Mối quan hệ giữa cơ cấu dân số theo giới tính và bất bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh bình dương (Trang 104)

trong giáo dục

Bất bình giới có nguyên nhân sâu xa trong quá trình phát triển KT – XH Việt Nam. Nó gây ra nhiều tác động tiêu cực đến các thành tựu mà chúng ta đạt được từ trước đến nay. Các gia đình vẫn còn thiên vị và ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho con trai, điều này thể hiện rất rõ qua sự chênh lệch giới tính khi sinh và thể hiện qua thực trạng vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục. Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng giới trong giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương có sự chênh lệch nhưng không đáng kể.

nam là 97,0%, giới nữ là 96,6%). Bên cạnh đó, tỷ lệ nhập học của giới nam thường cao hơn giới nữ nhất là ở cấp tiểu học và THCS, còn cấp THPT tỷ lệ nhập học giới nữ thường cao hơn giới nam.

Bảng 2.34. Số học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2016 chia theo giới tính

2011 – 2012 2013 – 2014 2015 – 2016 Tiểu học 100.007 122.087 150.592 Nữ 47.909 58.545 72.403 % 49,9 47,9 48,1 THCS 55.542 64.213 77.182 Nữ 25.498 30.345 35.916 % 45,9 47,3 46,5 THPT 21.100 22.403 25.734 Nữ 12.230 12.140 14.181 % 58,0 54,2 55,1

“Nguồn: Kế hoạch phát triển GD-ĐT tỉnh Bình Dương đến năm 2020, 2008”

Mặc dù vẫn còn có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhập học giữa giới nam và nữ nhưng khoảng cách đó đang được rút ngắn xuống rất nhiều. Tỷ lệ biết đọc biết viết giữa nam và nữ chênh nhau không lớn, vấn đề bình đẳng giới là một thành tựu của phát triển giáo dục của tỉnh Bình Dương.

Trong 6 năm (từ 2011 – 2016), tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ 15 tuổi trở lên đang làm việc thì nam giới luôn cao hơn mức trung bình chung của tỉnh và cao hơn nhiều so với tỷ lệ nữ. Tỷ lệ lao động nữ giới đang làm việc đã qua đào tạo có xu hướng gia tăng liên tục (tăng 3,44%), điều đó đã phần nào cho thấy trình độ của phụ nữ ngày càng được nâng cao trong những năm gần đây.

Bảng 2.35. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính giai đoạn 2011 – 2016

Đơn vị: %

Năm Toàn tỉnh Nam Nữ Chênh lệch

2011 15,00 17,20 12,68 4,52

2013 17,00 20,20 13,80 6,40

2015 20,10 22,60 15,40 7,20

2016 21,45 22,98 16,12 6,86

Tiểu kết chương 2

1. Các đặc điểm dân số và giáo dục của tỉnh Bình Dương chịu tác động đồng thời của nhiều nhân tố. Trong đó, nhân tố lịch sử phát triển lãnh thổ cho thấy ngay từ buổi đầu khai phá, vùng Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã là nơi “đất lành chim đậu” với nhiều luồng di dân từ khắp các nơi về làm ăn sinh sống qua các giai đoạn.

Các nhân tố về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo nhiều tiền đề thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, sinh sống của dân cư, nhất việc hình thành các KCN trên địa bàn tỉnh, từ đó tạo lực hút cho việc di dân từ các tỉnh thành trong cả nước vào đây làm việc, dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ các đặc điểm dân số của tỉnh từ cuối thế kỉ XX đến nay.

Việc hình thành các KCN và đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh đã tạo bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển KT – XH vượt bậc của tỉnh trong thời gian qua. Hơn hết là đường lối, chính sách của tỉnh - nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển dân số và giáo dục của tỉnh.

2. Từ khi tái thành lập tỉnh cùng với sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp đã thu hút lao động đến Bình Dương làm việc, từ đó quy mô dân số lớn và ngày càng tăng, phụ thuộc chủ yếu vào gia tăng cơ học (nhập cư), hiện đang có cơ cấu dân số vàng, cung cấp nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn. Dân cư và lao động tập trung chủ yếu ở các đơn vị hành chính phía Nam, tỷ lệ dân thành thị cao (76,6% năm 2016) thứ 2 trong vùng Đông Nam Bộ (sau Tp. Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, dân số tăng nhanh do nhập cư và phân bố không đều là trở ngại lớn trong vấn đề phát triển KT – XH của tỉnh trong thời gian tới nhất là ở các đơn vị hành chính phía Nam.

3. Kinh tế trong thời gian qua phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng GRDP cao và khá ổn định, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản, trong đó ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao (60,46% năm 2016). Các đơn vị hành chính phía Nam (Tp. Thủ Dầu Một, TX. Thuận An, TX. Dĩ An) là nơi tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, còn một số hạn chế, đó là ngành

công nghiệp chiếm tỷ trọng quá cao trong cơ cấu GRDP và còn tập trung nhiều vào các ngành thâm dụng lao động, trình độ kĩ thuật thấp; ngành dịch vụ còn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là du lịch; ngành nông nghiệp còn hạn chế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

4. Về sự phát triển dân số: quy mô dân số lớn và có sự phân hóa theo các đơn vị hành chính. Số dân lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất thuộc về các đơn vị hành chính phía Nam: Tp. Thủ Dầu Một, TX. Thuận An, TX. Dĩ An do hoạt động sản xuất công nghiệp mạnh mẽ, vị trí địa lí và giao thông vận tải thuận lợi. Hiện nay, công nghiệp đang mở rộng về phía Bắc với sự ra đời của nhiều KCN ở TX. Bến Cát, TX. Tân Uyên chính vì vậy quy mô dân số cũng có sự gia tăng tương ứng. Mặc dù tỷ suất gia tăng tự nhiên của tỉnh có xu hướng giảm do giảm mức sinh nhưng quy mô dân số vẫn tăng là do tỷ suất gia tăng cơ học của tỉnh khá cao.

5. Về giáo dục: Mặc dù quy mô trường, lớp tăng hằng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn do áp lực lớn về dân nhập cư, số học sinh ngày càng gia tăng nhanh chóng đã gây những sức ép đến cơ sở vật chất ngành giáo dục của tỉnh, nhất là những đơn vị hành chính phía Nam. Phân bố dân cư không đều kéo theo đó là phân bố cơ sở vật chất phục vụ dạy và học cũng chưa đáp ứng kịp với sự gia tăng dân số. Áp lực trường lớp thường xảy ra nhiều nơi, số trường học 2 buổi/ngày còn thấp, số học sinh bỏ học, lưu ban còn cao, nhất là cấp THCS và THPT. Đây là nhưng thách thức lớn cho các nhà quản lý để đưa ra những biện pháp phù hợp trong thời gian tới.

6. Về mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương, có thể thấy phát triển dân số và giáo dục và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Quy mô và tốc độ tăng dân số của tỉnh có ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng của hệ thống giáo dục. Cơ cấu dân số theo tuổi, nhất là số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục của tỉnh Bình Dương. Quy mô dân cư phân bố không đều vì vậy mật độ dân số cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trường lớp, số giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

Giáo dục cũng có tác động không nhỏ đến sự phát triển dân số tỉnh Bình Dương. Đó là quá trình hôn nhân, thông qua tuổi kết hôn trung bình lần đầu, mức

sinh và mức tử của trẻ em. Ngoài ra, giáo dục cũng ảnh hưởng đến dân số thông qua giáo dục giới tính.

7. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển về dân số và phát triển giáo dục của tỉnh Bình Dương và mối quan hệ giữa chúng vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, việc đưa ra định hướng và giải pháp đúng đắn về phát triển dân số và phát triển giáo dục trong thời gian tới là hết sức cần thiết

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng

3.1.1. Kết quả nghiên cứu

- Mức gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bình Dương thuộc loại thấp nhưng mức gia tăng cơ học lại đứng hàng cao nhất cả nước. Dân số tăng quá nhanh chủ yếu do nhập cư làm tăng nhanh số lượng và tỷ trọng dân số trong tuổi lao động, gây sức ép lớn trong vấn đề giải quyết việc làm, chỗ ở, y tế… nhất là ở các đơn vị hành chính phía Nam; chất lượng lao động còn thấp, tỷ trọng lao động công nghiệp quá cao gây mất cân đối trong cơ cấu lao động theo ngành, phân bố dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã phía Nam.

- Cấu trúc tuổi thay đổi theo hướng tích cực, sự tăng lên nhanh chóng của dân số trong tuổi lao động, tỷ lệ phụ thuộc có xu hướng giảm, cơ cấu giới tính có sự chênh lệch nhưng không lớn, tỉnh Bình Dương bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2003 và duy trì ổn định mức sinh thay thế.

- Về mối quan hệ giữa dân số và phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương, có thể thấy quy mô dân số đông, tăng nhanh và cơ cấu dân số vàng đã cung cấp nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn cho phát triển kinh tế, tuy nhiên, cũng gây sức ép lớn lên vấn đề giáo dục trong tỉnh. Ngược lại, những thành tựu của ngành giáo dục cũng là nhân tố quan trọng trong điều chỉnh mức sinh thay thế, giảm mức tử vong và nâng dần tuổi kết hôn, tạo điều kiện thuận lợi để chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy con tốt hơn.

Ngoài ra, sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ đòi hỏi phải có lực lượng lao động với chuyên môn kỹ thuật cao, lao động lành nghề. Do vậy phát triển giáo dục tỉnh Bình Dương cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển * Quan điểm và mục tiêu phát triển dân số * Quan điểm và mục tiêu phát triển dân số

- Quan điểm

khỏe sinh sản giai đoạn 2020 – 2025 là một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch phát triển KT – XH của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phấn đấu là đô thị loại 1 với mục tiêu nâng cao mức sống vật chất, tinh thần cho người dân, tiến tới đô thị văn minh, giàu đẹp.

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về KT – XH và môi trường. Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân, ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu vùng xa.

Phát triển dân số luôn là vấn đề cần được tích hợp, lồng ghép trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội nhất là hoạt động giáo dục để thực hiện mục tiêu cơ bản là nâng cao chất lượng dân số. Quá trình thực hiện lâu dài và tuỳ vào từng giai đoạn sẽ có những hướng phát triển hợp lý.

- Mục tiêu phát triển

- Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ. Cùng với việc tập trung đầu tư phát triển KT – XH, tỉnh luôn quan tâm đến công tác phát triển đô thị. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản của tiến trình CNH – HĐH và phát triển đô thị, Bình Dương hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững do việc gia tăng dân số cơ học ngày càng lớn. Vì vậy, tập trung khai thác những lợi thế về vị trí địa lí, hệ thống cơ cấu hạ tầng ở địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để tạo ra những bước đột phá có tính chất quyết định, tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về lượng đồng thời đẩy mạnh phát triển về chất của nền kinh tế và phát triển dân số hợp lí.

- Phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển dân số, xã hội; gắn với quốc phòng – an ninh để đảm bảo quá trình phát triển được ổn định và bền vững.

- Phát triển dân số hướng đến mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành đô thị văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khoẻ sinh sản, duy trì mức sinh hợp lý, giải quyết tốt các hạn chế do chuyển dịch nhanh cơ cấu dân số từ trẻ sang già và phân bố dân cư chưa hợp lý, kiểm soát tốt quá trình nhập cư, giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng mất cân đối giới tính đặc biệt là chênh lệch giới tính khi sinh… hướng đến mục tiêu phát triển dân số bền vững, để dân số là

nguồn lực cho sự phát triển KT – XH (Báo cáo tình hình thực hiện chiến lược dân số tỉnh Bình Dương, 2015).

* Quan điểm và mục tiêu phát triển giáo dục

- Quan điểm

Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển KT – XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục tỉnh Bình Dương đạt trình độ tiên tiến.

Giáo dục là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH – HĐH của Bình Dương và ngược lại. Phát triển các dịch vụ và nâng cao sức cạnh tranh, năng lực hợp tác của giáo dục là động lực phát triển giáo dục trong thời kì mới. Địa bàn hợp tác ưu tiên của giáo dục Bình Dương và các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ.

Phát triển giáo dục trong mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể và cộng đồng địa phương, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía và góp phần thực hiện chủ trương chính sách phát triển xã hội.

Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người dân có điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ và kiến thức nghề nghiệp, gắn với phát triển con người, đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển CNH – HĐH tỉnh Bình Dương trong tương lai.

Tranh thủ mọi nguồn lực, khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục bằng nhiều giải pháp để chia sẻ gánh nặng cho ngân sách.

Nâng chất lượng giáo dục lên mức khá so với tình hình chung của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam. Cùng với TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai tạo thành trung tâm Giáo dục - Đào tạo lớn của Việt Nam vào năm 2025.

- Mục tiêu phát triển

Mục tiêu của tỉnh Bình Dương đến năm 2025 là phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài cũng cấp kịp

thời và theo yêu cầu số lượng và chất lượng lao động cho kinh tế, phục vụ hiệu quả yêu cầu CNH – HĐH.

Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người dân có điều kiện học tập, nâng cao trình độ và cả về kiến thức nghề nghiệp. Phấn đấu để tạo một xã hội học tập, với khoảng 25% dân số theo học các loại hình đào tạo.

Phát triển sự nghiệp giáo dục trên cơ sở thu hút phần lớn con em trong độ tuổi vào học lớp học mầm non. Giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển dân số và phát triển giáo dục tỉnh bình dương (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)