Chủ trương, chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 99 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuô

4.3.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước

Chủ trương, chính sách cũng là một trong những nhân tố tác động lớn đến tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn. Trong quá trình chăn nuôi hiện nay đa phần là phát triển tự phát, không theo quy hoạch, định hướng phát triển chăn nuôi nói riêng và phát triển nông nghiệp, kinh tế xã hội nói chung. Do đó, khi có các điều kiện bất lợi cho chăn nuôi thì việc quản lý chăn nuôi gặp nhiều

khó khăn, hoặc các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Trong những năm qua, huyện đã quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, ban ngành ở địa phương thực hiện các chính sách của tỉnh về chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Tất cả các chính sách này đều hướng đến phát triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn, xa khu dân cư. Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi tập trung, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bảng 4.23. Số lượng các văn bản chính sách có liên quan đến tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn

Diễn giải SL Nội dung liên quan

1. Nghị quyết

cấp tỉnh 3

Khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2. Quyết định

cấp tỉnh 12

Khuyến khích đầu tư vào chăn nuôi lợn, tổ chức lại chăn nuôi lợn theo hướng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư,... 3. Công văn

của tỉnh 1

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng

4. Cấp huyện 5

Khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, hướng đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn như kinh tế trang trại, hợp tác xã, chăn nuôi, giết mổ tập trung quy mô lớn, xa khu dân cư

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018) Như vậy, có thể thấy chủ trương chính sách của tỉnh nói chung và của huyện Yên Mỹ nói riêng đều tập trung vào tổ chức lại sản xuất chăn nuôi lợn, phát triển các hình thức chăn nuôi quy mô lớn như trang trại, hoặc đưa các hộ chăn nuôi lợn ra xa khu dân cư, chăn nuôi tập trung để tạo điều kiện liên kết các hộ chăn nuôi lợn với nhau thành các mối liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tạo thành các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, áp dụng các quy trình chăn nuôi an toàn vào sản xuất, từ đó liên kết các hộ nông dân với các tác nhân khác trong chuỗi để xây dựng các chuỗi giá trị thịt lợn an toàn,

chất lượng cao,... Tuy nhiên hiện nay việc quản lý và tổ chức lại sản xuất chăn nuôi lợn đang gặp rất nhiều khó khăn do việc chăn nuôi lợn không cần điều kiện gì, do đó rất khó để quản lý các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi trong khu dân cư. Chính vì lý do đó mà đến cuối năm 2018 chăn nuôi lợn của Yên Mỹ đã vượt qua quy hoạch đến năm 2020 của huyện. Cùng với việc phát triển chăn nuôi lợn quá nóng, không quản lý được quy hoạch chăn nuôi và tổ chức được sản xuất nên đầu năm 2019 khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn huyện thì tình hình lây lan dịch bệnh diễn ra rất nhanh và rất khó kiểm soát.

Bảng 4.24. Nhận thức của các cơ sở chăn nuôi lợn về các chủ trương chính sách liên quan đến tổ chức sản xuất và liên kết

ĐVT: % số hộ/trang trại Chỉ tiêu Hộ chăn nuôi Trang trại Quy mô nhỏ (dưới 20 con)

Quy mô vừa (trên 20 con)

Biết đến quy hoạch chăn nuôi lợn ở địa phương 20,31 52,38 74,29 Biết đến chủ trương chuyển dịch chăn nuôi

lợn ra xa khu dân cư 89,06 97,62 100,00 Biết đến chính sách hỗ trợ bao tiêu sản phẩm 7,81 19,05 48,57 Biết đến chính sách hỗ trợ rủi ro cho người

chăn nuôi lợn 90,63 97,62 100,00 Biết đến chính sách phát triển chăn nuôi tập

trung 32,81 59,52 97,14

Biết đến chính sách hỗ trợ tín dụng cho các

cơ sở chăn nuôi lợn 32,81 47,62 88,57 Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Hiện nay có nhiều chính sách nhằm tổ chức sản xuất và chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Mỹ nhưng khi hỏi các cơ sở chăn nuôi thì nhiều chủ trương, chính sách chưa được người dân biết đến và khó tiếp cận. Qua khảo sát các cơ sở chăn nuôi lợn thì chỉ có khoảng 33% số hộ nông dân và 74% số chủ trang trại biết đến quy hoạch chăn nuôi lợn ở địa phương; hơn 92% số hộ nông dân và 100% trang trại biết đến các chủ trương chính sách chuyển dịch chăn nuôi trong khu dân cư ra các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư; khoảng 93% hộ nông dân và 100% trang trại biết đến các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi khi có các rủi ro xảy ra. Khoảng 39% hộ nông dân và 88% trang trại biết đến chính sách hỗ

trợ tín dụng cho các cơ sở chăn nuôi lợn. Các chính sách khác thì tỷ lệ các hộ nông dân và trang trại biết đến là rất ít như chỉ có khoảng 12% hộ nông dân và khoảng 48% số trang trại biết đến chính sách hỗ trợ, liên kết bao tiêu sản phẩm. Các trang trại thì việc nắm được các chủ trương, chính sách về tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn hơn là các hộ nông dân.

Việc biết đến các chủ trương chính sách tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn là một chuyện, việc tiếp cận với các chủ trương chính sách của các cơ sở chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn và việc thực hiện theo các chủ trương, chính sách đó của các cơ sở chăn nuôi cũng còn nhiều hạn chế.

(1) Việc thực hiện theo quy hoạch chăn nuôi lợn ở địa phương: hầu như

còn rất hạn chế, chỉ có một số ít cơ sở chăn nuôi (chủ yếu là các trang trại chăn nuôi) đã chuyển ra các khu chăn nuôi tập trung và chăn nuôi theo quy mô lớn. Còn lại vẫn còn rất nhiều hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Chăn nuôi tự phát phát triển nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm 2017 và năm 2018 khi giá thịt lợn hơi ổn định và tăng cao vào năm 2018. Điều này làm cho chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ vượt quy hoạch đến năm 2020. Cùng với đó, ở địa phương chưa có các chế tài, hoặc quy định xử phạt các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi trong khu dân cư và không có căn cứ để xác định các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài quy hoạch ở địa phương nên việc quản lý quy hoạch chăn nuôi lợn ở địa phương còn rất nhiều hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến công tác quản lý chăn nuôi, tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ.

(2) Chính sách hỗ trợ rủi ro thiên tai: Đầu năm 2019 khi dịch tả lợn châu

Phi bùng phát, chính quyền địa phương đã có nhiều chương trình, chính sách để dập dịch và hỗ trợ người chăn nuôi.

Huyện chỉ đạo, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”: lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt. Trên địa bàn huyện vào thời gian cao điểm có đến 62 chốt kiểm dịch để tránh sự lây lan của dịch bệnh. Cùng với đó, huyện Yên Mỹ hỗ trợ 15 tấn vôi; các xã, thị trấn đã mua 130 tấn vôi bột. Đến ngày 20/3/2019 các xã, thị trấn rắc vôi bột được 105 tấn vôi bột trên địa bàn toàn huyện. Trong đó tập trung vào các khu vực chôn xác

động vật, các hộ dân có lợn mắc bệnh và trên các trục đường làng thôn, xóm. Thực hiện phát động đợt 1 tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi, chống dịch tả lợn Châu phi. Tổng số thuốc sát trùng đã cấp của tỉnh và huyện là 3.830 lít, trong đó của huyện là 760 lít. Đã tổ chức triển khai phun được 3.400 lít, trong đó số thuốc của huyện hỗ trợ đã phun hết; số thuốc của tỉnh còn là 430 lít đang tiến hành phun kế hoạch của tỉnh. Cùng với đó huyện tập trung thống kê các cơ sở chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy để hỗ trợ cho các cơ sở chăn nuôi bị dịch.

Bảng 4.25. Thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra cho các cơ sở chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ*

Diễn giải ĐVT Số lượng

1. Tổng số hộ/trang trại có lợn bị tiêu hủy hộ 1220 2. Số xã có lợn bị tiêu hủy xã 17 3. Số thôn có lợn bị tiêu hủy thôn 84 4. Tổng số lợn bị tiêu hủy con 27257 - Số lợn nái bị tiêu hủy con 3879 - Số lợn đực bị tiêu hủy con 101 - Số lợn con bị tiêu hủy con 5,697 - Số lợn hậu bị bị tiêu hủy con 210 - Số lợn thịt bị tiêu hủy con 17370 5. Tổng trọng lượng lợn bị tiêu hủy tấn 1817,30

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ (2019)

Ghi chú: * số lượng lợn tiêu hủy tính đến ngày 5/7/2019

Khi dịch bệnh bùng phát với các chính sách để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhằm kiểm soát dịch bệnh và hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lợn vượt qua thời kỳ khó khăn nên nhà nước và chính quyền địa phương đã có các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi để tiêu hủy các đàn lợn bị bệnh dịch. Giá hỗ trợ phụ thuộc vào các thời điểm giá lợn hơi khác nhau với mức giá cao nhất là 38 nghìn đồng/kg đối với lợn thịt và cao nhất là 48 nghìn đồng/kg đối với lợn nái và lợn đực giống. Các cơ sở chăn nuôi nào có lợn bị tiêu hủy vào thời gian nào sẽ được hỗ trợ với mức giá được quy định. Giai đoạn hỗ trợ cao nhất là giai đoạn đầu khi dịch mới bùng phát và giá lợn hơi thị trường còn cao; đến thời điểm từ đầu tháng 5 trở đi giá lợn hơi xuống thấp thì giá hỗ trợ đền bù cũng xuống sát với giá thị trường. Lúc này giá hỗ trợ tiêu hủy lợn nái và đực giống là 37,5 nghìn đồng/kg; giá hỗ trợ tiêu hủy lợn thịt là 25 nghìn đồng/kg. Tổng số tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn do bị dịch bệnh được Phòng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thống kê đến thời điểm 5/7/2019 là gần 70 tỷ đồng. Ước tính thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra trên địa bàn huyện đến thời điểm tháng 7/2019 là gần 70 tỷ đồng. Tuy nhiên qua khảo sát, đến thời điểm hiện tại thì chưa cơ sở chăn nuôi nào nhận được tiền hỗ trợ đền bù tiêu hủy lợn bị dịch.

Bảng 4.26. Hỗ trợ thiệt hại cho các cơ sở chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ

Diễn giải ĐVT Từ 18/2 - 19/3/2019 Từ 20/3- 5/5/2019 Từ 6/5 - 5/7/2019

Tổng trọng lượng tiêu hủy tấn 374,22 1275,74 167,34 Trọng lượng nái, đực giống tiêu hủy tấn - 600,61 70,22 Trọng lượng lợn thịt tiêu hủy tấn - 675,13 97,13 Đơn giá đền bù lợn nái, đực giống nghìn

đồng/kg - 48 37,5 Đơn giá đền bù lợn thịt đồng/kg nghìn 38 32 25 Tổng tiền hỗ trợ theo giai đoạn Triệu đồng 14220,21 50433,38 5061,26 Tổng tiền hỗ trợ Triệu đồng 69714,85

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ (2019)

(3) Chính sách liên kết bao tiêu sản phẩm: Chính sách này giúp các cơ

sở chăn nuôi lợn liên kết vào nhau nhằm ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, để có được thị trường tiêu thụ ổn định, mang tính quyết định đến phát triển của cơ sở. Nhận thức được điều đó thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về thực hiện chính sách bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng và chỉ thị 25/2008/CT-TTg. Tuy vậy, kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế. Với chỉ thị đó, hiện nay ở Yên Mỹ chưa thực hiện được nguyên nhân là do các cơ sở chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa được tổ chức lại theo các mô hình liên kết, liên kết giữa các cơ sở chăn nuôi còn nhiều hạn chế, chưa tìm được đầu mối trung gian (các tác nhân giết mổ, chế biến, tiêu thụ) để liên kết với các hộ chăn nuôi. Nguyên nhân do nhận thức của người chăn nuôi lợn còn thấp, thiếu kiến thức về thị trường và luật pháp, thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng ngành. Đối với doanh nghiệp chưa thực sự đặt sự phát triển bền vững với người chăn nuôi lợn. Hiện nay ở Yên Mỹ mới chỉ có 2 cơ sở chăn nuôi độc lập tự đứng ra liên kết bao tiêu sản phẩm chứ chưa xây dựng được mối liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ thịt lợn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)