1.2.1. Thực tiễn về phát triển dân số Việt Nam
- Quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số đã giảm dần
Đến tháng 9 năm 2018, quy mô dân số nước ta là 96,6 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 14 trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng 950 nghìn người.
Trong giai đoạn 2005 – 2016, tỷ lệ gia tăng dân số của nước ta đã liên tục giảm mạnh, từ 1,17% năm 2005 xuống còn 1,07% năm 2010 và giữ ổn định 1,07% từ năm 2016.
- Cơ cấu dân số có những biển đổi mạnh:
+ Cơ cấu dân số theo giới tính đã dần cân bằng, song mất cân bằng giới tính ở trẻ sơ sinh có xu hướng tăng.
2000 nhưng tốc độ gia tăng lại hết sức nhanh chóng (khoảng 1%/năm). Vấn đề mất cân bằng giới tính trở nên nóng và là một vấn đề được xã hội quan tâm. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2005 là 105,6 và năm 2010 là 111,2 đến năm 2016 là 112,2.
+ Cơ cấu dân số chuyển nhanh từ “cơ cấu dân số trẻ” sang “cơ cấu dân số vàng” và “cơ cấu dân số già”.
Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15 – 64 tuổi) và chiếm 69,4%, tỷ trọng dân số phụ thuộc (< 15 tuổi và > 65 tuổi) chiếm 30,6%. Tỷ số phụ thuộc chung là 44%. Điều này cho thấy nước ta đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”, tức là tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đôi dân số trong nhóm tuổi phụ thuộc. Thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” mang lại cơ hội lớn để tận dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
- Lực lượng lao động dồi dào, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dân số, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng nhưng vẫn ở mức thấp.
Dân số nước ta đang ở thời kì “cơ cấu dân số vàng” nên lực lượng lao động dồi dào. Cho đến năm 2016, cả nước có hơn 54 triệu người từ 15 tuổi trở lên, chiếm 58,3% dân số cả nước (trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 53,3 triệu người, chiếm 57,5% tổng dân số).
Tuy lực lượng lao động đông nhưng chất lượng lao động còn thấp. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo tăng dần từ 12,5% năm 2005 lên 14,6% năm 2010 và 20,6% năm 2016 nhưng vẫn ở mức thấp.
- Phân bố dân cư chưa hợp lý, tỷ lệ dân thành thị tăng nhưng còn thấp
+ Phân bố dân cư chưa hợp lí
Phân bố dân cư giữa các vùng của nước ta không đồng đều. Theo mật độ dân số chuẩn của Liên Hợp Quốc là 25 – 40 người/km2, Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao trên thế giới (280 người/km2 – năm 2016). Đồng bằng sông Hồng là mật độ dân số cao nhất cả nước (994 người/km2, năm 2016) tiếp theo là Đông Nam Bộ (697 người/km2) và Đồng bằng sông Cửu Long (433 người/km2). Ngược lại, vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp (tương ứng là 126 người/km2 và 104 người/km2). Nhìn chung, dân số nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn (66,1% dân số), ở các thành phố lớn và các vùng đồng bằng, còn các tỉnh miền núi có quy mô dân số thấp.
Tỷ lệ dân thành thị của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2016 đã tăng dần lên cùng với quá trình CNH – NĐH (từ 27,1% năm 2005 lên 20,5% năm 2010 và 34,51% năm 2016). So với mức trung bình của thế giới cùng thời gian (53,0%) thì còn ở mức thấp. Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh là do quá trình đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, song công nghiệp hóa ở mức thấp.
1.2.2. Tình hình giáo dục ở Việt Nam
Trong những năm qua tình hình giáo dục có nhiều thay đổi đáng kể cả về số lượng, chất lượng trường, lớp, học sinh và đầu tư cho giáo dục.
Bảng 1.1. Số trường học, lớp học và học sinh phổ thông năm học 2005 – 2006, 2010 – 2011 và 2015 – 2016 Chỉ tiêu 2005 – 2006 2010 – 2011 2015 – 2016 1. Số trường học (Trường) 22.227 28.593 29.951 - Tiểu học 14.688 15.242 15.254 - THCS 9.383 10.143 10.312 - THPT 3.156 3.208 3.385 2.Số lớp học (Nghìn lớp) 508,7 490,5 501,0 - Tiểu học 276,6 272,4 283,5 - THCS 167,5 151,2 153,4 - THPT 64,6 66,9 64,1 3. Số học sinh (Nghìn học sinh) 16.650,6 14.792,8 15.353,6 - Tiểu học 7.304,0 7.043,3 7.790,0 - THCS 6.371,3 4.945,2 5.138,5 - THPT 2.975,3 2.804,3 2.425,1 4. Tỷ lệ học sinh THPT/tổng số học sinh 17,8 19,0 15,8 5. Số giáo viên(Nghìn người) 780,5 830,9 861,3
- Tiểu học 354,8 365,8 396,9
- THCS 310,2 316,2 313,5
- THPT 115,5 148,9 150,9
“Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010, 2016”
trong đó, tiểu học chiếm 52,7%, THCS chiếm 35,6% còn lại 11,7% là THPT. Do tác động của chương trình KHHGĐ, mức sinh giảm, số trẻ em ngày càng ít hơn nên từ năm học 1999 – 2000 số trường Tiểu học tăng chậm, bù lại số trường THCS tăng nhanh hơn.
- Số lớp học: Số lớp học trong giai đoạn 2005 – 2016 có xu hướng giảm (hơn 7,7 nghìn lớp) ở cả 3 cấp, do ảnh hưởng bởi mức sinh của cả nước giảm, số con trung bình của người phụ nữ giảm và ở mức ổn định 2,0 – 2,1 con.
- Số học sinh: Trong giai đoạn 2005 – 2006 đến 2010 – 2011 do giảm sinh nên số học sinh đến trường cũng giảm, trong đó giảm nhiều nhất ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.
- Tỷ lệ giáo viên/lớp: Tỷ lệ giáo viên trên lớp ở cấp tiểu học năm học 2005 – 2006 là 1,28 và 2015 – 2016 là 1,40; cấp THCS tương ứng là 1,85 và 2,04, cấp THPT là 1,79 và 2,35.
- Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên:
Bảng 1.2. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ theo vùng ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016
Đơn vị: %
Các vùng 2006 2010 2012 2015 2016
Cả nước 93,6 93,7 94,7 94,9 95,0
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 96,9 97,0 97,5 97,6 97,7
Nông thôn 92,3 92,3 92,3 93,5 93,6
Phân theo vùng
Trung du miền núi Bắc Bộ 88,8 88,3 89,2 89,9 90,0
Đồng bằng sông Hồng 96,8 97,3 98,0 98,2 98,3
Bắc Trung Bộ và Duyên
hải Nam Trung Bộ 94,3 93,3 94,5 95,2 95,4
Tây Nguyên 88,2 89,9 92,1 90,4 90,9
Đông Nam Bộ 96,1 96,3 97,0 97,3 97,6
Đồng bằng sông Cửu Long 91,8 92,2 93,1 92,9 92,8
“Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010, 2016”
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của Việt Nam tương đối cao, có xu hướng tăng, từ năm 2006 đến 2010 trung bình là 93,7% từ năm 2011 – 2016 đạt gần 95%. Tỷ lệ này có sự phân hóa không đều giữa các vùng, trong đó cao nhất là vùng
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, còn thấp nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Vùng Bắc trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ đứng thứ 3/6 vùng, riêng Bắc Trung Bộ đạt cao hơn (96,0%).
- Tỷ lệ học sinh THPT/ tổng số học sinh
Tỷ lệ học sinh THPT/tổng số học sinh từ năm học 2010 – 2011 trở về trước cao hơn, đạt 19% kể từ sau năm học này, tỷ lệ học sinh THPT/tổng số học sinh giảm dần (từ 18,1% năm học 2012 – 2013 và 15,8% năm học 2015 – 2016).
- Chi tiêu cho giáo dục/người dân
Chi tiêu ngân sách (công) cho giáo dục đào tạo bình quân đầu người/năm giai đoạn 2005 – 2015 tăng liên tục từ 347,0 nghìn đồng năm 2005 lên 2556,0 nghìn đồng năm 2016. Điều này phản ánh sự quan tâm của nhà nước đến sự nghiệp giáo dục. Việc tăng chi tiêu ngân sách giáo dục đào tạo đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nước ta. Song so với mức chi tiêu cho giáo dục của các nước trong khu vực Đông Nam Á và trung bình thế giới thì còn rất thấp.
Hình 1.1. Biểu đồ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo/đầu người/năm
“Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê 2005, 2010, 2016”
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động giáo dục phổ thông nói riêng và ngành giáo dục đào tạo ở nước ta nói chung còn nhiều hạn chế. Việc xây dựng, tổ Năm
chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục chưa phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chương trình giáo dục phổ thông chậm đổi mới, còn nặng nề gây áp lực lớn với người dạy, người học và cả phụ huynh học sinh. Cơ sở vật chất của các trường, nhất là vùng núi, vùng sâu vùng xa còn thiếu thốn, xuống cấp. Đội ngũ giáo viên phổ thông cho đồng bào dân tộc còn thiếu, cơ cấu giáo viên còn mất cân đối giữa các môn học, bậc học và giữa các vùng miền.
1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục ở Việt Nam
a. Ở Việt Nam
- Tác động của dân số đến giáo dục
Ở nước ta, dân số dưới 15 tuổi năm 1999 chiếm 33,1%, đến năm 2009 giảm xuống còn 24,5% và năm 2016 chỉ còn 23,8%. Mức giảm này là nhờ kết quả công tác dân số và KHHGĐ, song số học sinh phổ thông hàng năm vẫn tăng cho tới năm học 2002 tổng số học sinh phổ thông cả nước đạt 17.699,6 nghìn học sinh sau đó liên tục giảm xuống (năm 2005 là 16.649,2 nghìn học sinh – giảm 1.050,4 nghìn học sinh). Đến năm năm học 2015 – 2016, tổng số học sinh phổ thông đạt 15.353,8 nghìn học sinh. Kết quả này là do tác động của Chương trình KHHGĐ được đẩy mạnh sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tư (Khóa VII) đầu năm 1993, từ năm 1994 mức sinh đã giảm mạnh. Việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số của Việt Nam đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc đạt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và phấn đấu đạt phổ cập giáo dục THCS trong những năm tiếp theo.
Mặc dù tổng số học sinh có xu hướng giảm, nhưng phân bố dân cư nước ta không đồng đều theo các vùng địa lí khác nhau có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển giáo dục. Ở vùng thành thị, vùng kinh tế phát triển dân cư đông đúc, giáo dục có điều kiện phát triển hơn các vùng nông thôn, thưa dân. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa ở nước ta cùng với việc di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng nhiều đã gây nhiều áp lực đến giáo dục của các địa phương. Chẳng hạn, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, số học sinh tăng theo từng năm và để tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, số trường lớp, số lượng giáo viên cũng tăng không ngừng. Tuy nhiên, về chất lượng trường lớp học nhiều nơi vẫn trong tình trạng chưa đáp ứng được các yêu cầu về diện tích, ánh sáng, trang thiết bị. Ở Việt Nam, bình quân mỗi học sinh chỉ có 0,43m2 phòng học, trong đó THCS, THPT là 2,47m2 và tiểu học là 0,15m2 (Cổng thông tin điện tử của chính phủ, 2010). Mặc dù vậy, với mức giảm
sinh như hiện nay, áp lực về gia tăng số lượng học sinh sẽ giảm dần đi. Vì vậy, số lượng và chất lượng trường lớp sẽ dần đáp ứng yêu cầu cho học sinh.
- Tác động của giáo dục đến dân số
Ở nước ta, trong số những khác biệt về mức sinh theo các đặc trưng KT – XH của phụ nữ thì sự khác biệt lớn nhất thể hiện ở trình độ học vấn. Nói chung, những phụ nữ có trình độ trung học trở lên có số con trung bình thấp hơn so với số con trung bình của phụ nữ chưa bao giờ được tới trường là 2 con. Phần lớn số phụ nữ chưa bao giờ đến trường thường lấy chồng sớm (tuổi kết hôn trung bình chỉ có 19,9 tuổi so với 24,0 tuổi của phụ nữ có trình độ trung học trở lên) và có nhiều con hơn so với những phụ nữ lấy chồng muộn.
Bên cạnh đó, giữa trình độ học vấn và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên càng thấp. Năm 2016, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên ở nước ta cao nhất ở phụ nữ chưa từng đi học tới gần 46%, giảm xuống còn 34,5% đối với phụ nữ dưới Tiểu học, 25,2% đối với phụ nữ tốt nghiệp tiểu học và có xu hướng giảm với trình độ học vấn cao, và thấp nhất là trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ còn 5,8%.
Hình 1.2.Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi sinh con thứ ba trở lên chia theo trình độ học vấn cao nhất đạt được năm 2016
“Nguồn: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016”
Vì vậy, một trong những yếu tố quan trọng nhằm làm giảm mức sinh của dân số là tăng cơ hội học tập cho phụ nữ nhằm tạo cho họ đạt được học vấn cao hơn.
Bảng 1.3. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ theo trình độ học vấn, 1/4/2016
Đơn vị: Năm
Trình độ học vấn Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ
Toàn quốc 23,0
Chưa tốt nghiệp tiểu học 19,9
Tốt nghiệp tiểu học 20,7
Tốt nghiệp THCS 21,6
Tốt nghiệp THPT 23,6
“Nguồn: Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 2016”
Trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì độ tuổi kết hôn cũng muộn hơn. Trình độ học vấn chưa tốt nghiệp tiểu học có độ tuổi kết hôn sớm nhất 19,9 tuổi. Một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự khác biệt trong mức sinh theo trình độ học vấn của phụ nữ là mức độ chấp nhận kế hoạch hoá gia đình. Các phụ nữ có trình độ trung học trở lên sử dụng biện pháp tránh thai cao hơn 2 lần so với phụ nữ chưa bao giờ tới trường, vì vậy có mức sinh thấp hơn.
Bảng 1.4. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) theo trình độ học vấn năm 2016
Đơn vị: %
Trình độ học vấn BPTT bất kỳ
Chia ra
BPTT hiện đại BPTT truyền thống và khác
Toàn quốc 77,6 66,5 11,1
Chưa đi học 80,4 74,6 5,8
Chưa tốt nghiệp tiểu học 81,3 70,8 10,5
Tốt nghiệp tiểu học 81,0 69,2 11,7
Tốt nghiệp THCS 79,3 67,5 11,8
Tốt nghiệp THPT trở lên 72,5 61,7 10,9
Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại khá cao ở các vùng còn khó khăn về KT – XH như Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Trung du và miền núi Bắc Bộ (67,4% và 66,8%) và đối với phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn như chưa đi học (74,6%), chưa tốt nghiệp tiểu học (70,8%) và tốt nghiệp tiểu học (69,2%). Những con số này một lần nữa khẳng định trong thập kỷ vừa qua các chương trình KHHGĐ đã được nhà nước đầu tư và tập trung thực hiện có trọng điểm, đặc biệt khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các chương trình này đã góp phần làm giảm mức sinh của khu vực này, qua đó làm giảm mức sinh chung của cả nước trong hơn 10 năm qua.
b. Ở vùng Đông Nam Bộ
* Một số đặc điểm dân số chủ yếu
- Quy mô dân số lớn, ngày càng tăng và chủ yếu do nhập cư:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2016, dân số của vùng Đông Nam Bộ là 16.424,3 nghìn người, chiếm 17,7% dân số cả nước. So với các vùng kinh tế, dân số Đông Nam Bộ đứng thứ 3 sau vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2016 vùng Đông Nam Bộ vẫn dẫn đầu cả nước về tỷ lệ tăng dân số (2,07%). Nguyên nhân là do Đông Nam Bộ là vùng nhập cư lớn nhất cả nước, vượt lên trên cả vùng Tây Nguyên trong những năm trước 2009. Năm 2016, tỷ suất di cư thuần của vùng là 8,4‰ (trong đó nhập cư là 10,8‰ và xuất cư là 2,4‰).
- Mức sinh và mức chết thấp so với cả nước và các vùng kinh tế khác: