2.3. Thực trạng phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương
2.3.3. Tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục
16% tổng đầu tư ngân sách cho giáo dục. Đó là mức đầu tư còn khá cao so với đầu tư chung của cả nước.
Bảng 2.23. Chi ngân sách giáo dục – đào tạo trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh, giai đoạn 2005 – 2016
Năm 2005 2010 2013 2016
Tổng chi ngân sách (tỷ đồng) 2.065,8 6.834,5 15.351,0 19.596,5 Chi Giáo dục – đào tạo (tỷ đồng) 314,4 902,3 1.765,0 2.399,1
Tăng trưởng hằng năm (%) 100 287,0 561,4 763,1
Tỷ trọng ngân sách giáo dục – đào
tạo trong tổng chi ngân sách (%) 15,2 13,2 11,5 12,2
Chi tiêu GD/1 nhân khẩu/năm (nghìn
đồng) 283,4 556,8 979,2 1.202,1
Chi tiêu giáo dục/ 1 học sinh phổ
thông/năm (nghìn đồng) 1.847,2 3.327,0 4.640,0 8.862,6 “Nguồn: tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
Vốn đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách tăng nhanh từ 2.065,8 tỷ đồng (2005) lên 6.834,5 tỷ đồng (2010) và đạt 2.399,1 tỷ đồng (2016), mức chi cho giáo dục đào tạo gấp 7,6 lần so với năm 2005. Tăng trưởng hằng năm cao, đến năm 2016 tốc độ tăng so với năm 2005 đạt 763,1%. Qua đó, ta thấy tỉnh Bình Dương luôn chú trọng công tác đầu tư cho giáo dục, tuy nhiên nếu tính trong tổng ngân sách của tỉnh thì tỷ trọng chi cho giáo dục có xu hướng giảm từ 15,2% năm 2005 xuống còn 12,2% năm 2016 (giảm 3%).
Về mức đầu tư cho giáo dục tính trên một nhân khẩu và trên 1 học sinh trong nhiều năm là cao hơn hẳn mức trung bình của vùng Đông Nam Bộ, cả nước và đang tăng nhanh. Năm 2010, mức chi cho giáo dục/1 nhân khẩu/năm và chi tiêu giáo dục/1 học sinh phổ thông lần lượt là 556,8 nghìn đồng và 3.327,0 nghìn đồng, năm 2016 là 1.202,1 triệu đồng (gấp 4,2 lần năm 2005) và đạt 8.862,6 triệu đồng (gấp 4,8 lần năm 2005).
Cùng với sự phát triển kinh tế và dân số, việc đầu tư cho giáo dục của tỉnh Bình Dương ngày càng nâng cao. Số phòng học phục vụ học tập của học sinh phổ thông
đã được nâng cấp. Số phòng học kiên cố ngày càng tăng lên. Năm 2007 tăng lên 55,30% tổng số phòng học. Bên cạnh đó, trong năm học 2015 – 2016, ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương đã nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Mạng lưới nhà trường đảm bảo đủ chỗ cho học sinh các cấp học. Toàn tỉnh đã xây dựng được 238/362 trường và đơn vị công lập có lầu; tổng số trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học là 220 trường, đạt tỷ lệ 61,3%.