2.3.1. Quy mô
Với quan điểm giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển KT – XH, tỉnh Bình Dương đã chú trọng đầu tư, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục. Do đó, số trường, lớp, học sinh và giáo viên ở các cấp học có xu hướng gia tăng không ngừng, chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt, hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giáo dục cũng nhiều đổi mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.
Bảng 2.16. Bảng thống kê số trường, lớp, giáo viên và học sinh phổ thông tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2005 - 2016
Năm
Tiêu chí 2005 2010 2013 2016
Số trường (trường) 205 223 238 258
Tăng trưởng hằng năm (%) 100 108,8 116,1 125,9
Số lớp (lớp) 4.463 4.856 5.812 7.257
Tăng trưởng hằng năm (%) 100 108,8 130,2 162,6
Số giáo viên (người) 6.852 8.059 9.937 12.048
Tăng trưởng hằng năm (%) 100 117,6 145,0 175,8
Số học sinh (người) 153.421 167.357 211.081 270.508
Tăng trưởng hằng năm (%) 100 109,1 137,6 176,3
Giữa sự gia tăng dân số và sự gia tăng số lượng học sinh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong những năm qua, dân số tỉnh Bình Dương không ngừng tăng lên (năm 2016 tăng trưởng dân số là 125,9% so với năm 2005), nguyên nhân của yếu là gia tăng cơ học, điều này tạo ra một kết quả tất yếu về sự gia tăng số lớp, số giáo viên và số học sinh (chỉ số tăng tương ứng là 162,6%, 175,8% và 176,3%).
Từ năm 2005 đến 2016, tổng số học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tăng rất nhanh, từ 153.421 học sinh lên 270.508 học sinh. Tính trung bình trong cả giai đoạn tăng 10.644 học sinh/ năm. Giai đoạn 2005 – 2016 số lượng học sinh tiểu học tăng nhanh nhất, tăng 88.404 học sinh, học sinh THCS tăng 29.763 học sinh, THPT giảm 1.080 học sinh.
Hình 2.7. Biểu đồ số học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương (2005 – 2016)
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
Theo các đơn vị hành chính, số học sinh phổ thông cũng phân bố không đồng đều. Các đơn vị hành chính tập trung đông lao động nhập cư nhất là TX. Thuận An. TX. Dĩ An đang chịu áp lực nặng nề của việc gia tăng quá nhanh số học sinh các cấp đặc biệt ở bậc tiểu học. Đặc biệt, số học sinh trong cấp tiểu học tăng rất nhanh dẫn Năm Học sinh
đến số học sinh/lớp tăng nhanh; năm 2016 đạt trung bình 38,2 học sinh/lớp. Số học sinh/lớp đông cũng là khó khăn trong công tác giáo dục trên lớp. Những địa bàn đông dân và dân nhập cư nhiều ở các huyện thị phía Nam như Thuận An, Dĩ An số học sinh/lớp lên đến 47, 48 học sinh. Điển hình như trường Tiểu học Bình Chuẩn (Thuận An) năm học 2013 – 2014 cả trường chỉ có trên 2.000 học sinh, thì năm học 2014 – 2015 nay trường phải sắp xếp chỗ học cho 3.100 em, riêng khối lớp 1 đạt 1.100 học sinh.
Một trong những tiêu chí đánh giá trình độ giáo dục và đào tạo là số học sinh phổ thông/1 vạn dân. Ở tỉnh Bình Dương, năm 2005 số này đạt 1.488 học sinh/1 vạn dân, đến 2010 số học sinh/1 vạn dân có xu hướng giảm xuống còn 1.052 học sinh. Nguyên nhân là do quy mô dân số tỉnh ngày càng lớn do số lượng dân nhập cư ngày càng tăng nhanh. Đến năm 2016 số học sinh/1 vạn dân đã tăng trở lại lên 1.315 học sinh/1 vạn dân. Do một bộ phận dân nhập cư đã ổn định cuộc sống và sinh con hoặc đưa con từ quê lên Bình Dương học tập nên số lượng học sinh/1 vạn dân đã tăng trở lại.
Để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh với số lượng học sinh ngày càng tăng, các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh cũng không ngừng nỗ lực huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng và nâng cấp trường, lớp. Từ năm 2005 – 2016, hệ thống trường, lớp ở cấp phổ thông đều tăng. Trong đó cấp tiểu học tăng 18 trường, THCS tăng 21 trường, THPT tăng 7 trường. Sự gia tăng số lượng trường, lớp trong giai đoạn 2005 – 2015 đã đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản của học sinh trên toàn tỉnh.
Bảng 2.17. Thống kê số trường, lớp phân theo cấp học phổ thông (loại hình công lập) tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2016
Năm 2005 2010 2013 2016 Số trường (trường) 200 219 238 258 Tiểu học 128 132 136 147 THCS 56 67 66 69 THPT 16 20 22 24 Tổng số lớp 4.340 4.755 5.631 6.990 Tiểu học 2.426 2.754 3.321 4.053 THCS 1.329 1.382 1.662 2.176 THPT 585 619 651 761
Mạng lưới trường phổ thông liên tục xây mới, nâng cấp và mở rộng quy mô. Trong cơ cấu trường học các cấp, số lượng trường tiểu học chiếm 66,5%, sau đó đến trường THCS 24,7% và ít nhất là trường THPT với 8,8%. Sự gia tăng nhanh số học sinh và số trường, lớp ở bậc tiểu học tăng lên nhanh chóng nguyên nhân là do chương trình phổ cập tiểu học đã huy động được hầu hết số lượng trẻ em trong độ tuổi đến trường của tỉnh. Hơn nữa, cấp tiểu học không áp dụng hình thức thi tuyển đầu vào mà gọi nhập học theo tuyến hộ khẩu thường trú.
Về loại hình trường, trong những năm qua, Bình Dương không ngừng đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tạo ra sự đa dạng về các loại hình trường trên địa bàn tỉnh với đầy đủ hệ thống trường công lập và ngoài công lập.
Bảng 2.18. Thống kê số trường, lớp phân theo loại hình trường ở các cấp học phổ thông của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2016
Năm 2005 2010 2013 2016 Tổng số trường 205 223 238 258 Công lập 200 219 229 248 Ngoài công lập 5 4 9 10 Tổng số lớp 4.463 4.856 5.812 7.257 Công lập 4.340 4.755 5.634 6.990 Ngoài công lập 123 101 178 267
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
Tỷ trọng các trường công lập luôn chiếm đa số chiếm 96,1% năm 2016; số lớp học phổ thông cũng tăng và lớp học công lập chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, ở Bình Dương hiện nay số lượng học sinh tăng nhanh đặc biệt ở cấp Tiểu học và THCS nên tỉnh cũng có loại hình trường ngoài công lập với hình thức trường phổ thông cơ sở hay kết hợp tiểu học – THCS – THPT; với hình thức này năm 2016 có 10 trường ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Sự gia tăng nhanh và liên tục về số lượng trường, lớp, số học sinh đòi hỏi sự gia tăng tương ứng về số giáo viên. Năm 2005, toàn tỉnh có 6.852 giáo viên phổ thông, đến năm 2016 số giáo viên tăng lên gần gấp đôi và đạt 12.048 giáo viên. Trong đó, đến năm 2016, giáo viên tiểu học chiếm 49,1%, giáo viên THCS chiếm 35,2% và
giáo viên THPT chiếm 15,7%.
Bảng 2.19. Thống kê số giáo viên phổ thông tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2016 Năm 2005 2010 2013 2016 Tổng số 6.852 8.059 9.973 12.048 Tiểu học 3.284 3.694 4.868 5.919 THCS 2.440 2.826 3.413 4.234 THPT 1.128 1.539 1.692 1.895
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
Nhìn chung, số giáo viên bình quân trên một vạn dân của tỉnh Bình Dương có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2005 là 66,5 giáo viên/1 vạn dân; đến năm 2010 con số này giảm còn 49,7 giáo viên/1 vạn dân; năm 2016 tăng lên 60,4 giáo viên/ 1 vạn dân. Nguyên nhân của sự biến động này là do ảnh hưởng của gia tăng nhanh chóng của quy mô dân số tỉnh Bình Dương gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Chính vì thế, số giáo viên/1 vạn dân cũng có sự khác nhau giữa các huyện, thị. Các TX. Thuận An, TX. Dĩ An, TP. Thủ Dầu Một có số giáo viên/1 vạn dân cao do gia tăng cơ học cao.
2.3.2. Chất lượng giáo dục
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học có nhiều chuyển biến tích cực.
Ở cấp tiểu học, từ năm 2005 – 2016, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 luôn đạt 100%. Tỷ lệ học sinh lớp 5 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,8% (năm học 2014 – 2015). Tỷ lệ học sinh bỏ học ở cấp tiểu học cũng ngày càng giảm, năm học 2011 – 2012 là 166 học sinh đến năm học 2014 – 2015 giảm còn 121 học sinh.
Ở cấp THCS, tỷ lệ học sinh bỏ học ở cấp này giảm mạnh, 2011 – 2012 là 819 học sinh đến năm học 2014 – 2015 giảm còn 681 học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp THCS tăng qua các năm và đạt 96,06% năm học 2014 – 2015.
Ở cấp THPT, tỷ lệ học sinh giỏi các lớp 10 và 11 có xu hướng tăng; học sinh yếu, kém giảm nhanh. Số học sinh lớp 12 tốt nghiệp THPT năm 2016 đạt 96,45%.
Tỷ lệ học sinh THPT bỏ học có xu hướng giảm nhanh, năm học 2011 – 2012 là 451 học sinh đến năm học 2014 – 2015 giảm còn 212 học sinh.
Bảng 2.20. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học tỉnh Bình Dương giai đoạn 2005 – 2016
Đơn vị: %
Tỷ lệ học sinh lưu ban
Tỷ lệ học sinh bỏ học
Năm 2005 2010 2016 2005 2010 2016
Tiểu học 1,22 2,34 1,45 3,28 1,50 0,87
THCS 2,52 6,0 2,75 4,89 8,54 6,25
THPT 1,95 3,17 1,39 10,76 12,26 4,71
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
Số học sinh/giáo viên có xu hướng tăng từ năm 2011 đến 2015, mức độ tăng nhẹ và khác nhau theo từng cấp học. Số học sinh/giáo viên ở cấp Tiểu học chiếm cao nhất là có xu hướng tăng (đến năm 2016 là 26,6 học sinh/giáo viên), điều đó cũng gây nhiều trở ngại lớn đến chất lượng dạy và học.
Bảng 2.21. Số học sinh/giáo viên theo các cấp học tỉnh Bình Dương
Đơn vị: học sinh
2011 2013 2014 2016
Số học sinh/ giáo viên 21,0 21,1 21,7 22,5
Tiểu học 26,0 25,4 25,9 26,6
THCS 19,0 18,8 19,7 20,1
THPT 14,0 13,4 13,5 14,7
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2010, 2016”
- Trình độ giáo viên
Để đáp ứng cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương vì số học sinh tăng nhanh chóng, những năm trở lại đây số lượng giáo viên cũng tăng lên đáng kể (tăng 2.970 giáo viên từ năm 2011 đến 2016).
2011 – 2013, nhưng sau đó có xu hướng giảm dần do sự gia tăng mạnh về số lượng giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy học những năm gần đây.
Bảng 2.22. Số giáo viên và giáo viên đạt chuẩn theo các cấp học tỉnh Bình Dương
2011 2013 2014 2016
Số giáo viên (giáo viên) 8.314 9.973 10.632 12.048
Số giáo viên đạt chuẩn trở lên (%)
Tiểu học 99,22 99,18 99,73 98,45
THCS 96,42 99,88 94,30 94,73
THPT 95,95 97,70 89,65 87,86
“Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2010, 2016”
Những năm gần đây, tỉnh Bình Dương thực hiện các chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh nhằm thu hút đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nâng cao chất lượng dạy học như: trợ cấp tiền nhà trọ cho giáo viên ngoài tỉnh, thu hút đối với giáo viên có bằng đại học loại giỏi, giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và hỗ trợ giáo viên đi học để nâng cao trình độ.
Trong công tác dạy học, để nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Bình Dương đang có nhiều chuyển biến tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học phân hóa, chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp ở tất cả các trường THCS, THPT trong tỉnh được coi trọng. Nhiều chỉ tiêu về nâng cao chất lượng giáo dục đã thực hiện và đạt kết quả tốt. Nhìn chung, quy mô giáo dục phổ thông của tỉnh Bình Dương đã được mở rộng, phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, ở các huyện thị vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ giáo viên lớn tuổi chưa tiếp cận nhiều với ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị hiện đại và dạy học; nhiều giáo viên còn ngại đổi mới, chưa thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy.
2.3.3. Tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục
16% tổng đầu tư ngân sách cho giáo dục. Đó là mức đầu tư còn khá cao so với đầu tư chung của cả nước.
Bảng 2.23. Chi ngân sách giáo dục – đào tạo trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh, giai đoạn 2005 – 2016
Năm 2005 2010 2013 2016
Tổng chi ngân sách (tỷ đồng) 2.065,8 6.834,5 15.351,0 19.596,5 Chi Giáo dục – đào tạo (tỷ đồng) 314,4 902,3 1.765,0 2.399,1
Tăng trưởng hằng năm (%) 100 287,0 561,4 763,1
Tỷ trọng ngân sách giáo dục – đào
tạo trong tổng chi ngân sách (%) 15,2 13,2 11,5 12,2
Chi tiêu GD/1 nhân khẩu/năm (nghìn
đồng) 283,4 556,8 979,2 1.202,1
Chi tiêu giáo dục/ 1 học sinh phổ
thông/năm (nghìn đồng) 1.847,2 3.327,0 4.640,0 8.862,6 “Nguồn: tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2005, 2010, 2016”
Vốn đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách tăng nhanh từ 2.065,8 tỷ đồng (2005) lên 6.834,5 tỷ đồng (2010) và đạt 2.399,1 tỷ đồng (2016), mức chi cho giáo dục đào tạo gấp 7,6 lần so với năm 2005. Tăng trưởng hằng năm cao, đến năm 2016 tốc độ tăng so với năm 2005 đạt 763,1%. Qua đó, ta thấy tỉnh Bình Dương luôn chú trọng công tác đầu tư cho giáo dục, tuy nhiên nếu tính trong tổng ngân sách của tỉnh thì tỷ trọng chi cho giáo dục có xu hướng giảm từ 15,2% năm 2005 xuống còn 12,2% năm 2016 (giảm 3%).
Về mức đầu tư cho giáo dục tính trên một nhân khẩu và trên 1 học sinh trong nhiều năm là cao hơn hẳn mức trung bình của vùng Đông Nam Bộ, cả nước và đang tăng nhanh. Năm 2010, mức chi cho giáo dục/1 nhân khẩu/năm và chi tiêu giáo dục/1 học sinh phổ thông lần lượt là 556,8 nghìn đồng và 3.327,0 nghìn đồng, năm 2016 là 1.202,1 triệu đồng (gấp 4,2 lần năm 2005) và đạt 8.862,6 triệu đồng (gấp 4,8 lần năm 2005).
Cùng với sự phát triển kinh tế và dân số, việc đầu tư cho giáo dục của tỉnh Bình Dương ngày càng nâng cao. Số phòng học phục vụ học tập của học sinh phổ thông
đã được nâng cấp. Số phòng học kiên cố ngày càng tăng lên. Năm 2007 tăng lên 55,30% tổng số phòng học. Bên cạnh đó, trong năm học 2015 – 2016, ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương đã nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Mạng lưới nhà trường đảm bảo đủ chỗ cho học sinh các cấp học. Toàn tỉnh đã xây dựng được 238/362 trường và đơn vị công lập có lầu; tổng số trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học là 220 trường, đạt tỷ lệ 61,3%.
2.3.4. Đánh giá chung về phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương * Thành tựu * Thành tựu
- Quy mô
Trong giai đoạn 2005 – 2016 cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp đã tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT – XH của tỉnh cũng như đóng góp vào sự phát triển KT – XH chung của đất nước.
Mạng lưới lớp học được quy hoạch, phát triển từng bước, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Từ năm 2005 đến năm 2016 số lượng trường, lớp học tăng nhanh chóng, cùng với đó là sự gia tăng về số lượng giáo viên nhằm phục vụ cho công tác dạy và học. Bên cạnh đó, tỉnh còn vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng, thành lập các trường tư thục các cấp, nâng cấp sửa chữa trường học hằng năm.
- Về chất lượng
Chất lượng giáo dục ở các cấp học và các loại hình giáo dục tiếp tục được ổn