Đơn vị: nghìn người
Nguồn lao động 2005 2016
Trong độ tuổi lao động 734,9 1.530,0
Dân số trên tuổi lao động đang tham gia làm việc 15,1 18,9
Nguồn lao động (nghìn người) 750,0 1.548,9
“Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2016”
Với tốc độ gia tăng dân số khá cao, nhất là gia tăng cơ học đã làm thay đổi cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng lên khá nhanh, chiếm gần 76,0% trên tổng dân số của tỉnh năm 2016. Hằng năm, tỉnh giải quyết việc làm cho trên 40 nghìn lao động, lực lượng lao động này đã bổ sung đáng kể nguồn nhân lực để phát triển kinh tế của tỉnh trong nhiều năm qua.
- Cơ cấu lao động theo ngành (khu vực) kinh tế:
Hình 2.2. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế, giai đoạn 2005 – 2016
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
Với những chính sách phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư và xây dựng các KCN… đã thu hút hàng trăm ngàn lao động từ các tỉnh khác đến Bình Dương làm ăn sinh sống. Chính vì vậy, cơ cấu lao động làm việc ở các ngành kinh tế có sự chuyển dịch tương ứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Tỷ lệ lao động trong ngành nông – lâm – thủy sản chiếm từ 19,2% năm 2005 giảm xuống còn 8,7% năm 2016; tương ứng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm từ 57,9% tăng lên 63,1% và tỷ lệ lao động khu vực dịch vụ từ chiếm tỷ lệ 22,9% lên 28,2%. Lao động tập trung chủ yếu ở TX. Thuận An và TX. Dĩ An với tỷ trọng ngày càng tăng, chiếm hơn 60% lao động công nghiệp của tỉnh năm 2016; tiếp theo là TX. Tân Uyên và TX. Bến Cát.
+ Chất lượng lao động:
Trong những năm gần đây, chất lượng nguồn lao động tỉnh Bình Dương đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, nguồn nhân lực lao động được đào tạo có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh Bình Dương vẫn còn thấp hơn mức trung bình của cả nước và vùng Đông Nam Bộ. Trong vùng Đông Nam Bộ, lao động đã qua đào tạo
của Bình Dương năm 2016 đạt 16,1%, (thấp hơn Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu).
Bảng 2.8. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo địa phương (giai đoạn 2008 – 2016)
Đơn vị : % Năm ĐVHC 2008 2010 2016 Cả nước 14,3 14,6 20,6 Đông Nam Bộ 22,5 19,5 26,2 Tp. Hồ Chí Minh 31,1 27,0 34,8 Bình Dương 13,3 13,7 16,1 Đồng Nai 13,0 11,5 20,6 Bình Phước 10,0 14,8 14,1 Bà Rịa – Vũng Tàu 16,7 15,6 24,4 Tây Ninh 9,4 9,6 15,4
“Nguồn : Niên giám thống kê 2005, 2010, 2016”
Tuy nhiên, nguồn lao động phân bố không đều ở các địa phương, nguồn lao động có chuyên môn chủ yếu tập trung ở các địa phương có kinh tế phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư trong công nghiệp như TX. Thuận An, TX. Dĩ An, Tp. Thủ Dầu Một. Chất lượng nguồn lao động của tỉnh ngày càng được nâng cao, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện quá trình CNH – HĐH của tỉnh.
- Cơ cấu theo trình độ văn hóa
+ Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ