Tình hình chung về phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 57 - 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình chung về phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Mỹ

BÀN HUYệN YÊN Mỹ

4.1.1. Quy mô chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn hiện nay ở Yên Mỹ rất phát triển. Tổng đàn lợn thịt của huyện tăng khá nhanh. Phân bố đàn lợn trên địa bàn huyện không đều. Trong đó chăn nuôi lợn tập trung nhiều nhất ở các xã Yên Phú, Yên Hòa, Đồng Than, Thanh Long, thị trấn Yên Mỹ,… Các xã khác đa phần là chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Riêng trong đó số lượng đàn lợn thịt của xã Yên Phú chiếm khoảng 27% tổng đàn lợn thịt của huyện.

Bảng 4.1. Thực trạng phát triển đàn lợn ở các xã huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016 - 2018

Tên xã Số lượng theo năm (con) 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 BQ So sánh (%)

Yên Hòa 5647 6921 7193 122,56 103,93 112,86 Trung Hưng 1032 1263 1306 122,38 103,40 112,49 Yên Phú 10439 12534 14383 120,07 114,75 117,38 Tân Việt 1102 1374 1447 124,68 105,31 114,59 Nghĩa Hiệp 430 450 470 104,65 104,44 104,55 Liêu Xá 2084 2103 2118 100,91 100,71 100,81 Việt Cường 1372 1403 1569 102,26 111,83 106,94 Giai Phạm 540 550 575 101,85 104,55 103,19 Hoàn Long 2402 2894 3073 120,48 106,19 113,11 Thị trấn Yên Mỹ 3104 3312 3400 106,70 102,66 104,66 Trung Hòa 1300 1473 1526 113,31 103,60 108,34 Đồng Than 5430 5943 6435 109,45 108,28 108,86 Ngọc Long 1227 1301 1392 106,03 106,99 106,51 Thanh Long 3432 3504 3738 102,10 106,68 104,36 Tân Lập 974 1082 1182 111,09 109,24 110,16 Lý Thường Kiệt 932 983 1071 105,47 108,95 107,20 Minh Châu 943 1043 1102 110,60 105,66 108,10 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ (2019) Chăn nuôi lợn thịt thực sự đã trở thành hoạt động sản xuất nông nghiệp chính trong các cơ sở chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến

nay thì tổng đàn lợn có sự biến động khá lớn. Nhất là trong giai đoạn cuối năm 2016, đầu năm 2017 thì tổng đàn lợn có sự sụt giảm rất lớn do giá tiêu thụ lợn thịt rất thấp. Nhưng sau đó, giá bán lợn thịt tăng và ổn định trở lại thì tổng đàn lợn đã tăng trưởng nhanh chóng. Tuy nhiên, đến đầu năm 2019 khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, do không có thuốc điều trị và vắcxin phòng bệnh nên đàn lợn ở huyện có sự giảm sút rất lớn. Như vậy, có thể thấy việc tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất chăn nuôi lợn ở Yên Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc quản lý các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.

Bảng 4.2. Tình hình biến động đàn lợn ở Yên Mỹ ĐVT: con ĐVT: con Chỉ tiêu 2016 2017 2018 6.2019 Tổng đàn đực giống 92 110 113 37 Tổng đàn lợn nái 5140 5590 5596 1843 Tổng đàn lợn thịt 42390 48133 51980 34610 Nguồn: UBND huyện Yên Mỹ 2019; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện

Yên Mỹ (2019) Trong giai đoạn 2016 – 2018 thì tổng đàn lợn có sự gia tăng rất nhanh, đặc biệt là lợn thịt. Từ năm 2016 đến năm 2018 đàn lợn của huyện tăng gần 10 nghìn con lên gần 52 nghìn con lợn. Cao hơn so với quy hoạch đến năm 2020 của huyện. Sự phát triển nhanh này là do hiện nay chăn nuôi lợn của hộ nông dân không cần điều kiện gì, do đó chăn nuôi tự phát diễn ra rất nhanh, đặc biệt là từ cuối năm 2017 đến năm 2018 khi giá lợn hơi ổn định ở mức khá cao. Chính do sự phát triển tự phát trong dân như hiện nay nên khi có dịch tả lợn châu Phi bùng phát đã làm cho công tác quản lý các vùng chăn nuôi, khoanh vùng dập dịch, và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Trong vòng 4, 5 tháng từ khi dịch bùng phát, tổng đàn lợn phải tiêu hủy ở Yên Mỹ lên đến hơn 17 nghìn con lợn thịt và khoảng 10 nghìn con lợn nái, lợn choai và lợn con.

Trong những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn nói chung gặp không ít khó khăn và có sự biến động khó lường, đặc biệt là diễn biến đầu ra sản phẩm và dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi. Việc lượng cung tăng quá cao trong giai đoạn cuối năm 2016, đầu 2017 làm cho giá lợn sụt giảm, ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi lợn; cùng với đó là diễn biến dịch bệnh diễn ra phức tạp, ngày càng có nhiều các dịch bệnh mới, chưa có thuốc đặc trị và vắcxin phòng bệnh gây ra nhiều thiệt

hại nặng nề cho các cơ sở chăn nuôi và chính quyền địa phương. Do đó, trong thời gian tới cần có các biện pháp nhằm quản lý và tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn một cách hợp lý, khoa học tránh tình trạng phát triển sản xuất tự phát, phát triển ồ ạt như hiện nay.

4.1.2. Sản lượng chăn nuôi lợn

Cùng với sự phát triển của tổng đàn lợn thịt thì sản lượng thịt hơi xuất chuồng ở Yên Mỹ cũng tăng khá nhanh trong thời gian qua. Năm 2016 do ảnh hưởng của giá lợn hơi giảm sút mạnh làm cho chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng rất lớn, tổng sản lượng xuất chuồng chỉ đạt gần 8 nghìn tấn; đến năm 2017 sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng lên hơn 10 nghìn tấn (tăng trung bình gần 30% so với năm 2016); đến năm 2018 sản lượng thịt hơi xuất chuồng là hơn 11 nghìn tấn, tăng khoảng 12% so với năm 2017.

Đồ thị 4.1. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ (2019)

Ghi chú: tốc độ phát triển năm 2016 là 100%

Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng rất nhanh trong thời gian qua đã làm cho sản lượng thịt hơi xuất chuồng cao hơn so với quy hoạch đến năm 2020 của huyện và còn kém khoảng hơn 1 nghìn tấn so với quy hoạch năm 2030. Sự phát triển quá nóng này là do việc quản lý, tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn do sự phát triển tự phát của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Đến nay, trọng lượng thịt lợn xuất chuồng bình quân đạt khoảng 100kg/con, cao hơn mức trung bình trung của cả tỉnh và ngang bằng với quy hoạch chăn nuôi lợn đến năm 2030 (theo quy hoạch chăn nuôi lợn đến năm 2030 thì khối lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân con ở Yên Mỹ khoảng 96kg). Như vậy, trong thời gian tới huyện cần điều chỉnh lại quy hoạch chăn nuôi lợn cho phù hợp với tình hình thực tế.

4.1.3. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi lợn

Trong giai đoạn 2016 – 2018 tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi lợn trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đã tăng khá cao. Điều này có được là do cuối năm 2017, và năm 2018 giá lợn ổn định, người chăn nuôi lợn yên tâm sản xuất và tăng quy mô chăn nuôi. Điều này đã làm cho giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lợn năm 2016 là hơn 230 tỷ đồng và tăng lên 380 tỷ đồng năm 2017 (tăng hơn 63% so với năm 2016); tăng lên gần 470 tỷ đồng vào năm 2018 (tăng hơn 23% so với năm 2017). Có được điều này chủ yếu là do giá thịt lợn hơi năm 2017 và nhất là năm 2018 ở Yên Mỹ nói riêng và Việt Nam nói chung luôn duy trì được ở mức cao hơn rất nhiều so với năm 2016.

Đồ thị 4.2. Giá trị sản xuất thịt lợn trên địa bàn huyện Yên Mỹ giai đoạn 2016 – 2018

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ (2019)

Ghi chú: tốc độ phát triển năm 2016 là 100%

Tuy nhiên với diễn biến dịch tả lợn châu Phi phức tạp như đầu năm 2019 đến nay thì dự đoán giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lợn ở huyện Yên Mỹ sẽ

giảm sút rất lớn. Nguyên nhân là tuy giá lợn năm 2019 vẫn duy trì được ở mức chấp nhận được cho chăn nuôi lợn nhưng số lượng lợn bị nhiễm dịch bệnh, bị chết, bị đem đi tiêu hủy trên địa bàn huyện là rất lớn. Diễn biến khó lường của dịch tả lợn châu Phi đúng vào thời điểm chăn nuôi lợn của huyện đang phát triển mạnh trở lại, đặt ra một vấn đề lớn là chính quyền địa phương càng phải quan tâm hơn nữa đến tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn để đưa ngành chăn nuôi lợn phát triển bền vững chứ không phát triển theo “biểu đồ hình sin” như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sản xuất và liên kết trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)