó, với sự phát triển giáo dục đã tạo nên luồng di dân từ Bình Dương đến các tỉnh thành khác nhằm học tập, làm việc, trong đó tiêu biểu là Tp. Hồ Chí Minh, vì đây là nơi có nhiều trường đại học trọng điểm của cả nước và có kinh tế phát triển sôi động nhất trong vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Năm 2009 – 2011, Bình Dương xuất cư đến TP. Hồ Chí Minh chiếm 22,75% trong tổng số người xuất cư từ tỉnh Bình Dương.
Ngoài ra, Bình Dương là địa phương có lao động nhập cư đứng hàng đầu cả nước, việc phát triển cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập cho con em lao động nhập cư là một yếu tố không thể thiếu để họ định cư lâu dài tại Bình Dương.