2.3. Thực trạng phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương
2.3.4. Đánh giá chung về phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương
* Thành tựu
- Quy mô
Trong giai đoạn 2005 – 2016 cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp đã tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT – XH của tỉnh cũng như đóng góp vào sự phát triển KT – XH chung của đất nước.
Mạng lưới lớp học được quy hoạch, phát triển từng bước, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Từ năm 2005 đến năm 2016 số lượng trường, lớp học tăng nhanh chóng, cùng với đó là sự gia tăng về số lượng giáo viên nhằm phục vụ cho công tác dạy và học. Bên cạnh đó, tỉnh còn vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng, thành lập các trường tư thục các cấp, nâng cấp sửa chữa trường học hằng năm.
- Về chất lượng
Chất lượng giáo dục ở các cấp học và các loại hình giáo dục tiếp tục được ổn định và phát triển theo hướng bền vững.
Công tác xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường, lớp học được ngành giáo dục quan tâm, thiết bị dạy học ngày càng được tăng cường đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học.
Đội ngũ giáo viên hằng năm được bổ sung cả số lượng và chất lượng, chế độ thu hút đối với giáo viên đã bổ sung một số lượng lớn giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, công tác quản lý cũng có nhiều chuyển biến. Đội ngũ giáo viên đã và đang được chuẩn hóa nghiệp vụ, đến năm học 2014 – 2015 tỷ lệ giáo viên phổ thông đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao: tiểu học (đạt chuẩn 99,88%; trên chuẩn
85,37% ), THCS (đạt chuẩn 99,85%; trên chuẩn 75,81%), THPT (đạt chuẩn 98,03%; trên chuẩn 11,12%).
Đa số giáo viên phổ thông đã nắm bắt và vận dụng có hiệu quả phương pháp giảng dạy mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được chú trọng đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
* Hạn chế
Việc tăng nhanh số lượng học sinh dẫn đến tình trạng quá tải các điều kiện cơ sở vật chất hiện có của trường gây áp lực lớn đối với công tác dạy học và quản lý giáo dục. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm tăng thêm trên 20 nghìn học sinh. Năm học mới 2014-2015, toàn tỉnh tăng trên 27.900 học sinh ở các cấp học, tạo áp lực tăng về giáo viên, trường lớp. Sĩ số học sinh/lớp luôn vượt chuẩn ở cấp tiểu học năm học 2014-2015 đạt 36 học sinh/lớp, một số trường tại TX. Thuận An, TX. Dĩ An lên đến 46-48 học sinh/lớp. Tuy nhiên, ở nhiều huyện thị và học sinh không thể tham gia học 2 buổi/ngày do phải tận dụng tất cả các phòng học để bố trí chỗ học.
Bên cạnh đó, việc phụ đạo học sinh có học lực yếu kém chưa đồng bộ ở các trường THCS do không đủ phòng học dẫn đến chất lượng một số bộ môn chưa được cải thiện như môn Toán, Tiếng Anh, Ngữ Văn.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT rất cao nhưng tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở các cấp học tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao.
* Nguyên nhân
- Về khách quan
Các KCN mới phát triển nhanh nên việc xây dựng trường mới chưa đáp ứng với tốc độ tăng dân số.
Môi trường xã hội gần đây có những tác động tiêu cực gây ảnh hưởng đến công tác giáo dục, dạy học trong nhà trường.
Chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên còn nhiều khó khăn, đại bộ phận giáo viên, đặc biệt giáo viên trẻ còn gặp nhiều khó khăn trong trang trải đời sống với mức lương còn thấp.
Đời sống kinh tế của phần lớn lao động nhập cư còn nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn đến việc học tập của con em gia đình lao động.
- Về chủ quan
Các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng theo nhu cầu phát triển giáo dục của tỉnh.
Chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chưa theo kịp với sự thay đổi nhu cầu của cuộc sống nên phần nào ảnh hưởng đến tâm huyết với nghề của đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên trẻ.
* Cơ hội và thách thức
- Cơ hội
Được sự lãnh đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự giúp đỡ của các ban ngành nhằm phát triển KT – XH của tỉnh, đó là tạo điều kiện để nhân dân làm ra của cải vật chất, nâng cao thu nhập và nhờ đó kinh tế địa phương tăng trưởng hằng năm, đời sống dân dân được cải thiện, lĩnh vực giáo dục ngày càng được chú trọng.
Trong giai đoạn 2005 – 2016 tỉnh Bình Dương đã thực hiện nhiều dự án, thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị, trường lớp ngày càng gia tăng.
Bình Dương có vị trí địa lí thuận lợi trong giao lưu với các địa phương lân cận, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để trao đổi, giao lưu phát triển trong mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục.
- Thách thức
Những năm qua tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, thu hút một lượng lớn lao động từ ngoài tỉnh, kéo theo đó, học sinh thuộc nhóm đối tượng này cũng gia tăng nhanh hằng năm. Tình trạng học sinh nhập cư quá đông, phân bố học sinh không đồng đều, gây áp lực về trường lớp, nhất là ở các địa bàn có KCN đang phát triển. Hơn nữa, các trường tiểu học công lập phần lớn có số trẻ/lớp vượt quá quy định; cơ sở vật chất giáo dục ngoài công lập thường có quy mô nhỏ lẻ, chật hẹp; chưa thể khắc phục triệt để, ảnh hưởng phần nào công tác bảo đảm an toàn và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Số lượng học sinh học hai buổi chưa cao ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và nhu cầu của người dân.
Các hiện tượng tiêu cực nảy sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường, môi trường xã hội còn nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đến môi trường rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh.
cơ học tăng nhanh đã gây ra những thách thức lớn đối với giáo dục tỉnh Bình Dương trong hiện tại và tương lai.