2.1. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dân số và phát triển giáo
2.1.2. Các nhân tố tự nhiên
Là nhóm nhân tố ít chịu ảnh hưởng trực tiếp mà chỉ gián tiếp đến phát triển dân số và giáo dục thông qua phát triển KT – XH, tuy nhiên chúng có một số đặc điểm chính như sau:
Địa chất tỉnh Bình Dương chịu ảnh hưởng của vận động nâng lên (phía Đông Bắc) và sụt võng (phía Tây Nam) nên địa hình thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Nền đất cứng ở độ cao 25 – 30m so với mực nước biển, độ dốc ít rất thuận lợi đề xây dựng các công trình đòi hỏi kết cấu hạ tầng có trọng tải lớn.
Địa hình tỉnh Bình Dương tương đối bằng phẳng là mặt bằng thuận lợi cho xây dựng công nghiệp và dân dụng… tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư tạo thêm nhiều việc làm, nơi ăn chốn ở, học hành cho người dân trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển KT – XH của tỉnh.
Khí hậu: mang tính chất chung là nóng ẩm, nền nhiệt độ cao, mưa nhiều, hầu như không có bão, lũ; là điều kiện thuận lợi để các hoạt động sản xuất được diễn ra quanh năm.
Thủy văn: tương đối đơn giản, có 3 sông lớn chảy qua (sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé) đã cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Đồng thời, nhờ hệ thống sông ngòi như trên, Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía Nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Thổ nhưỡng: phong phú và đa dạng về chủng loại, gồm có 6 nhóm đất chính: đất xám trên phù sa cổ, đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất phù sa, đất phèn và đất xói mòn trơ sỏi đá. Đất xám chiếm diện tích lớn nhất (52,4%) thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
Ngoài ra, Bình Dương còn có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng. Khoáng sản tuy không phong phú nhưng cũng đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho ngành tiểu thủ công nghiệp và một số ngành công nghiệp (gốm sứ, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng). Một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể là: cao lanh, đất sét, đá xây dựng, cát xây dựng. Các loại khoáng sản trên góp phần hình thành nên các ngành với các sản phẩm công nghiệp là thế mạnh của tỉnh, nhất là gốm sứ.
Hiện nay, Bình Dương có khoảng 18 nghìn ha rừng trong đó chủ yếu là rừng trồng. Rừng của tỉnh là một bộ phận của rừng đầu nguồn của vùng Đông Nam Bộ, có giá trị tăng thêm về giá trị phòng hộ và ổn định môi trường sinh thái. Với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh, rừng ở đây cần được bảo vệ và phát triển để đảm bảo cân bằng sinh thái môi trường.