Dương
3.3.1. Những giải pháp phát triển dân số
- Thực hiện tốt chính sách dân số - Kế hoạch hóa giá đình
Tỉnh Bình Dương cần tiếp tục thực hiện tốt chính sách tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua việc giáo dục chính sách dân số - sức khỏe sinh sản cho học sinh, sinh viên bằng cách lồng ghép nội dung vào các môn học trong nhà trường. Ngoài ra, có thể tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện của chuyên gia về vấn đề này trong nhà trường. Bên cạnh đó, cần có các buổi tuyên truyền, sinh hoạt cùng công nhân trong các công ty, xí nghiệp hoặc các khu nhà trọ để công nhân nâng cao ý thức và biết cách thực hiện có hiệu quả các biện pháp KHHGĐ.
- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở y tế
Việc nâng cấp, hoàn thiện về hệ thống y tế là hết sức cần thiết để giúp cho công tác Dân số – KHHGĐ được thực hiện có hiệu quả. Tỉnh cần có chính sách tăng
cường đầu tư về kinh phí để trang bị cơ sở vật chất – kĩ thuật trong các cơ sở y tế, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế về Kế hoạch hóa gia đình bằng cách khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như đãi ngộ về chế độ tiền lương cho bộ phận cán bộ làm công tác dân số. Trong các cơ sở y tế từ cấp tỉnh đến cấp phường, xã đều phải có đầy đủ đội ngũ cán bộ y tế và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này.
- Giải pháp về tận dụng thời kỳ cơ cấu dân số vàng
Tận dụng thời kì dân số vàng đòi hỏi tỉnh phải có chính sách đồng bộ về KT – XH đề giảm dần bất bình đẳng giàu nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hưởng thụ nền giáo dục tiến bộ, chú trọng hơn nữa công tác giáo dục đại học, cao đẳng, đào tạo nghề cho người lao động. Đưa giáo dục hướng nghiệp trở thành môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo THCS, THPT, tăng cường hợp tác giáo dục với vùng Đông Nam Bộ và quốc tế trong đào tạo nghề.
- Giải pháp phân bố dân cư hợp lý và vấn đề nhập cư
Sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ đã làm gia tăng số lượng lớn dân nhập cư về các địa phương có nhiều KCN, chính vì vậy đã nảy sinh nhiều vấn đề về dân số từ việc phân bố dân cư không đồng đều. Tỉnh Bình Dương cần phát triển kinh tế theo kịp tốc độ tăng dân số, tạo việc làm nâng cao thu nhập ổn định cho người dân. Phân bố lại dân cư thông qua việc bố trí các KCN đến các vùng thưa dân về phía Bắc. Đồng thời đẩy mạnh quá trình đô thị hóa gắn liền với CNH – HĐH, hình thành các khu, cụm công nghiệp với chế độ tiền lương, giờ làm, chỗ ở đảm bảo cuộc sống và không quá thấp so với các khu vực lân cận, xây dựng các vùng nông thôn mới với ngành nghề đa dạng để thu hút dân cư và nguồn lao động, thực hiện chế độ đãi ngộ tốt cho sinh viên tốt nghiệp khá giỏi, chuyên viên và người có trình độ cao về làm việc (Trần Thị Út, 2011).
3.3.2.Những giải pháp phát triển giáo dục - Xây dựng chính sách giáo dục hợp lí
Phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí nói chung và trình độ người lao động nói riêng phải được coi là giải pháp cơ bản và lâu dài trong quá trình phát triển KT – XH của tỉnh. Vì vậy, tỉnh cần:
Phát triển mạnh mẽ hệ thống đào tạo, hướng nghiệp cho lao động địa phương, cũng như lao động nhập cư bằng cách nâng cấp, hoàn thiện hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh.
Tăng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp, mở rộng quy mô đào tạo Cao đẳng và Đại học một cách hợp lí nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực khoa học cho tỉnh.
Phát triển hệ thống đào tạo nghề với nhiều hình thức: tại chức, ngắn hạn, dài hạn; quan tâm đến đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, vùng nông thôn; chú trọng những nơi chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều cơ hội cho người lao động tiếp cận được việc làm. Công tác dạy nghề cần tập trung 3 cấp độ: sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động; đồng thời có cơ chế liên thông thích hợp.
Có kế hoạch đào tạo đội ngũ quản lí có trình độ cao trên cơ sở lựa chọn những lao động đã qua thực tế ở đơn vị hành chính.
Có chương trình giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông để học sinh có thể tiếp cận với đào tạo nghề ngay từ những năm cuối của bậc trung học phổ thông, tăng cường xây dựng các trường vừa dạy nghề vừa dạy chương trình phổ thông để học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có thể tham gia làm việc ngay trong các xí nghiệp.
Có những chính sách hỗ trợ, khen thưởng để khuyến khích lao động tự đào tạo hoặc đào tạo theo chỉ tiêu của tỉnh.
Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài mở cơ sở dạy nghề trong các KCN hoặc tự tổ chức dạy nghề ngắn hạn...trong các công ty, xí nghiệp theo nhiều hình thức; quan tâm đến hình thức vừa học, vừa làm… Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể phối hợp hoặc tự mình mở các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nghề hoặc chuyển giao công nghệ đào tạo.
Ngoài ra, tỉnh cũng nên chú trọng đào tạo lao động cho các ngành dịch vụ cao cấp như đào tạo lao động công nghệ cao, đào tạo lao động ngành tài chính ngân hàng, thương mại, viễn thông…
Chú trọng đến công tác đào tạo các kĩ năng cơ bản cho người lao động như tin học, ngoại ngữ bằng cách khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và tin học của nhà nước và tư nhân để người lao động có cơ hội tiếp cận, học tập.
- Giải pháp phát triển quy mô, chất lượng giáo dục
Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường lớn. Bố trí mạng lưới trường lớp phải gắn với quy hoạch dân cư trên địa bàn; phù hợp với đặc điểm về địa lý, giao thông và nằm trong quy hoạch chung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, phục vụ đắc lực cho việc phát triển nhân lực nâng cao dân trí, cung cấp lực lượng lao động kĩ thuật, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển KT – XH của địa phương.
Tổ chức, huy động học sinh đi học đúng tuổi ở các cấp, giảm dần tỷ lệ bỏ học, lưu ban, nâng dần quy mô giáo dục ở các vùng sâu vùng xa. Chú trọng hơn nữa đến việc học tập của con em lao động nhập cư ở các đơn vị hành chính có nhiều KCN, tăng cường quản lý các trường dân lập, tự thục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư xây dựng hệ thống trường, lớp nhất là bậc tiểu học ở các đơn vị hành chính phía Nam.
Hoàn thiện hệ thống, chính sách sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng, đãi ngộ giáo viên, từng bước phát triển đội ngũ giáo viên với số lượng, cơ cấu phù hợp, chất lượng đảm bảo.
Xây dựng trường lớp đảm bảo về số lượng và chất lượng, củng cố cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm và đội ngũ giáo viên giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Do đó, công tác nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của toàn dân đang là một yêu cầu cấp thiết của toàn xã hội. Trong hoàn cảnh đó, việc rà soát, bố trí, sắp xếp lại những giáo viên không đáp ứng yêu cầu bằng các giải pháp thích hợp như: luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ; giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bố trí lại công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời bổ sung kịp thời lực lượng giáo viên trẻ có đủ điều kiện và năng lực. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hoá; bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý giáo dục các bậc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu.
- Đầu tư cơ sở vật chất
Hoàn chỉnh quy hoạch không gian – địa điểm phát triển trường, làm nền tảng triển khai sớm việc đền bù, giải tỏa khi mặt bằng giá thị trường còn chưa quá cao. Đảm bảo ngân sách cho công tác đền bù, giải tỏa theo yêu cầu của các dự án xây dựng và mở rộng trường. Phát huy vai trò của hệ thống thông tin, vai trò của các đoàn thể, tôn giáo trong việc vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Tỉnh. Thực hiện phương châm “đồng bộ, hiện đại, dứt điểm” trong việc triển khai xây dựng trường.
Thực hiện phương châm căn cơ, bền vững, hiện đại, dứt điểm. Đầu tư tránh dàn trải làm chậm quá trình chuẩn hóa trang thiết bị. Đảm bảo nguồn kinh phí ổn định, đáp ứng yêu cầu dự án được duyệt. Coi trọng đầu tư công nghệ thông tin để đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới phương pháp dạy và học. Trang bị đủ phương tiện nghe nhìn, trang thiết bị tin học cho nhu cầu giảng dạy, đặc biệt là nhu cầu triển khai giảng dạy bằng giáo án điện tử. Trong tăng cường sách cho các trường, chuyển dần trọng tâm sang đầu tư sách tham khảo, nhất là sách tham khảo đồng tâm với chương trình học, các loại sách chuyên đề. Đảm bảo tất cả các đầu báo liên quan đến giáo dục. Xây dựng thư viện điện tử ở cấp THPT và ở một số trường THCS đạt chuẩn.
Đầu tư trang thiết bị đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất phòng ốc, trường sở. Đặc biệt là đầu tư đồng bộ thiết bị cho các phòng bộ môn. Nhanh chóng nâng cấp và cải tạo các phòng chức năng để bố trí, sắp xếp và tổ chức sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, sách báo cho học tập và giảng dạy. Thường xuyên duy tu, sửa chữa để duy trì chuẩn và hiện đại hóa trang thiết bị. Chấn chỉnh việc bảo quản, bảo trì trang thiết bị để giảm thiểu hư hao, mất mát.
Huy động nguồn lực toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ những thành quả giáo dục.
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, các đoàn thể, các cá nhân về vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục chính quy, không chính quy, công lập, ngoài công lập, các nguồn tài chính để mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Tăng cường mối quan hệ của nhà trường với gia đình và xã hội, huy động nguồn lực trong toàn ngành, toàn xã hội vào việc giáo dục toàn diện. Có cơ chế chính sách khuyến khích và quy định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, hỗ trợ kinh phí cho người học, thu hút nguồn nhân lực đã được đào tạo và giám sát các hoạt động giáo dục.
Có chính sách trợ cấp học phí hoặc học bổng cho học sinh là đối tượng chính sách, học sinh vùng kinh tế kém phát triển, học sinh nghèo và học sinh xuất sắc không phân biệt học ở trường công lập hay ngoài công lập.
Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập, chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập. Hạn chế mở thêm các cơ sở công lập ở những vùng kinh tế phát triển. Từng bước chuyển cơ sở bán công sang tư thục hoặc dân lập ở các nơi có điều kiện.
Khuyến khích việc hợp tác, liên kết của các trường công lập với các cơ sở giáo dục có chất lượng cao, có uy tín. Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng các Trung tâm giáo dục thường xuyên – kỹ thuật – hướng nghiệp, Trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, cho mọi trình độ và mọi lứa tuổi, ở mọi nơi.
Từng bước chuyển các cơ sở giáo dục công lập và các trường ở thị xã, thị trấn có điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế, xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Với đặc thù của tỉnh Bình Dương, mục tiêu xã hội hóa cần được phân biệt theo địa phương. Nhóm huyện, thị phát triển gồm Tp. Thủ Dầu Một, TX. Dĩ An và TX. Thuận An cần đẩy mạnh xã hội hóa cao hơn mức trung bình toàn tỉnh. Nhóm huyện, thị đang công nghiệp hóa bao gồm TX. Bến Cát và TX. Tân Uyên có thể xã hội hóa theo mức trung bình toàn tỉnh. Nhóm còn lại gồm 2 huyện nông nghiệp H. Phú Giáo và H. Dầu Tiếng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ ngân sách với tỷ lệ xã hội hóa thấp hơn.
- Tranh thủ hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể
Sự phát triển giáo dục luôn được sự quan tâm đặc biệt của Đảng ủy, Chính quyền các cấp của tỉnh. Tất cả các địa phương đều coi phát triển giáo dục là quốc sách, là giải pháp quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội, đó là một thuận lợi lớn đối với ngành giáo dục của tỉnh. Thực tế đã chỉ ra rằng, ở đâu chính quyền mạnh, đoàn thể mạnh thì ở đó, phát triển giáo dục được ưu ái và có nhiều thuận lợi. Chính vì vậy, ngành giáo dục của tỉnh cần phải tranh thủ được sự đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ của các cấp chính quyền và đoàn thể. Để làm được điều đó, một trong những biện pháp quan trọng là gắn kế hoạch phát triển của ngành với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của các địa phương. Lãnh đạo các phòng giáo dục, các trường cần thường xuyên báo cáo tình hình với Đảng ủy, chính quyền địa phương và xin ý kiến đóng góp cho các chủ trương chính sách phát triển. Những hoạt động quan trọng như thi cử, hội hè,… càng cần thiết có sự hỗ trợ của chính quyền và đoàn thể. Đối với các đoàn thể, ngành giáo dục có thể tranh thủ sự hỗ trợ của hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội khuyến học,…trong triển khai các phong trào, nhất là các hoạt động giáo dục cần sự phối hợp: nhà trường – gia đình – xã hội.
Để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục thì Bình Dương cần phải tăng thêm ngân sách đầu tư (nếu điều kiện kinh tế cho phép). Trong điều kiện ngành giáo dục cần phải được đầu tư mạnh hơn để tăng tốc, Tỉnh cần dành một tỷ lệ chi ngân sách lớn hơn (khoảng 25%) cho giáo dục trong những năm tới.
Bên cạnh đó, tỉnh cần tranh thủ nguồn tài trợ từ bên ngoài: Bình Dương phải